Đào Đông Đức, Nguyễn Hương Mai, Đỗ Hoàng Hải (từ trái qua) tại sân trường Việt Đức. |
Đó là đề tài sản xuất pin từ củ khoai tây để tạo ra dòng điện 50V sử dụng cho đèn LED chiếu sáng, đèn bàn học, máy tính bảng, máy tính bỏ túi và phế phẩm làm phân bón của nhóm học sinh trường THPT Việt Đức, Hà Nội thực hiện, đoạt giải nhì cấp thành phố và giải ba quốc gia. Tại hội thi này còn có một số đề tài xuất sắc khác được lựa chọn triển lãm là sự kết hợp sức mạnh của nhiều học sinh.
Gặp Nguyễn Hương Mai, Đỗ Hoàng Hải và Đào Đông Đức, những “nhà nghiên cứu” tuổi teen cùng là học sinh lớp 12 D0 trước thềm năm mới, các bạn đều cho rằng tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động gần gũi với đời sống là những trải nghiệm đẹp và có ích trong đời học sinh của mình. “Ý tưởng thì nhiều lắm, chỉ cần biết phát huy sức mạnh tập thể và quan trọng là có sự đam mê” - Nguyễn Hương Mai, lớp trưởng lớp 12 D0, trưởng nhóm nghiên cứu, nhớ lại sự kiện trên.
Mai và Hải đều là những thủ khoa của trường THPT Việt Đức và liên tục là những học sinh đứng đầu về thành tích học tập của trường. Mai, Hải và Đức đều là những học sinh giỏi toán, lý, hóa, đồng thời cũng học xuất sắc các môn tiếng Anh, tiếng Đức. Mai đứng đầu về môn hóa với điểm tổng kết năm lớp 11 là 9,9 nhưng bạn cũng là một trong số học sinh giỏi văn và tiếng Anh. Còn Hải là học sinh hiếm hoi của trường hai lần được học bổng đi Đức, với kết quả học tập tốt và năng lực thuyết trình bằng tiếng Đức xuất sắc.
Mai cho biết khi nhà trường phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học, cả lớp đóng góp rất nhiều ý tưởng. Có những ý tưởng bất ngờ nhưng được nhen nhóm từ chính thực tế cuộc sống, các hoạt động xã hội mà các bạn trải nghiệm. “Ngoài kiến thức văn hóa, em đã tham gia và sẽ tiếp tục bổ sung các kỹ năng mềm. Vì em nghĩ nó giúp ích cho mình rất nhiều trong đề tài chúng em đã nghiên cứu và trong công việc tương lai” - Mai cho biết.
Việc sản xuất pin từ củ khoai tây được nghĩ tới chính từ những lần Mai và các bạn đi làm từ thiện ở vùng núi phía Bắc, chứng kiến người dân không có điện, sinh hoạt trong cảnh thiếu sáng. Trong khi đó những củ quả có thể làm pin tạo ra ánh sáng lại có rất nhiều.
Là thành viên của nhóm nghiên cứu “Tạo ra dòng điện từ sức nước” (giải ba cấp thành phố, giải khuyến khích cấp quốc gia) và tham gia hỗ trợ các bạn trong các đề tài nghiên cứu khác, Đức chia sẻ: “Chúng em có được nhiều bài học, ngoài kỹ năng ứng dụng kiến thức vào đời sống, em nghĩ việc đoàn kết đồng lòng, phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân sẽ có thể đạt được thành công”.
Việc “tiêu tốn” thời gian vào các hoạt động có ích giúp các bạn nuôi dưỡng sự đam mê và ước mơ. Cả Đức và Mai đều sẽ dự thi vào ĐH Kiến trúc (Mai từng đoạt huy chương vàng cuộc thi vẽ do hãng Penten tổ chức tại Nhật Bản) nhưng các bạn cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học, tiếp tục những hoạt động xã hội để thấy cuộc sống có nhiều điều ý nghĩa.
