• Zalo

Thực hư 'mì gói gây ung thư'?

Sức khỏeThứ Tư, 30/08/2017 14:36:00 +07:00Google News

“Ăn mì gói bị ung thư” có lẽ là một trong những tin đồn thất thiệt nhất về mì ăn liền, gây ra không ít hoang mang đối với các bà nội trợ bởi đây là món ăn có mặt trong hầu hết các gia đình và được yêu thích bởi mọi lứa tuổi.

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định mì ăn liền gây ung thư

Có một thực tế, không chỉ mì gói mà rất nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cũng đang bị gắn mác “gây ung thư” như thịt bò, thịt heo,... khiến bữa cơm gia đình luôn đi kèm nỗi sợ. Nói về nguy cơ ung thư đang xuất hiện ngày càng nhiều, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - hiện công tác tại Trung tâm Ôxy cao áp TP.HCM cho biết: “Với những tiến bộ trong kỹ thuật phân tích hiện nay của ngành hóa học, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều chất nghi ngờ sinh ung thư. Thậm chí, đã có báo cáo về việc chất sinh ung thư trong hạt gạo thân thương mà mấy tỷ người da vàng đã ăn từ nhiều ngàn năm qua!”.

Theo bác sĩ, chưa có nghiên cứu nào khẳng định mì ăn liền gây ung thư. Và người tiêu dùng cần phân biệt rằng “thực phẩm chứa chất có thể gây ung thư” khác xa với các “tác nhân gây ung thư” như tia phóng xạ, độc tố đi-ô-xin (dioxin), hóa chất trong khói và chất thải công nghiệp,...

iStock_503301316

 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với các chất có thể sinh ung thư từ xung quanh, nhưng quá trình dẫn đến ung thư luôn do nhiều yếu tố quyết định. Ví dụ như: Hàm lượng chất “có thể gây ung thư” cao hơn mức cho phép, sức đề kháng yếu, khả năng đào thải chất độc của gan và thận kém, lối sống phản khoa học, môi trường ô nhiễm… Do vậy, sẽ rất oan uổng cho thịt bò, gạo hay mì gói nếu chúng ta quy kết là các thực phẩm này gây ung thư. Sự cẩn trọng là cần thiết nhưng nếu nhìn đâu, ăn gì cũng sợ ung thư thì e rằng chúng ta sẽ chết sớm vì stress và lo lắng chứ không phải vì các thực phẩm ăn vào.

Đừng để vừa ăn, vừa lo khi sử dụng mì ăn liền

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng ví rằng, ly mì gói vừa miệng trong buổi chiều mưa tàn thu bên người tri kỷ chắc chắn hơn xa viên thuốc vì là chất xúc tác để “cuộc đời vẫn đẹp sao” (Phan Huỳnh Điểu), để “con tim bỗng vui trở lại” (Đức Huy), để “từ đó người biết yêu người” (Văn Cao).

Theo đó, bác sĩ muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tâm trạng vui vẻ khi thưởng thức món ăn nói chung và mì ăn liền nói riêng. Bởi lẽ theo nhận xét của Tổ chức Y tế Thế Giới, một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh thức sức đề kháng, đầy lùi bệnh tật ngay cả ung thư chính là tinh thần lạc quan. Vừa ăn mà vừa thấp thỏm lo âu thì vô tình tâm sẽ sinh bệnh trước khi thực phẩm tạo ra bệnh.

stock_244505071_

 

Để có được tâm thế thoải mái khi thưởng thức món ăn, bác sĩ Hoàng cũng khuyên người tiêu dùng nếu chọn một sản phẩm thực phẩm công nghiệp nào đó, không riêng gì mì gói nên sàng lọc như chọn thuốc. Nghĩa là nên tìm hiểu gián tiếp qua bề dày lịch sử của nhà sản xuất. Một sản phẩm thiếu chất lượng cho dù có được đánh bóng cách mấy cũng không thể tồn tại cả mấy chục năm. Một nhà sản xuất với uy tín thương hiệu nhiều thế kỷ, thậm chí cả trăm năm, sẽ không đánh đổi danh giá, nghĩa là danh dự và giá trị của họ.

stock_390095539_ 3

 

Thực tế cũng cho thấy, những nhà sản xuất mì ăn liền uy tín hiện nay luôn áp dụng quy trình sản xuất hiện đại với công nghệ chiên mới, nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt chuẩn khi tới tay người tiêu dùng. Không chỉ hướng đến tính an toàn, mì ăn liền ngày nay còn chú trọng bổ sung dinh dưỡng và đa dạng hóa hương vị. Sợi mì trở nên vàng đẹp nhờ chiết xuất nghệ tươi, được tẩm ướp nước cốt thịt gà để có vị ngon đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng đã sáng tạo nhiều hương vị mới để đảm bảo người tiêu dùng sẽ luôn có nhiều lựa chọn phù hợp với sở thích. Vì thế, thay vì lo lắng trước những tin đồn thất thiệt, mỗi bà nội trợ nên là một người tiêu dùng thông thái để có thể lựa chọn cho gia đình mình những sản phẩm phù hợp.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn