Video: Học sinh lớp 7 sáng chế mô hình hãm thang máy độc đáo
Ba học sinh trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) dựa theo nguyên lý điện từ trường nghiên cứu, sáng chế mô hình hãm thang máy rơi tự do.
Ba học sinh trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) dựa theo nguyên lý điện từ trường nghiên cứu, sáng chế mô hình hãm thang máy rơi tự do.
Khi máy di chuyển, 5 mỏ cấy tự động cấy mạ xuống ruộng; thiết bị do anh Trần Văn Thành, 27 tuổi, sáng chế đã thay thế sức lao động của 12 nhân công.
Chiếc xe của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thiết kế tối giản, cùng việc chạy ngắt quãng giúp đi được 1.095 km mới hết 1 lít xăng.
Alejandra Carrasco cùng bố và chú ruột phát minh chiếc laptop từ gỗ và các đồ vật tái chế để giúp đỡ nhiều học sinh nghèo tại Lima, Peru.
Thiết bị tạo ra hơi nóng rồi phun áp suất cao giúp rửa ôtô chỉ cần 1 lít nước, do một Việt kiều Canada đang sống tại TP.HCM chế tạo nhằm bảo vệ môi trường.
Quạt trần công nghiệp được TOMEXCO thiết kế dựa trên nguyên tắc khí động học, dẫn chuyển khối lượng lớn không khí đi từ trên cao xuống sàn nhà với tốc độ thấp giúp tạo ra luồng gió tự nhiên tác động trên da, làm cho người làm việc tại khu vực có quạt có cảm giác mát lạnh và thỏa mái hơn nhiều so với gió được thổi từ quạt thông gió thông thường hoặc máy điều hòa mà lại tiết kiệm điện năng.
Một sinh viên năm ba Học viện Du lịch và Khách sạn Nam Kinh ở Giang Tô, Trung Quốc trở thành tâm điểm truyền thông khi tự chế ra loại son môi ăn ngon như kẹo để tặng bạn gái.
Bỏ ra gần 2 tháng tự mày mò sửa chữa, hai anh em ở Hà Tĩnh độ thành công chiếc xe mui trần độc đáo từ một chiếc xe "đồng nát" Daewoo Cielo đời cũ để đi rước dâu.
Các sinh viên kỹ thuật của Đại học Cape Town (Nam Phi) kết hợp nước tiểu với cát và vi khuẩn trong một quy trình cho phép gạch đông lại ở nhiệt độ phòng thay vì phải nung trong lò.
Khi ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, hệ thống sẽ kích hoạt chế độ cảnh báo bằng cách thực hiện gửi tin nhắn, người dùng sẽ cập nhật ngay tình hình ô nhiễm môi trường không khí.
Với niềm đam mê chế tạo cũng như mong muốn phụ giúp cha mẹ trong hoạt động sản xuất, chàng trai Nguyễn Quốc Toản (SN 2000, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã chế tạo thành công chiếc máy gieo hạt tích hợp đến 4 chức năng.
Mới chỉ học hết lớp 7 và chưa qua bất kì một trường lớp cơ khí chuyên nghiệp nào, anh Hà Văn Hồng (thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đã chế tạo thành công chiếc máy bừa điều khiển từ xa, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân trong hoạt động sản xuất.
Để giảm bớt vất vả trong khâu băm cỏ chăn nuôi bò cũng như tránh lãng phí cỏ, anh Nguyễn Văn Xưởng (SN 1976, ở thôn 1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã chế tạo thành công chiếc máy băm cỏ có công suất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Với niềm đam mê chế tạo và kiến thức đã học tại trường, chàng sinh viên trẻ đến từ trường Đại học Công nghiệp 4 TP.HCM, Trương Công Hoàng đã chế tạo thành công máy bóc vỏ trứng tự động với công suất 3000 quả mỗi giờ.
Tuy mới chỉ học hết lớp 9 và không qua bất kỳ một trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nào nhưng ông Quynh đã tự chế ra hàng loạt loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Những sợi xơ dừa cứng, mỏng khác nhau, sợi ngắn, sợi dài không đồng nhất tưởng chỉ có thể xe thủ công bằng tay, giờ được thay thế bằng máy nhờ sáng chế máy se sợi dừa 8 trục của ông Liêm (SN 1970, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
Nhằm vơi bớt khó khăn trong công việc của mình, anh Nguyễn Đức Toàn (phường Cam Lợi, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã tự mình chế tạo thành công chiếc máy cưa hai lưỡi mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Ông Phạm Hoàng Thắng đã có những thành tích nổi bật khi chế tạo thành công hàng loạt máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như Danh hiệu “Bạn nhà nông Việt Nam”, "Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam – Lào – Campuchia”…
Phun thuốc trừ sâu là công việc bắt buộc đối với người trồng lúa vừa vất vả lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng với máy phun thuốc điều khiển từ xa của anh Trần Thanh Tuấn (ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang), công việc này đã dễ dàng và bớt nguy hiểm hơn.
Từ những vật liệu đơn giản như động cơ máy bơm nước bỏ đi, lưỡi dao... anh Phạm Văn Hoan (xóm 4 Bắc Lâm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã chế tạo thành công chiếc máy thái đa năng có thể thay thế cả chục lao động.
Đây là sản phẩm giúp kiểm tra nồng độ cồn, nhắc nhở, định vị vị trí và liên hệ với người nhà người lái xe có nồng độ cồn vượt mức quy định do nhóm sinh viên đến từ Đại học Công nghiệp TP.HCM sáng chế.
Công việc gieo hạt vốn tốn nhiều thời gian do phải thực hiện thủ công nay đã đơn giản hơn rất nhiều khi anh Phạm Tú Anh Vũ (TP. Hồ Chí Minh) chế tạo thành công chiếc máy gieo hạt khí động đa năng sử dụng nguyên lý hút chân không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Đó là anh Nguyễn Văn Huỳnh (SN 1993, thôn Đại Thịnh, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), “cha đẻ” của bếp nóng lạnh Huỳnh Phát. Nhờ sáng chế này mà mỗi năm anh Huỳnh thu về cả tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 30 lao động.
Tập thể trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội mới đây đã trình làng sản phẩm Trạm rửa xe mô tô tự động với tính khả thi rất cao.
Với robot đa năng phục vụ nông nghiệp, Nguyễn Văn Hòa (SN 1994, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã đạt được Giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 6 và được trao huy chương bạc tại Triển lãm quốc tế Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ năm 2010.
Mới chỉ là học sinh trung học nhưng Hà Công Minh (SN 2000, xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã chế tạo thành công máy cho tôm, cá ăn điều khiển từ xa, giúp ích cho hoạt động chăn nuôi thủy sản tại địa phương.
Với niềm đam mê sáng chế từ khi ngồi trên ghế nhà trường, anh Trần Văn Tình (xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đã có nhiều sản phẩm hữu ích đặc biệt là máy xúc và quạt lúa.
Nhằm khắc phục những hạn chế của lò sấy truyền thống như: Khói, mùi vị, chất độc hại… Công ty Stech Industrial Equiment (TP.HCM) đã chế tạo thành công lò đốt sinh học STECH cung cấp nhiệt cho sấy nông sản.
Đối với những vùng chăn nuôi thủy sản, việc cho tôm, cá ăn tốn nhiều thời gian, công sức khi phải thực hiện thủ công, nhưng với chiếc máy cho tôm, cá ăn bán tự động của anh Lê Văn Sơn (tổ 9, ấp Cấp Rang, xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai), công việc này đã đơn giản hơn rất nhiều.
Thay vì phải mất cả một ngày công để tuốt được một gùi bắp, thì nay với chiếc máy tuốt bắp của ông K’Să Ha Tang (thôn 1, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), trong một giờ có thể tuốt được 1 tấn bắp, mang lại lợi ích lớn cho sản xuất.