Dân gian vẫn có câu: “Có bột mới gột nên hồ”. Với riêng địa hạt bóng đá và cách tổ chức một đội bóng, con người giữ vai trò quyết định. Theo dõi quá trình chuẩn bị của ĐT U23 Việt Nam cho SEA Games 27, đến thời điểm này, mọi thứ xem chừng còn khá mông lung.
Trước đó, như thường lệ, U23 Việt Nam vẫn là những người kiểm soát bóng trong phần lớn thời gian, nhưng đến gần khu vực 16m50 của đối phương lại dội ra hoặc phải trả ngược về. Rất nhiều những đường ban ngắn và trung bình, cả những đường bóng chuyển hướng khá chính xác, nhưng U23 Việt Nam luôn thiếu các phương án tiếp cận cầu môn đối phương. Nó như một thói quen vậy!
Nhìn U23 Việt Nam chơi bóng, nói theo ngôn ngữ hình ảnh của dân chọi gà, thì chúng ta chỉ giỏi “đá lông”, tức là đá vùng ngoài, chứ không sẵn những đòn ngón kết liễu đối thủ. Đó là chưa kể, bất cứ lúc nào đối phương đẩy lên áp sát, đá pressing, ngay lập tức học trò HLV Hoàng Văn Phúc chuyền hỏng. Mọi chuyện không khả quan hơn ở hiệp 2, dù ông Phúc đã có những điều chỉnh.
U23 kiểm soát bóng với tỷ lệ vượt trội, nhưng không thể kiểm soát trận đấu theo cách mình muốn. Và bằng chứng là đội bóng đá thua chung cuộc trước tân binh V-League HV.An Giang, với kịch bản không khác mấy so với trận thua B.Bình Dương ở chung kết BTV Cup 2013, cũng tại Thủ Dầu Một này.
Còn tuổi nào cho em?
Với sự can thiệp của khoa học công nghệ, các phương án chiến thuật đã đạt đến độ cấp tiến. Nhưng, trong khuôn khổ một trận đấu hay giải đấu, HLV phải đưa ra được lời giải, để đi đến cái đích cuối cùng là sự hiệu quả.
Chúng ta có thể tấn công tổng lực, học và áp dụng kỹ thuật đá “tiki - taka”, buộc đối phương phải hở sườn, hoặc có thể chơi phòng ngự phản công. Thi thoảng, có thể kết hợp cả 2!
Câu hỏi đặt ra lúc này là, ĐT U23 Việt Nam đang chơi kiểu gì?! Dường như không gì cả, ngoài những pha đan bóng, đập nhả bên phần sân nhà và đương nhiên, chẳng gây tổn hại đến đối thủ.
Ở một vài lần đoạt lại được bóng từ đối phương, học trò ông Phúc cũng không thể tổ chức tấn công nhanh, có tính kết liễu, khi phải thông qua quá nhiều trạm trung chuyển và làm mất đi yếu tố bất ngờ.
Lại nói những phương án 2 (về con người và cả chiến thuật) được HLV Hoàng Văn Phúc thường xuyên thử nghiệm, trong suốt thời gian qua, hiếm khi phát huy hiệu quả. Phi Sơn vẫn quá nhiều động tác thừa làm giảm nhịp độ tấn công, trong khi Danh Ngọc cũng thiếu ổn định. Cả 2 cầu thủ này đều gần như không có chức năng hỗ trợ phòng ngự, dù đã được yêu cầu!
Sẽ là vội vã nếu đánh giá năng lực chinh phục của một đội bóng sau chỉ một trận đấu tập, nhưng như đã nhắc ở trên, suốt một chặng đường dài chạy đà, thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc vẫn chưa thể gieo được niềm tin, nên rất khó để nói chuyện “gặt”.