“Có nhiều ý tưởng có ý nghĩa đối với cộng đồng mà chúng em muốn được thực hiện” - Mai cho biết. Còn Hải thì tiếp tục mơ ước được học tập và nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nên sẽ thi vào ĐH Bách khoa. “Trong tương lai, em muốn tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, nhất là lĩnh vực môi trường sống” - Hải chia sẻ.
Theo Tuổi Trẻ
Gặp Nguyễn Hương Mai, Đỗ Hoàng Hải và Đào Đông Đức, những “nhà nghiên cứu” tuổi teen cùng là học sinh lớp 12 D0 trước thềm năm mới, các bạn đều cho rằng tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động gần gũi với đời sống là những trải nghiệm đẹp và có ích trong đời học sinh của mình. “Ý tưởng thì nhiều lắm, chỉ cần biết phát huy sức mạnh tập thể và quan trọng là có sự đam mê” - Nguyễn Hương Mai, lớp trưởng lớp 12 D0, trưởng nhóm nghiên cứu, nhớ lại sự kiện trên.
Mai và Hải đều là những thủ khoa của trường THPT Việt Đức và liên tục là những học sinh đứng đầu về thành tích học tập của trường. Mai, Hải và Đức đều là những học sinh giỏi toán, lý, hóa, đồng thời cũng học xuất sắc các môn tiếng Anh, tiếng Đức. Mai đứng đầu về môn hóa với điểm tổng kết năm lớp 11 là 9,9 nhưng bạn cũng là một trong số học sinh giỏi văn và tiếng Anh. Còn Hải là học sinh hiếm hoi của trường hai lần được học bổng đi Đức, với kết quả học tập tốt và năng lực thuyết trình bằng tiếng Đức xuất sắc.
Mai cho biết khi nhà trường phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học, cả lớp đóng góp rất nhiều ý tưởng. Có những ý tưởng bất ngờ nhưng được nhen nhóm từ chính thực tế cuộc sống, các hoạt động xã hội mà các bạn trải nghiệm. “Ngoài kiến thức văn hóa, em đã tham gia và sẽ tiếp tục bổ sung các kỹ năng mềm. Vì em nghĩ nó giúp ích cho mình rất nhiều trong đề tài chúng em đã nghiên cứu và trong công việc tương lai” - Mai cho biết.
Việc sản xuất pin từ củ khoai tây được nghĩ tới chính từ những lần Mai và các bạn đi làm từ thiện ở vùng núi phía Bắc, chứng kiến người dân không có điện, sinh hoạt trong cảnh thiếu sáng. Trong khi đó những củ quả có thể làm pin tạo ra ánh sáng lại có rất nhiều.
Là thành viên của nhóm nghiên cứu “Tạo ra dòng điện từ sức nước” (giải ba cấp thành phố, giải khuyến khích cấp quốc gia) và tham gia hỗ trợ các bạn trong các đề tài nghiên cứu khác, Đức chia sẻ: “Chúng em có được nhiều bài học, ngoài kỹ năng ứng dụng kiến thức vào đời sống, em nghĩ việc đoàn kết đồng lòng, phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân sẽ có thể đạt được thành công”.
Việc “tiêu tốn” thời gian vào các hoạt động có ích giúp các bạn nuôi dưỡng sự đam mê và ước mơ. Cả Đức và Mai đều sẽ dự thi vào ĐH Kiến trúc (Mai từng đoạt huy chương vàng cuộc thi vẽ do hãng Penten tổ chức tại Nhật Bản) nhưng các bạn cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học, tiếp tục những hoạt động xã hội để thấy cuộc sống có nhiều điều ý nghĩa.
“Có nhiều ý tưởng có ý nghĩa đối với cộng đồng mà chúng em muốn được thực hiện” - Mai cho biết. Còn Hải thì tiếp tục mơ ước được học tập và nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nên sẽ thi vào ĐH Bách khoa. “Trong tương lai, em muốn tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, nhất là lĩnh vực môi trường sống” - Hải chia sẻ.
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận