(VTC News) – Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng phân tích những thay đổi trong quan hệ an ninh quốc phòng Việt – Mỹ sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời phỏng vấn VTC News về những tiến triển trong quan hệ an ninh, quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, nói: “Hợp tác quốc phòng an ninh giữa hai nước sẽ tiếp tục có các bước phát triển mới trên cơ sở phù hợp với sự phát triển chung trong quan hệ hai nước cũng như nhu cầu và lợi ích của hai bên”.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm đến Mỹ, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương, ngoài các vấn đề kinh tế, y tế hay giáo dục, an ninh quốc phòng cũng là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ, theo ông hai nước sẽ có những tiến triển gì ở tương lai trong vấn đề này?
Chuyến thăm lịch sử vừa rồi của Tổng Bí thư đến Mỹ được giới truyền thông trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ là một sự kiện đầy ý nghĩa, mang tính lịch sử, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện và định hướng cho sự phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.
Cùng với tiến trình hợp tác đó, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng đã có những bước phát triển tích cực. Đây là vấn đề có thể xem là nhạy cảm và thường đi sau trong quan hệ Việt – Mỹ.
Tuy nhiên, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, vấn đề này đã có những phát triển rất đáng kể, đặc biệt là sau chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà năm 2003.Năm 2011, hai bên đã ký MOU về hợp tác quốc phòng.
Cho đến nay, hai nước đã thiết lập các cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng, hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh, giáo dục, đào tạo, quân y, tìm kiếm cứu nạn, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi luật pháp trên biển…
Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, hai bên đã ký “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Mỹ”.
Trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Mỹ được đưa ra giữa Tổng Bí thư và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.
Bên cạnh đó, hai bên đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ Hoà bình Liên Hợp Quốc.
Như vậy, hợp tác quốc phòng an ninh giữa hai nước cũng sẽ tiếp tục có các bước phát triển mới trên cơ sở phù hợp với sự phát triển chung trong quan hệ hai nước cũng như nhu cầu và lợi ích của hai bên. Bên cạnh đó, sự hợp tác này sẽ đóng góp tích cực cho đảm bảo hoà bình, ổn định trong khu vực.
- Mỹ đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, là chuyên gia quan hệ quốc tế về quốc phòng, ông nhận định gì về khả năng lệnh cấm này được gỡ bỏ hoàn toàn và dự đoán thế nào về thời điểm điều đó được thực hiện?
Với sự phát triển trong quan hệ hai nước cũng như các nỗ lực xây dựng lòng tin trong thời gian qua thì hiện nay bản thân nhiều người Mỹ cũng nhận thấy việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là không cần thiết và không có lợi ích cho sự phát triển quan hệ hai nước. Và đã đến lúc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này.
Tôi mong lệnh cấm vận này sớm được dỡ bỏ hoàn toàn càng sớm càng tốt, có lẽ sẽ là phù hợp nếu điều này diễn ra trong dịp hai bên đang có các hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ.
- Sức mạnh quân sự Việt Nam sẽ thay đổi thế nào nếu lệnh cấm này được gỡ bỏ, thưa ông?
Tôi không nghĩ việc dỡ bỏ này là một điều gì đó lớn lao để tạo ra một sự thay đổi sức mạnh quân sự của Việt Nam.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí này sẽ cho chúng ta thêm lựa chọn để xem xét trong việc trang bị các loại khí tài phù hợp cho quân đội.
Tuy nhiên, việc có mua vũ khí hay không, mua loại vũ khí nào, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhu cầu, cách thức tác chiến, điều kiện kinh tế, giá cả của các loại vũ khí, khả năng sử dụng hiệu quả…
Do vậy, tôi muốn nhấn mạnh ở đây việc này mới chỉ tạo ra cho chúng ta thêm sự lựa chọn trong mua sắm, trang bị các loại vũ khí, khí tài quân sự.
