Chậm, hủy chuyến không chỉ là sự phiền toái của hành khách mà còn là “cơn ác mộng” của chính hãng hàng không, những lý do khách quan như hạ tầng nhà ga, dịch vụ mặt đất hay điều kiện thời tiết đều nằm ngoài mong muốn của hãng.
Đây là quan điểm của ông Nguyễn Tiến Đức, Tổng Giám đốc AMD Group, chuyên gia tư vấn, quản lý và phát triển về những sự cố của ngành hàng không trong mùa cao điểm.
Chậm, hủy chuyến, cả hãng lẫn khách đều thiệt
Ông Nguyễn Tiến Đức chia sẻ, “Tôi rất ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng là các hãng phải tìm ra nguyên nhân trễ, huỷ chuyến và công khai để tìm giải pháp khắc phục. Nhưng như thế chưa đủ, tôi cho rằng cần thay đổi góc nhìn về câu chuyện này”.
Theo phân tích của ông Đức, cần nhìn sự việc máy bay chậm, hủy chuyến một cách tổng thể chứ không nhìn theo lát cắt, nghiêng về phía quyền lợi của bên này hay bức xúc của bên kia.
“Chậm, hủy chuyến là “cơn ác mộng” với các hãng hàng không, hành khách cần biết điều đó bởi nếu không họ cứ nghĩ hãng hàng không coi thường họ, bán vé cho họ nhưng rồi lại “đem con bỏ chợ”, ông Đức cho hay
Chia sẻ của ông Đức gợi mở một góc nhìn mới từ thực tế. Tại các nhà ga mới như Nội Bài hay Tân Sơn Nhất và nhiều nhà ga khác đều đang trong giai đoạn nâng cấp hoặc mới nâng cấp xong, hạ tầng chưa đồng bộ đã làm ảnh hưởng tới việc đi lại giao thông của hành khách, ảnh hưởng tới thời gian đi ra máy bay.
Bên cạnh đó, tình hình thời tiết năm nay diễn biến bất thường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ cất cánh của các hãng hàng không.
Không ít trường hợp chậm chuyến có nguyên nhân từ vấn đề cất hạ cánh, ví dụ máy bay luẩn quẩn khu vực sân bay, xếp hàng, sân đỗ... hoặc liên quan đến phục vụ mặt đất, thiết bị xe thang, xe khách, xe hành lý; thay đổi cửa ra máy bay; hệ thống check-in gặp trục trặc có khi hàng giờ đồng hồ…
Ngoài ra, nhiều trường hợp chậm hủy có nguyên nhân dây chuyền, chuyến trước chậm ảnh hưởng tới các lịch bay sau đó.
Giải bài toán “đúng giờ”
Cũng theo quan điểm của ông Nguyễn Tiến Đức, “Ai đi máy bay mà bị trễ giờ, hủy chuyến thì đều bực mình cả nhưng hãy nén giận và cảm thông một chút, nhìn lại một chút thì sẽ thấy sự phát triển của ngành hàng không thời gian qua thực sự có những nỗ lực đáng nể.
Những hợp đồng đặt hàng máy bay, những hợp đồng cung ứng vật tư, kỹ thuật được các hãng trực tiếp đặt hàng đã gián tiếp kéo đầu tư nước ngoài tới Việt Nam. Cũng thông qua sự phát triển của các hãng hàng không mới, thế giới thực sự có 1 cái nhìn mới mẻ về sự mở cửa thị trường và năng lực các hãng hàng không Việt Nam”
Ông Đức nhấn mạnh, “Những tuyến bay quốc tế giá hợp lý cất cánh cũng là một kênh quan trọng dẫn khách quốc tế tới Việt Nam, đưa khách Việt Nam đi du lịch quốc tế. Có ai hình dung được mới chỉ vài năm mà từ dịch vụ chỉ dành cho người có tiền, giờ đây mọi người dân cũng có thể “cầm túi ni lon đi lên máy bay”?
Tiến bộ nào cũng có mặt trái. Bạn tôi ở Mỹ lên sân bay rồi lại quay về (vào mùa mưa tuyết) là chuyện như cơm bữa. Báo chí công bố những tháng đầu năm, ở Mỹ tỷ lệ máy bay đúng giờ chỉ đạt 78%, báo chí ta công bố tỷ lệ bay đúng giờ của hàng không Việt Nam đạt 75% - 78% cũng không phải quá tồi tệ.”
Vẫn theo phân tích của ông Đức, giải bài toán “đúng giờ” trước hết phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng. Không phải các hãng hàng không quên điều đó. Vấn đề ở chỗ, dịch vụ mặt đất, cụm cảng không phải “trong tầm với” của các hãng, không phải khi nào các hãng cũng chủ động được các khâu liên quan tới mặt đất, dịch vụ bay. Ngay cả khi muốn thay đổi chất lượng dịch vụ thì họ cũng khó có thể thay đổi theo ý mình.
“Nụ cười” ở sân bay hay “bát mì tôm cắt cổ” cũng khiến hành khách bức xúc triền miên nhưng để thay đổi không phải các hãng hàng không cứ muốn là được.
Một mặt, chính hành khách đi lại bằng máy bay cũng cần góp phần giải bài toán khó này bằng cách cập nhật thông tin về an toàn bay, về quy định của các hãng để không xảy ra tình trạng cả chuyến bay trễ chuyến hoặc bị huỷ vì một câu nói đùa có bom trong hành lý hay có hành khách ngồi cửa thoát hiểm muốn…mở cửa vì thấy ngột ngạt.
Ngay cả chuyện tự update thông tin về giờ bay, điểm đến cũng cần có cái nhìn mới. Các sân bay lớn trên thế giới thường không phát loa khi thay đổi giờ bay mà chỉ hiển thị thông tin trên bảng điện tử, trên website hoặc nhắn tin SMS, biết đọc bảng điện tử trên sân bay cũng là “kỹ năng” cần có khi chọn phương tiện di chuyển hiện đại này…
Theo VNN
Đây là quan điểm của ông Nguyễn Tiến Đức, Tổng Giám đốc AMD Group, chuyên gia tư vấn, quản lý và phát triển về những sự cố của ngành hàng không trong mùa cao điểm.
Chậm, hủy chuyến, cả hãng lẫn khách đều thiệt
Ông Nguyễn Tiến Đức chia sẻ, “Tôi rất ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng là các hãng phải tìm ra nguyên nhân trễ, huỷ chuyến và công khai để tìm giải pháp khắc phục. Nhưng như thế chưa đủ, tôi cho rằng cần thay đổi góc nhìn về câu chuyện này”.
Theo phân tích của ông Đức, cần nhìn sự việc máy bay chậm, hủy chuyến một cách tổng thể chứ không nhìn theo lát cắt, nghiêng về phía quyền lợi của bên này hay bức xúc của bên kia.
“Chậm, hủy chuyến là “cơn ác mộng” với các hãng hàng không, hành khách cần biết điều đó bởi nếu không họ cứ nghĩ hãng hàng không coi thường họ, bán vé cho họ nhưng rồi lại “đem con bỏ chợ”, ông Đức cho hay
Chia sẻ của ông Đức gợi mở một góc nhìn mới từ thực tế. Tại các nhà ga mới như Nội Bài hay Tân Sơn Nhất và nhiều nhà ga khác đều đang trong giai đoạn nâng cấp hoặc mới nâng cấp xong, hạ tầng chưa đồng bộ đã làm ảnh hưởng tới việc đi lại giao thông của hành khách, ảnh hưởng tới thời gian đi ra máy bay.
Bên cạnh đó, tình hình thời tiết năm nay diễn biến bất thường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ cất cánh của các hãng hàng không.
Không ít trường hợp chậm chuyến có nguyên nhân từ vấn đề cất hạ cánh, ví dụ máy bay luẩn quẩn khu vực sân bay, xếp hàng, sân đỗ... hoặc liên quan đến phục vụ mặt đất, thiết bị xe thang, xe khách, xe hành lý; thay đổi cửa ra máy bay; hệ thống check-in gặp trục trặc có khi hàng giờ đồng hồ…
Ngoài ra, nhiều trường hợp chậm hủy có nguyên nhân dây chuyền, chuyến trước chậm ảnh hưởng tới các lịch bay sau đó.
Giải bài toán “đúng giờ”
Cũng theo quan điểm của ông Nguyễn Tiến Đức, “Ai đi máy bay mà bị trễ giờ, hủy chuyến thì đều bực mình cả nhưng hãy nén giận và cảm thông một chút, nhìn lại một chút thì sẽ thấy sự phát triển của ngành hàng không thời gian qua thực sự có những nỗ lực đáng nể.
Những hợp đồng đặt hàng máy bay, những hợp đồng cung ứng vật tư, kỹ thuật được các hãng trực tiếp đặt hàng đã gián tiếp kéo đầu tư nước ngoài tới Việt Nam. Cũng thông qua sự phát triển của các hãng hàng không mới, thế giới thực sự có 1 cái nhìn mới mẻ về sự mở cửa thị trường và năng lực các hãng hàng không Việt Nam”
Ông Đức nhấn mạnh, “Những tuyến bay quốc tế giá hợp lý cất cánh cũng là một kênh quan trọng dẫn khách quốc tế tới Việt Nam, đưa khách Việt Nam đi du lịch quốc tế. Có ai hình dung được mới chỉ vài năm mà từ dịch vụ chỉ dành cho người có tiền, giờ đây mọi người dân cũng có thể “cầm túi ni lon đi lên máy bay”?
Tiến bộ nào cũng có mặt trái. Bạn tôi ở Mỹ lên sân bay rồi lại quay về (vào mùa mưa tuyết) là chuyện như cơm bữa. Báo chí công bố những tháng đầu năm, ở Mỹ tỷ lệ máy bay đúng giờ chỉ đạt 78%, báo chí ta công bố tỷ lệ bay đúng giờ của hàng không Việt Nam đạt 75% - 78% cũng không phải quá tồi tệ.”
Vẫn theo phân tích của ông Đức, giải bài toán “đúng giờ” trước hết phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng. Không phải các hãng hàng không quên điều đó. Vấn đề ở chỗ, dịch vụ mặt đất, cụm cảng không phải “trong tầm với” của các hãng, không phải khi nào các hãng cũng chủ động được các khâu liên quan tới mặt đất, dịch vụ bay. Ngay cả khi muốn thay đổi chất lượng dịch vụ thì họ cũng khó có thể thay đổi theo ý mình.
“Nụ cười” ở sân bay hay “bát mì tôm cắt cổ” cũng khiến hành khách bức xúc triền miên nhưng để thay đổi không phải các hãng hàng không cứ muốn là được.
Một mặt, chính hành khách đi lại bằng máy bay cũng cần góp phần giải bài toán khó này bằng cách cập nhật thông tin về an toàn bay, về quy định của các hãng để không xảy ra tình trạng cả chuyến bay trễ chuyến hoặc bị huỷ vì một câu nói đùa có bom trong hành lý hay có hành khách ngồi cửa thoát hiểm muốn…mở cửa vì thấy ngột ngạt.
Ngay cả chuyện tự update thông tin về giờ bay, điểm đến cũng cần có cái nhìn mới. Các sân bay lớn trên thế giới thường không phát loa khi thay đổi giờ bay mà chỉ hiển thị thông tin trên bảng điện tử, trên website hoặc nhắn tin SMS, biết đọc bảng điện tử trên sân bay cũng là “kỹ năng” cần có khi chọn phương tiện di chuyển hiện đại này…
Bình luận