Trong cuộc họp kín vào khoảng 15h30 chiều 30/10, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu quản lý thị trường chuyển toàn bộ thông tin liên quan đến vụ việc Khaisilk bán hàng hai nhãn mác sang cơ quan công an điều tra.
Tiến sỹ Lê Thẩm Dương chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh thời cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó, ông nhắn nhủ: "Mất thương hiệu là mất tất cả", "Đừng kinh doanh như Khaisilk”.
Việc Khaisilk bán lụa Trung Quốc được nhiều người trong nghề biết từ lâu, thậm chí có người còn khẳng định: “Ông Hoàng Khải phải rất có lộc, vì sau 30 năm mới bị phát hiện”.
Sau khi tiến hành thanh, kiểm tra toàn bộ sản phẩm tại của hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đại diện Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết: “Nhân viên cửa hàng Khaisilk đã tự mua hàng Trung Quốc và thay nhãn Made in Vietnam”.
Người dân làng lụa Nha Xá (Hà Nam) cho rằng năng lực sản xuất của làng không đủ để cung ứng 50% nguyên liệu cho Khaisilk như ông Hoàng Khải chia sẻ trước đó.
Giải đáp nghi vấn cung cấp “lụa Tàu” cho Khaisilk, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc cho biết từ 2005, làng Vạn Phúc đã không còn cung cấp lụa cho Khaisilk nữa.
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Cục trưởng Cục thuế Hà Nối cho biết: "Chúng tôi đã triển khai ngay chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của Khaisilk ở Hà Nội".
Theo thông báo mới nhất, ông Hoàng Khải đã không còn góp mặt trong danh sách khách mời của Shark Tank Việt Nam - chương trình truyền cảm hứng cho doanh nhân khởi nghiệp.
Phát biểu trên báo chí, doanh nhân Hoàng Khải cam kết sẽ thu hồi toàn bộ sản phẩm sau vụ bê bối "một sản phẩm 2 tem mác", hoàn lại tiền cho các khách hàng mang sản phẩm đến trả; tuy nhiên, thực tế không như doanh nhân này hứa.
Chủ thương hiệu lụa Khaisilk thừa nhận 50% nhập ngoại, 50% còn lại nhập ở làng nghề Việt Nam, trong đó chủ yếu ở Nha Xá (Hà Nam); tuy nhiên, khi PV về ghi nhận thực tế lại khá bất ngờ.
Trước khi vụ thương hiệu đình đám Khaisilk bán khăn Made in China bị lộ, đã có nhiều thương hiệu gặp rắc rối khi bị phát hiện nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, cùng điểm lại những mác Made in China gây tranh cãi.
Sau khi thừa nhận bán khăn lụa Trung Quốc suốt 30 năm, thương hiệu lụa "made in Vietnam" - Khaisilk đã hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích từ người tiêu dùng trong nước, bản thân CEO Hoàng Khải cũng hứng chịu rất nhiều "gạch đá" của từ cộng đồng mạng.
Giữa lúc dân tình đang ồn ào về scandal khăn lụa Khải silk có tới 50% là hàng Trung Quốc trà trộn, Gia Đình Mới đã tìm một sản phẩm nguyên tem nguyên mác Khải silk để đánh giá đúng giá trị thực sản phẩm của thương hiệu này.
Việc thương hiệu nổi tiếng Khaisilk thừa nhận bán hàng "rởm" hơn 30 năm nay đã khiến người tiêu dùng trong nước bị "sốc", đây có thể được ví như một "cái tát trời giáng" vào lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Việt.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã lên tiếng trước vụ bê bối khăn lụa Khaisilk - một thương hiệu tồn tại suốt hơn 30 năm qua nhưng lại gắn mác “made in China”.
Doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khải Silk cuối cùng cũng lên tiếng thừa nhận đã bán lụa nguồn gốc Trung Quốc suốt 30 năm qua và cúi đầu xin lỗi khách hàng.
Dòng tự bạch về cuộc đời mình, doanh nhân Hoàng Khải (Khải Silk) tự điểm lại những dấu mốc trong kinh doanh của mình, nhưng có lẽ ông sẽ phải thêm vào đó dòng thông tin đáng buồn về lụa tơ tằm “made in China” Khai Silk.
Theo một số lời tố cáo trên mạng xã hội, các mẫu khăn lụa Trung Quốc (kích thước 50 x 50 cm) có giá mua sỉ chỉ… 25.000 đồng/chiếc, trong khi đó, khăn lụa Trung Quốc gắn mắc Khaisilk có giá tới 644.000 đồng, tức là cao gấp 30 lần.
Chiều 26/10, Đội Quản lý thị trường 14 Hà Nội phối hợp với Công an Hà Nội và các lực lượng chức năng đã xuống kiểm tra cửa hàng mang thương hiệu Khaisilk tại số 113 Hàng Gai, thu giữ nhiều sản phẩm.
Bộ Công thương yêu cầu Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin về vụ việc khăn lụa của Khaisilk gắn mác "Made in China".
Ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk - thừa nhận, giữa những năm 90 của thế kỷ trước, doanh nghiệp không thể tìm đủ nguồn hàng ở các làng nghề trong nước nên ông sang Trung Quốc tìm nguồn hàng nhập về bán.