- Quân đội Việt Nam và Mỹ hiện nay đang phối hợp với nhau trong các vấn đề tìm kiếm nạn nhân chiến tranh, rà phá bom mìn hay khắc phục chất độc da cam, xin ông cho biết trong thời gian tới chúng ra sẽ có thêm hoạt động hợp tác nào không?
Ngoài các lĩnh vực chúng ta đã tiến hành hợp tác thời gian qua, chúng ta đang có các lĩnh vực hợp tác mới rất tiềm năng với Mỹ, đó là lĩnh vực tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc và hợp tác nâng cao năng lực thực thi luật pháp trên biển.
Như đã đề cập ở trên, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Mỹ, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Bộ Quốc phòng ký MOU về hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc với đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tôi nghĩ đây là một lĩnh vực mà hai bên sẽ có sự hợp tác rất tốt. Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm và có những nguồn lực để chia sẻ và giúp chúng ta như trong huấn luyện, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các công tác chuẩn bị…
Video Tổng Bí thư hội đàm với Tổng thống Mỹ trong phòng bầu dục
Trong thời gian qua, Mỹ đã tạo điều kiện hỗ trợ mời các sỹ quan của ta tham dự các khoá học về Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các Trung tâm huấn luyện của các nước trong khu vực.
Trong thời gian tới, Mỹ có thể hỗ trợ giúp ta xây dựng Trung tâm huấn luyện riêng của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ trang thiết bị trong công tác chuẩn bị tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các phái bộ.
Hợp tác trong tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi luật pháp trên biển cũng là lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và phù hợp với lợi ích chung của hai nước trong đảm bảo hoà bình, ổn định trên các vùng biển ở khu vực, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng Cảnh sát biển đang tăng cường nguồn lực và phương tiện để nâng cao năng lực, khả năng thực thi hiệu quả luật pháp trên biển.
- Thời gian vừa qua, Mỹ tổ chức tuần tra bằng máy bay, tàu nổi ở khu vực hải phận, không phận quốc tế nhưng rất gần các đảo mà Trung Quốc tổ chức cải tạo trái phép đồng thời đưa thông điệp yêu cầu Bắc Kinh ngừng công việc này, theo ông liệu Mỹ có giúp được gì cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông?
Khi nhìn vào vấn đề ở Biển Đông, chúng ta thấy 3 vấn đề nổi lên, đó là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; hoà bình, ổn định khu vực; tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì liên quan trực tiếp tới các nước có tranh chấp (5 nước 6 bên).
Thứ hai, vấn đề hoà bình, ổn định của khu vực: liên quan trực tiếp tới lợi ích của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đã cùng nhau thực thi DOC và đang đàm phán COC với Trung Quốc để có được bộ quy tắc ứng xử nhằm kiểm soát tranh chấp không để thành leo thang xung đột.
Thứ ba, vấn đề tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế: liên quan tới các nước có lợi ích đi lại, thông thương qua khu vực này, liên quan tới cộng đồng quốc tế (duy trì sự tuân thủ luật pháp quốc tế).
Ba vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại đối với nhau, đều liên quan đến lợi ích của ta.
Việc Mỹ có các hoạt động ở hải phận và không phận quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế thì đây là các hoạt động không ảnh hưởng tới chủ quyền Việt Nam.
Chúng ta chia sẻ lo ngại với cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ về việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo. Các hoạt động yêu cầu, thuyết phục Trung Quốc ngừng xây dựng đảo bằng các biện pháp hoà bình, không gây ra xung đột vũ trang trên biển là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực, trong đó có các lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Còn việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta phải xây dựng đủ năng lực, khả năng và quyết tâm để làm chứ chúng ta không dựa vào nước nào đó giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả Mỹ.
Bản thân Mỹ cũng tuyên bố rõ quan điểm là không đứng về phía nào và không tham gia vào tranh chấp song có lợi ích quốc gia trong đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy COC.
Các hành động của Mỹ là dựa trên các lợi ích của Mỹ chứ không phải để giúp các nước bảo vệ chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động nào thúc đẩy hoà bình, ổn định của khu vực sẽ được các nước hoan nghênh, còn các hành động tạo ra sự bất ổn, xung đột thì các nước và cả Việt Nam chúng ta cũng sẽ phản đối.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Tùng Đinh – Văn Việt (thực hiện)
Trả lời phỏng vấn VTC News về những tiến triển trong quan hệ an ninh, quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, nói: “Hợp tác quốc phòng an ninh giữa hai nước sẽ tiếp tục có các bước phát triển mới trên cơ sở phù hợp với sự phát triển chung trong quan hệ hai nước cũng như nhu cầu và lợi ích của hai bên”.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm đến Mỹ, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương, ngoài các vấn đề kinh tế, y tế hay giáo dục, an ninh quốc phòng cũng là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ, theo ông hai nước sẽ có những tiến triển gì ở tương lai trong vấn đề này?
Chuyến thăm lịch sử vừa rồi của Tổng Bí thư đến Mỹ được giới truyền thông trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Tổng thống Obama bắt tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp ở Nhà Trắng |
Cùng với tiến trình hợp tác đó, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng đã có những bước phát triển tích cực. Đây là vấn đề có thể xem là nhạy cảm và thường đi sau trong quan hệ Việt – Mỹ.
Tuy nhiên, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, vấn đề này đã có những phát triển rất đáng kể, đặc biệt là sau chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà năm 2003.Năm 2011, hai bên đã ký MOU về hợp tác quốc phòng.
Cho đến nay, hai nước đã thiết lập các cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng, hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh, giáo dục, đào tạo, quân y, tìm kiếm cứu nạn, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi luật pháp trên biển…
'Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí, chúng ta sẽ có thêm lựa chọn' - Ảnh: Tùng Đinh |
Trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Mỹ được đưa ra giữa Tổng Bí thư và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.
Bên cạnh đó, hai bên đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ Hoà bình Liên Hợp Quốc.
Như vậy, hợp tác quốc phòng an ninh giữa hai nước cũng sẽ tiếp tục có các bước phát triển mới trên cơ sở phù hợp với sự phát triển chung trong quan hệ hai nước cũng như nhu cầu và lợi ích của hai bên. Bên cạnh đó, sự hợp tác này sẽ đóng góp tích cực cho đảm bảo hoà bình, ổn định trong khu vực.
- Mỹ đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, là chuyên gia quan hệ quốc tế về quốc phòng, ông nhận định gì về khả năng lệnh cấm này được gỡ bỏ hoàn toàn và dự đoán thế nào về thời điểm điều đó được thực hiện?
Với sự phát triển trong quan hệ hai nước cũng như các nỗ lực xây dựng lòng tin trong thời gian qua thì hiện nay bản thân nhiều người Mỹ cũng nhận thấy việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là không cần thiết và không có lợi ích cho sự phát triển quan hệ hai nước. Và đã đến lúc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này.
Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant do công ty Metal Shark chế tạo cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam |
- Sức mạnh quân sự Việt Nam sẽ thay đổi thế nào nếu lệnh cấm này được gỡ bỏ, thưa ông?
Tôi không nghĩ việc dỡ bỏ này là một điều gì đó lớn lao để tạo ra một sự thay đổi sức mạnh quân sự của Việt Nam.
|
Tuy nhiên, việc có mua vũ khí hay không, mua loại vũ khí nào, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhu cầu, cách thức tác chiến, điều kiện kinh tế, giá cả của các loại vũ khí, khả năng sử dụng hiệu quả…
Do vậy, tôi muốn nhấn mạnh ở đây việc này mới chỉ tạo ra cho chúng ta thêm sự lựa chọn trong mua sắm, trang bị các loại vũ khí, khí tài quân sự.
- Quân đội Việt Nam và Mỹ hiện nay đang phối hợp với nhau trong các vấn đề tìm kiếm nạn nhân chiến tranh, rà phá bom mìn hay khắc phục chất độc da cam, xin ông cho biết trong thời gian tới chúng ra sẽ có thêm hoạt động hợp tác nào không?
Ngoài các lĩnh vực chúng ta đã tiến hành hợp tác thời gian qua, chúng ta đang có các lĩnh vực hợp tác mới rất tiềm năng với Mỹ, đó là lĩnh vực tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc và hợp tác nâng cao năng lực thực thi luật pháp trên biển.
Như đã đề cập ở trên, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Mỹ, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Bộ Quốc phòng ký MOU về hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc với đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tôi nghĩ đây là một lĩnh vực mà hai bên sẽ có sự hợp tác rất tốt. Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm và có những nguồn lực để chia sẻ và giúp chúng ta như trong huấn luyện, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các công tác chuẩn bị…
Video Tổng Bí thư hội đàm với Tổng thống Mỹ trong phòng bầu dục
Trong thời gian qua, Mỹ đã tạo điều kiện hỗ trợ mời các sỹ quan của ta tham dự các khoá học về Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các Trung tâm huấn luyện của các nước trong khu vực.
Trong thời gian tới, Mỹ có thể hỗ trợ giúp ta xây dựng Trung tâm huấn luyện riêng của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ trang thiết bị trong công tác chuẩn bị tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các phái bộ.
Hợp tác trong tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi luật pháp trên biển cũng là lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và phù hợp với lợi ích chung của hai nước trong đảm bảo hoà bình, ổn định trên các vùng biển ở khu vực, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng Cảnh sát biển đang tăng cường nguồn lực và phương tiện để nâng cao năng lực, khả năng thực thi hiệu quả luật pháp trên biển.
- Thời gian vừa qua, Mỹ tổ chức tuần tra bằng máy bay, tàu nổi ở khu vực hải phận, không phận quốc tế nhưng rất gần các đảo mà Trung Quốc tổ chức cải tạo trái phép đồng thời đưa thông điệp yêu cầu Bắc Kinh ngừng công việc này, theo ông liệu Mỹ có giúp được gì cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông?
Khi nhìn vào vấn đề ở Biển Đông, chúng ta thấy 3 vấn đề nổi lên, đó là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; hoà bình, ổn định khu vực; tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì liên quan trực tiếp tới các nước có tranh chấp (5 nước 6 bên).
Thứ hai, vấn đề hoà bình, ổn định của khu vực: liên quan trực tiếp tới lợi ích của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đã cùng nhau thực thi DOC và đang đàm phán COC với Trung Quốc để có được bộ quy tắc ứng xử nhằm kiểm soát tranh chấp không để thành leo thang xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ảnh: Tùng Đinh |
Ba vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại đối với nhau, đều liên quan đến lợi ích của ta.
Việc Mỹ có các hoạt động ở hải phận và không phận quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế thì đây là các hoạt động không ảnh hưởng tới chủ quyền Việt Nam.
|
Còn việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta phải xây dựng đủ năng lực, khả năng và quyết tâm để làm chứ chúng ta không dựa vào nước nào đó giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả Mỹ.
Bản thân Mỹ cũng tuyên bố rõ quan điểm là không đứng về phía nào và không tham gia vào tranh chấp song có lợi ích quốc gia trong đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy COC.
Các hành động của Mỹ là dựa trên các lợi ích của Mỹ chứ không phải để giúp các nước bảo vệ chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động nào thúc đẩy hoà bình, ổn định của khu vực sẽ được các nước hoan nghênh, còn các hành động tạo ra sự bất ổn, xung đột thì các nước và cả Việt Nam chúng ta cũng sẽ phản đối.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Tùng Đinh – Văn Việt (thực hiện)
Bình luận