Nhạt nhòa lối chơi
Tại Thủ Dầu Một, khi các học trò HLV Hoàng Văn Phúc đang đợi tiếng còi kết thúc 45 phút trận đấu với HV.An Giang, thì lưới của U23 Việt Nam đã lại rung lên. Từ quả đá phạt góc, tiền đạo cao chừng 1m70 Felix Ajala len lỏi trong một rừng hàng phòng ngự của U23 Việt Nam để đánh đầu mở tỷ số. Thêm một lần nữa, hàng phòng ngự U23Việt Nam mất tập trung vào thời điểm ít ai ngờ tới.
Đoàn quân của HLV Hoàng Văn Phúc còn rất nhiều bất ổn (Ảnh: Quang Minh) |
Trước đó, như thường lệ, U23 Việt Nam vẫn là những người kiểm soát bóng trong phần lớn thời gian, nhưng đến gần khu vực 16m50 của đối phương lại dội ra hoặc phải trả ngược về. Rất nhiều những đường ban ngắn và trung bình, cả những đường bóng chuyển hướng khá chính xác, nhưng U23 Việt Nam luôn thiếu các phương án tiếp cận cầu môn đối phương. Nó như một thói quen vậy!
Nhìn U23 Việt Nam chơi bóng, nói theo ngôn ngữ hình ảnh của dân chọi gà, thì chúng ta chỉ giỏi “đá lông”, tức là đá vùng ngoài, chứ không sẵn những đòn ngón kết liễu đối thủ. Đó là chưa kể, bất cứ lúc nào đối phương đẩy lên áp sát, đá pressing, ngay lập tức học trò HLV Hoàng Văn Phúc chuyền hỏng. Mọi chuyện không khả quan hơn ở hiệp 2, dù ông Phúc đã có những điều chỉnh.
U23 kiểm soát bóng với tỷ lệ vượt trội, nhưng không thể kiểm soát trận đấu theo cách mình muốn. Và bằng chứng là đội bóng đá thua chung cuộc trước tân binh V-League HV.An Giang, với kịch bản không khác mấy so với trận thua B.Bình Dương ở chung kết BTV Cup 2013, cũng tại Thủ Dầu Một này.
Còn tuổi nào cho em?
U23 Việt Nam thi đấu chưa thực sự hiệu quả (Ảnh: Quang Minh) |
Với sự can thiệp của khoa học công nghệ, các phương án chiến thuật đã đạt đến độ cấp tiến. Nhưng, trong khuôn khổ một trận đấu hay giải đấu, HLV phải đưa ra được lời giải, để đi đến cái đích cuối cùng là sự hiệu quả.
Chúng ta có thể tấn công tổng lực, học và áp dụng kỹ thuật đá “tiki - taka”, buộc đối phương phải hở sườn, hoặc có thể chơi phòng ngự phản công. Thi thoảng, có thể kết hợp cả 2!
Câu hỏi đặt ra lúc này là, ĐT U23 Việt Nam đang chơi kiểu gì?! Dường như không gì cả, ngoài những pha đan bóng, đập nhả bên phần sân nhà và đương nhiên, chẳng gây tổn hại đến đối thủ.
Ở một vài lần đoạt lại được bóng từ đối phương, học trò ông Phúc cũng không thể tổ chức tấn công nhanh, có tính kết liễu, khi phải thông qua quá nhiều trạm trung chuyển và làm mất đi yếu tố bất ngờ.
Lại nói những phương án 2 (về con người và cả chiến thuật) được HLV Hoàng Văn Phúc thường xuyên thử nghiệm, trong suốt thời gian qua, hiếm khi phát huy hiệu quả. Phi Sơn vẫn quá nhiều động tác thừa làm giảm nhịp độ tấn công, trong khi Danh Ngọc cũng thiếu ổn định. Cả 2 cầu thủ này đều gần như không có chức năng hỗ trợ phòng ngự, dù đã được yêu cầu!
Sẽ là vội vã nếu đánh giá năng lực chinh phục của một đội bóng sau chỉ một trận đấu tập, nhưng như đã nhắc ở trên, suốt một chặng đường dài chạy đà, thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc vẫn chưa thể gieo được niềm tin, nên rất khó để nói chuyện “gặt”.
Theo TT&VH
Bình luận