Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, không có nhiều đồ chơi như bạn bè nên anh Tình đều tự mày mò, lắp ráp cho mình những con robot bằng phế liệu. Dần dần, nó đã trở thành sở thích cũng như đam mê. Anh Tình bắt đầu thu thập các con ốc vít, đồ phế liệu, thanh kim loại, các loại vi mạch… thậm chí đi tìm mua về để dành phục vụ cho đam mê của mình.
Các đồ trong nhà như đài cassette, đến cái quạt thổi trong bếp cũng đều đã qua tay anh Tình tháo ra lắp vào. Sau khi tháo dỡ, cái thì hoạt động bình thường, cái thì hỏng luôn. Chính vì vậy mà anh Tình nhiều lần bị “ăn roi” vì đam mê của mình.
Để hiện thực hóa đam mê của mình cũng như chứng tỏ cho mẹ thấy những việc mình làm không phải không có ích anh Tình đã chế tạo ra một chiếc máy hút bụi mini tặng mẹ. Tuy cấu tạo của máy khá đơn giản, công suất chưa cao nhưng máy đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính đó là hút sạch bụi.
Với niềm đam mê của mình, trong cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng năm lớp 10, anh Tình đã mang đến cuộc thi 6 sản phẩm, một trong số đó là sản phẩm “Mô hình rôbốt học tập” đã đạt Giải Khuyến khích.
Không dừng lại ở đó, năm học 2008 - 2009, mặc dù đang trong giai đoạn nước rút để chuẩn bị thi tốt nghiệp nhưng khi cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng được phát động anh Tình vẫn quyết định tham gia.
Lần này anh Tình mang đến cuộc thi sản phẩm máy xúc và quạt lúa. Nhận thấy mẹ vất vả với việc đưa lúa lên quạt nên Tình quyết tâm chế tạo cho bằng được chiếc máy này.
Máy có cấu tạo đơn giản, gồm: Băng chuyền, quạt gió, gầu xúc. Lúa được đưa lên băng chuyền nhờ các gầu xúc. Từ băng chuyền lúa sẽ được đưa vào khay sàng. Ở đây, nhờ các quạt gió và sàng rung sẽ loại bỏ được thóc lép, sỏi đá lẫn trong lúa, lúa chắc sẽ được chảy xuống một bên.
Lúa sau khi quạt sạch, chắc. Người nông dân bớt vất vả khi có thể bớt đi một công đoạn năng nhọc, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Sáng chế này đã mang về giải Nhất cho anh Tình và tiếp tục đưa ra Hà Nội tham dự cuộc thi toàn quốc. Trong cuộc thi mang tầm Quốc gia này, sản phẩm của chàng trai xứ Nghệ đã vinh dự đạt giải Nhì. Anh Tình tiếp tục đưa ra Hà Nội tham dự cuộc thi toàn quốc. Trong cuộc thi mang tầm Quốc gia này, sản phẩm của chàng trai xứ Nghệ chỉ đạt giải Nhì và 4 triệu đồng tiền thưởng.
Không dừng lại ở đó, sau khi lên Đại học, chàng sinh viên xứ Nghệ vẫn tiếp tục đam mê sáng chế của mình với đề tài hệ thống cảm ứng phát hiện chướng ngại vật cho ô tô trong đêm.
Bình luận