(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đánh giá quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện từ năm 2016 là một quyết định nhân văn.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bắt đầu từ 1/1/2016 quy định về việc lao động nam được nghỉ thai sản khi vợ sinh con từ 5-14 ngày. Số ngày nghỉ này sẽ tùy thuộc vào số con sinh ra (sinh 1, sinh đôi, sinh ba) hoặc tùy thuộc vào hình thức sinh (sinh thường hay sinh mổ).
Cụ thể, chồng được nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường, 7 ngày khi vợ sinh phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày. Đây cũng là lần đầu tiên pháp luật quy định lao động nam được nghỉ thai sản.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Đây là lần đầu tiên pháp luật quy định lao động nam được nghỉ thai sản.
Đánh giá về quy định mới này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đại biểu Hà Nội) cho rằng đây là một quy định đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, quy định này đến 1/1/2016 mới có hiệu lực dù có hơi muộn nhưng cũng vô cùng cần thiết.
Quy định lao động nam được nghỉ thai sản sẽ giúp những người chồng có thể ở bên cạnh chăm sóc vợ trong thời gian vượt cạn vất vả. Qua đó, những người chồng cũng có thể dành sự quan tâm cho gia đình.
Khi luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực vào đầu năm 2016, những quy định mới sẽ có ý nghĩa lớn đối với các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là các cặp vợ chồng là công nhân ở các khu công nghiệp.
“Đời sống của các cặp vợ chồng là công nhân các khu công nghiệp chắc chắc sẽ tốt hơn. Những người công nhân đó rất khó khăn, xa quê hương đến lập nghiệp tại thành phố lớn, không có người thân, không có tiền thuê người giúp việc”, đại biểu Khánh nói thêm.
Tuy nhiên, vị nữ đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng quy định số ngày nghỉ từ 5-14 ngày vẫn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại.
“Theo tôi, thời gian đó quá ít, vẫn chưa đủ”, bà Khánh nêu quan điểm.
Bà Khánh thông tin ở nhiều nước, khi vợ đẻ, người chồng được nghỉ từ 1-2 tháng để chăm sóc cho con.
Tuy nhiên, bà Khánh cũng cho rằng đối với tình hình thực tế ở Việt Nam rất khó có thể quy đinh quá nhiều thời gian để chồng được nghỉ. Quy định như trong luật là phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Chồng ở nhà suốt ngày chăm vợ thì lại ảnh hưởng đến thu nhập của người chồng. Trong bối cảnh nước mình như thế này thì cũng nên chấp nhận quy định phù hợp. Từ từ mức sống lên cao sẽ tính tiếp”, bà Khánh nói.
Bà Khánh cho rằng quy định này cũng sẽ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ở nước ngoài, luật đã quy định cho người chồng được nghỉ rất lâu để cùng vợ chăm sóc con nhỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế, một doanh nghiệp dù không sử dụng các biện pháp trực diện nhưng vẫn gây sức ép để thai phụ phải đi làm trước 6 tháng.
Bình luận về điều này, bà Khánh cho rằng các doanh nghiệp cũng không muốn ép phụ nữ mới sinh con phải đi làm sớm. Vì công việc, tuyển dụng một người sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vì vậy, người sử dụng lao động và nữ lao động cũng cần phải trao đổi để tìm được tiếng nói chung.
Bên cạnh đó, khi người nữ lao động cho rằng bị ép buộc phải đi làm sớm so với thời gian luật quy định thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức công đoàn để đảm bảo quyền lợi chính đáng.
Phạm Thịnh
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bắt đầu từ 1/1/2016 quy định về việc lao động nam được nghỉ thai sản khi vợ sinh con từ 5-14 ngày. Số ngày nghỉ này sẽ tùy thuộc vào số con sinh ra (sinh 1, sinh đôi, sinh ba) hoặc tùy thuộc vào hình thức sinh (sinh thường hay sinh mổ).
Cụ thể, chồng được nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường, 7 ngày khi vợ sinh phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Luật bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực từ 1/1/2016 quy định khi vợ sinh, chồng được nghỉ từ 5-14 ngày |
Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày. Đây cũng là lần đầu tiên pháp luật quy định lao động nam được nghỉ thai sản.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Đây là lần đầu tiên pháp luật quy định lao động nam được nghỉ thai sản.
Đánh giá về quy định mới này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đại biểu Hà Nội) cho rằng đây là một quy định đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, quy định này đến 1/1/2016 mới có hiệu lực dù có hơi muộn nhưng cũng vô cùng cần thiết.
Quy định lao động nam được nghỉ thai sản sẽ giúp những người chồng có thể ở bên cạnh chăm sóc vợ trong thời gian vượt cạn vất vả. Qua đó, những người chồng cũng có thể dành sự quan tâm cho gia đình.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) |
“Đời sống của các cặp vợ chồng là công nhân các khu công nghiệp chắc chắc sẽ tốt hơn. Những người công nhân đó rất khó khăn, xa quê hương đến lập nghiệp tại thành phố lớn, không có người thân, không có tiền thuê người giúp việc”, đại biểu Khánh nói thêm.
Tuy nhiên, vị nữ đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng quy định số ngày nghỉ từ 5-14 ngày vẫn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại.
“Theo tôi, thời gian đó quá ít, vẫn chưa đủ”, bà Khánh nêu quan điểm.
Bà Khánh thông tin ở nhiều nước, khi vợ đẻ, người chồng được nghỉ từ 1-2 tháng để chăm sóc cho con.
Tuy nhiên, bà Khánh cũng cho rằng đối với tình hình thực tế ở Việt Nam rất khó có thể quy đinh quá nhiều thời gian để chồng được nghỉ. Quy định như trong luật là phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Chồng ở nhà suốt ngày chăm vợ thì lại ảnh hưởng đến thu nhập của người chồng. Trong bối cảnh nước mình như thế này thì cũng nên chấp nhận quy định phù hợp. Từ từ mức sống lên cao sẽ tính tiếp”, bà Khánh nói.
Bà Khánh cho rằng quy định này cũng sẽ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ở nước ngoài, luật đã quy định cho người chồng được nghỉ rất lâu để cùng vợ chăm sóc con nhỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế, một doanh nghiệp dù không sử dụng các biện pháp trực diện nhưng vẫn gây sức ép để thai phụ phải đi làm trước 6 tháng.
Bình luận về điều này, bà Khánh cho rằng các doanh nghiệp cũng không muốn ép phụ nữ mới sinh con phải đi làm sớm. Vì công việc, tuyển dụng một người sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vì vậy, người sử dụng lao động và nữ lao động cũng cần phải trao đổi để tìm được tiếng nói chung.
Bên cạnh đó, khi người nữ lao động cho rằng bị ép buộc phải đi làm sớm so với thời gian luật quy định thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức công đoàn để đảm bảo quyền lợi chính đáng.
Phạm Thịnh
Bình luận