(VTC News) – Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã trực tiếp thu gom, nhặt xác các thanh niên xung phong đi mai táng.
Kỳ 3 (kỳ cuối): Cuộc gom xác đau lòng
Khi bom Mỹ trút xuống Khu kinh tế Thanh Niên (xã Minh Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ), 48 người, gồm 45 thanh niên xung phong tan xác, những người còn sống sợ hãi bỏ trốn cả. Cả đơn vị chỉ còn lại tổng cộng 7 người, gồm ông Nguyễn Công Tạn, ở lại nông trường. Đây đều là những đảng viên gương mẫu, kiên trung của đơn vị.
Ông Tạn triệu tập những đảng viên này tập trung ở bờ sông Bứa, phân công nhiệm vụ, tìm kiếm, cứu thương, thu dọn xác, mai táng cho những người xấu số. Cả 7 đảng viên đều thề độc sẽ không bỏ cuộc, không trốn chạy.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn được phân công làm trưởng ban dọn xác. “Lúc đó, chẳng ai thấy sợ hãi, mệt mỏi gì cả. Tôi trực tiếp kéo xác anh, chị em lên chiếc xe Com-măng-ca của tôi, rồi chở lên đồi cao đặt tạm. Có người chỉ còn mỗi bàn tay, có người chỉ còn mảng tóc, tôi cũng nhặt hết. Cô em vợ tôi cũng chỉ còn là đống thịt cháy đen, tôi tự tay chôn cất cô ấy” – Ông Nguyễn Công Tạn bồi hồi nhớ lại.
Suốt cả đêm 20/9/1972, mọi người làm việc không nghỉ, không một lời thở than, không ai thấy mệt nhọc, sợ hãi, không một tiếng khóc than. Mỗi người một ngọn đuốc lập lòe, soi từng bụi rậm, lật từng khúc gỗ để tìm xác người, gom xương thịt người chết. Những mẩu xương, mẩu thịt cháy đen, dính bẩn, được lau chùi, rửa ráy sạch sẽ, xếp lại với nhau để thi thể được toàn vẹn.
Mấy hôm sau, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú vào xã Minh Đài chỉ huy. Tỉnh đã cung cấp đủ 45 chiếc quan tài. Ông Tạn xin thêm được 3kg đinh nữa. Sau khi nhặt đủ 45 thi thể thanh niên xung phong, thì tiến hành chôn cất trên đỉnh một quả đồi, mà sau này gọi là đồi Thanh Niên.
Ông Nguyễn Khuynh – Chủ tịch công đoàn Khu kinh tế Thanh Niên là người chứng kiến và trực tiếp tham gia thu nhặt thân thể anh chị em viết mấy dòng tưởng niệm: “Trong suốt đêm 20-9 không có đồng chí nào khóc vì còn vật lộn với công việc của mình. Khi những nấm mồ đắp xong, mọi người cứ lặng lẽ đứng nhìn, không ai muốn ra về. Đồng chí Duyên thẫn thờ đặt trên mỗi ngôi mộ một bông hoa rừng đồng chí vừa hái, tức thì tất cả số anh chị em có mặt tại đó không sao cầm nổi nước mắt đều oà lên thổn thức. Có người căm phẫn cắn rách môi máu chảy ròng ròng. Trong đầu tôi lại hiện lên những gương mặt thân thương, trìu mến hôm nào mà giờ đây đã đi vào cõi vĩnh hằng không bao giờ gặp lại”.
Ngọn đồi chôn các thanh niên xung phong ngã xuống trong vụ thảm sát nay được gọi là đồi Thanh Niên. Khu kinh tế Thanh Niên cũng được đổi tên thành Xí nghiệp chè Thanh Niên. Xí nghiệp đã xây nhà tưởng niệm và xây nghĩa trang để người đời tưởng nhớ.
Theo chân Giám đốc xí nghiệp chè Thanh Niên, ông Bùi Duy Nghĩa, tôi vào nhà tưởng niệm dưới tán cây đa gần trăm năm tuổi thắp nhang.
Ngày giặc Mỹ oanh tạc, cây đa bị trốc tận rễ, vậy mà mầm xanh đã nẩy, tán cây xum xuê.
Ông Nghĩa bảo rằng, cây đa này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của thế hệ các thanh niên xung phong cũng như các cán bộ công nhân của Khu kinh tế Thanh Niên.
Nghĩa trang 20-9 nằm trên đỉnh đồi lộng gió, những ngôi mộ được xây đều tăm tắp đã ngả màu thời gian, cỏ lúc nào cũng được dọn sạch sẽ, khói hương nghi ngút.
Ông Nghĩa chỉ tôi ngôi mộ của đồng chí Lê Công Côi – công nhân đội công trình. Đồng chí Côi là con một liệt sĩ thời chống Pháp. Mẹ mất vì bệnh tật, không có nơi nương tựa, đồng chí Côi được đồng chí Lê Văn Lý, Phó Bí thư Đảng ủy Khu kinh tế Thanh Niên nhận làm con nuôi.
Nghe theo tiếng gọi của Đảng, cả hai cha con cùng lên vùng rừng xanh núi đỏ này đánh vật với núi đồi, phục vụ Tổ quốc. Quả bom oan nghiệt đã xé tim ông Lý, phạt mất đầu anh Côi. Thật đau xót! Mộ của họ được đặt cạnh nhau, tình cảm cha con thiêng liêng chẳng bao giờ chia cắt.
Hầu hết những Thanh niên xung phong hy sinh trong trận oanh tạc năm xưa tuổi đời đều còn rất trẻ, chưa có gia đình, đang tràn trề khát vọng dâng hiến. Phía cuối nghĩa trang là mộ của đồng chí Phùng Thị Cúc, hy sinh lúc mới 16 tuổi.
Theo tiếng gọi của Đoàn, của Đảng, đồng chí cùng mấy anh chị em tình nguyện lặn lội từ Hải Phòng lên chốn rừng thẳm. Không chi li tính toán, không tiếc gì tuổi xuân, họ khát khao được cống hiến. Thế nhưng, lên đây mới được vài ngày đồng chí đã ra đi vĩnh viễn.
Cạnh đó là ngôi mộ của đồng chí Nguyễn Thị Nghiêm quê ở Đông Hưng – Thái Bình. Đồng chí đã tình nguyện nhập ngũ khi tuổi đời vừa tròn 17, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Đồng chí đã có mặt ở chiến trường Nam Lào năm 1967-1968. Hết 3 năm nghĩa vụ về làm cán bộ huyện đoàn Đông Hưng. Theo tiếng gọi của Đoàn, đồng chí đã tình nguyện lên xây dựng Khu kinh tế Thanh Niên và phấn đấu trở thành Phó bí thư đoàn của Khu kinh tế.
Đồng chí Nghiêm đã dũng cảm hy sinh khi tuổi đời chưa đầy 25 và chưa kịp xây dựng gia đình.
Ông Nghĩa thắp nén nhang trên mộ đồng chí Nguyễn Thị Hoạt, sinh năm 1951, quê ở Lâm Thao (Vĩnh Phú). Đồng chí Hoạt đã hy sinh khi đứa con chưa kịp chào đời.
Theo lời ông Nghĩa, khi đồng chí Hoạt tắt thở, cháu bé vẫn còn cựa quậy trong bụng mẹ. Thế rồi, chỉ ít phút sau, sự sống của cháu cũng không còn nữa, một nấm mồ chôn hai mẹ con.
Anh Nghĩa cho hay, Xí nghiệp chè Thanh Niên là xí nghiệp duy nhất trên cả nước có đài tưởng niệm riêng, có nghĩa trang riêng. Sự hy sinh của các thanh niên xung phong là tấm gương muôn đời muôn kiếp không thể phai mờ.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 3 (kỳ cuối): Cuộc gom xác đau lòng
Khi bom Mỹ trút xuống Khu kinh tế Thanh Niên (xã Minh Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ), 48 người, gồm 45 thanh niên xung phong tan xác, những người còn sống sợ hãi bỏ trốn cả. Cả đơn vị chỉ còn lại tổng cộng 7 người, gồm ông Nguyễn Công Tạn, ở lại nông trường. Đây đều là những đảng viên gương mẫu, kiên trung của đơn vị.
Ông Tạn triệu tập những đảng viên này tập trung ở bờ sông Bứa, phân công nhiệm vụ, tìm kiếm, cứu thương, thu dọn xác, mai táng cho những người xấu số. Cả 7 đảng viên đều thề độc sẽ không bỏ cuộc, không trốn chạy.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn được phân công làm trưởng ban dọn xác. “Lúc đó, chẳng ai thấy sợ hãi, mệt mỏi gì cả. Tôi trực tiếp kéo xác anh, chị em lên chiếc xe Com-măng-ca của tôi, rồi chở lên đồi cao đặt tạm. Có người chỉ còn mỗi bàn tay, có người chỉ còn mảng tóc, tôi cũng nhặt hết. Cô em vợ tôi cũng chỉ còn là đống thịt cháy đen, tôi tự tay chôn cất cô ấy” – Ông Nguyễn Công Tạn bồi hồi nhớ lại.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn kể lại cuộc gom xác sau vụ thảm sát với PV. |
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thắp hương tại khu tưởng niệm các liệt sỹ thanh niên xung phong. |
Suốt cả đêm 20/9/1972, mọi người làm việc không nghỉ, không một lời thở than, không ai thấy mệt nhọc, sợ hãi, không một tiếng khóc than. Mỗi người một ngọn đuốc lập lòe, soi từng bụi rậm, lật từng khúc gỗ để tìm xác người, gom xương thịt người chết. Những mẩu xương, mẩu thịt cháy đen, dính bẩn, được lau chùi, rửa ráy sạch sẽ, xếp lại với nhau để thi thể được toàn vẹn.
Mấy hôm sau, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú vào xã Minh Đài chỉ huy. Tỉnh đã cung cấp đủ 45 chiếc quan tài. Ông Tạn xin thêm được 3kg đinh nữa. Sau khi nhặt đủ 45 thi thể thanh niên xung phong, thì tiến hành chôn cất trên đỉnh một quả đồi, mà sau này gọi là đồi Thanh Niên.
Ông Nguyễn Khuynh – Chủ tịch công đoàn Khu kinh tế Thanh Niên là người chứng kiến và trực tiếp tham gia thu nhặt thân thể anh chị em viết mấy dòng tưởng niệm: “Trong suốt đêm 20-9 không có đồng chí nào khóc vì còn vật lộn với công việc của mình. Khi những nấm mồ đắp xong, mọi người cứ lặng lẽ đứng nhìn, không ai muốn ra về. Đồng chí Duyên thẫn thờ đặt trên mỗi ngôi mộ một bông hoa rừng đồng chí vừa hái, tức thì tất cả số anh chị em có mặt tại đó không sao cầm nổi nước mắt đều oà lên thổn thức. Có người căm phẫn cắn rách môi máu chảy ròng ròng. Trong đầu tôi lại hiện lên những gương mặt thân thương, trìu mến hôm nào mà giờ đây đã đi vào cõi vĩnh hằng không bao giờ gặp lại”.
Hàng năm, ngày lễ, tết, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn về đồi Thanh Niên thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ thanh niên xung phong, dù vụ thảm sát này ít được công chúng biết đến. |
Ngọn đồi chôn các thanh niên xung phong ngã xuống trong vụ thảm sát nay được gọi là đồi Thanh Niên. Khu kinh tế Thanh Niên cũng được đổi tên thành Xí nghiệp chè Thanh Niên. Xí nghiệp đã xây nhà tưởng niệm và xây nghĩa trang để người đời tưởng nhớ.
Theo chân Giám đốc xí nghiệp chè Thanh Niên, ông Bùi Duy Nghĩa, tôi vào nhà tưởng niệm dưới tán cây đa gần trăm năm tuổi thắp nhang.
Ngày giặc Mỹ oanh tạc, cây đa bị trốc tận rễ, vậy mà mầm xanh đã nẩy, tán cây xum xuê.
Ông Nghĩa bảo rằng, cây đa này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của thế hệ các thanh niên xung phong cũng như các cán bộ công nhân của Khu kinh tế Thanh Niên.
Nghĩa trang 20-9 nằm trên đỉnh đồi lộng gió, những ngôi mộ được xây đều tăm tắp đã ngả màu thời gian, cỏ lúc nào cũng được dọn sạch sẽ, khói hương nghi ngút.
Ông Nghĩa chỉ tôi ngôi mộ của đồng chí Lê Công Côi – công nhân đội công trình. Đồng chí Côi là con một liệt sĩ thời chống Pháp. Mẹ mất vì bệnh tật, không có nơi nương tựa, đồng chí Côi được đồng chí Lê Văn Lý, Phó Bí thư Đảng ủy Khu kinh tế Thanh Niên nhận làm con nuôi.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thường xuyên lên Thanh Sơn, Phú Thọ, thắp hương cho các liệt sỹ. Ông cũng là người tích cực đấu tranh để các thanh niên xung phong được công nhận là liệt sỹ. Hiện 45 thanh niên hy sinh trong vụ thảm sát đã được công nhận liệt sỹ. |
Nghe theo tiếng gọi của Đảng, cả hai cha con cùng lên vùng rừng xanh núi đỏ này đánh vật với núi đồi, phục vụ Tổ quốc. Quả bom oan nghiệt đã xé tim ông Lý, phạt mất đầu anh Côi. Thật đau xót! Mộ của họ được đặt cạnh nhau, tình cảm cha con thiêng liêng chẳng bao giờ chia cắt.
Hầu hết những Thanh niên xung phong hy sinh trong trận oanh tạc năm xưa tuổi đời đều còn rất trẻ, chưa có gia đình, đang tràn trề khát vọng dâng hiến. Phía cuối nghĩa trang là mộ của đồng chí Phùng Thị Cúc, hy sinh lúc mới 16 tuổi.
Theo tiếng gọi của Đoàn, của Đảng, đồng chí cùng mấy anh chị em tình nguyện lặn lội từ Hải Phòng lên chốn rừng thẳm. Không chi li tính toán, không tiếc gì tuổi xuân, họ khát khao được cống hiến. Thế nhưng, lên đây mới được vài ngày đồng chí đã ra đi vĩnh viễn.
Cạnh đó là ngôi mộ của đồng chí Nguyễn Thị Nghiêm quê ở Đông Hưng – Thái Bình. Đồng chí đã tình nguyện nhập ngũ khi tuổi đời vừa tròn 17, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Đồng chí đã có mặt ở chiến trường Nam Lào năm 1967-1968. Hết 3 năm nghĩa vụ về làm cán bộ huyện đoàn Đông Hưng. Theo tiếng gọi của Đoàn, đồng chí đã tình nguyện lên xây dựng Khu kinh tế Thanh Niên và phấn đấu trở thành Phó bí thư đoàn của Khu kinh tế.
Đồng chí Nghiêm đã dũng cảm hy sinh khi tuổi đời chưa đầy 25 và chưa kịp xây dựng gia đình.
Một góc Khu kinh tế Thanh Niên, nay là nông trường Minh Đài. Ảnh: Báo Phú Thọ |
Ông Nghĩa thắp nén nhang trên mộ đồng chí Nguyễn Thị Hoạt, sinh năm 1951, quê ở Lâm Thao (Vĩnh Phú). Đồng chí Hoạt đã hy sinh khi đứa con chưa kịp chào đời.
Theo lời ông Nghĩa, khi đồng chí Hoạt tắt thở, cháu bé vẫn còn cựa quậy trong bụng mẹ. Thế rồi, chỉ ít phút sau, sự sống của cháu cũng không còn nữa, một nấm mồ chôn hai mẹ con.
Anh Nghĩa cho hay, Xí nghiệp chè Thanh Niên là xí nghiệp duy nhất trên cả nước có đài tưởng niệm riêng, có nghĩa trang riêng. Sự hy sinh của các thanh niên xung phong là tấm gương muôn đời muôn kiếp không thể phai mờ.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận