“Bộ Công Thương chưa thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc điều hành giá xăng dầu, Bộ này còn đẩy trách nhiệm cho Bộ Tài chính”, ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá cho biết.
Dân “móc” túi tăng lãi cho doanh nghiệp xăng dầu
Thông tư 165 của Bộ Tài chính cho biết từ 1/1/2015 các mặt hàng dầu diesel, dầu hoả nhập từ các nước trong khối ASEAN chịu mức thuế suất 5%, còn với mặt hàng dầu mazut là 0%. Từ 1/1/2016 tất cả các mặt hàng dầu từ ASEAN về Việt Nam đều được hưởng thuế suất 0%.
Trong khi đây là thị trường nhập khẩu xăng dầu chính từ Việt Nam. Năm 2015 tổng cộng hơn 10 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam chiếm hơn 50% là từ các nước ASEAN trong đó nhập từ Singapore là 3,84 triệu tấn, Thái Lan 2,28 triệu tấn.
Đối với mặt hàng xăng RON 92, từ năm 2016 cam kết tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này giảm chỉ còn 10%, trong khi thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) là 20%.
Mặc dù vậy, công thức tính giá cơ sở xăng dầu làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước, liên Bộ Công Thương – Tài chính vẫn áp dụng mức thuế nhập khẩu MFN theo Thông tư 78 (ngày 20/5/2015) với xăng là 20%, dầu diesel và mazut là 10% và dầu hoả là 13%.
Như vậy, việc chênh lệch thuế đã mang lại khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu theo đó, có những doanh nghiệp đã thoát lỗ, thậm chí lãi đậm trong năm vừa qua.
Báo cáo tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy, năm 2015 Petrolimex lợi nhuận sau thuế hơn 3.138 tỷ đồng, lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu lên tới 1.990 tỷ đồng trong khi năm 2014 lỗ hơn 9 tỷ đồng.
Trong một thông báo phát đi vào chiều qua (14/3), Bộ Công Thương dẫn nội dung tại điểm b, khoản 2, Điều 40 Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu cho biết, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
“Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN)”, Bộ này cho hay.
Thực tế, cũng tại Nghị định, Điều 40 nêu trách nhiệm của Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm, trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, tại Điều 39 nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại điều 38 Nghị định.
Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn xăng dầu hàng quý, các biện pháp điều hành khác.
Tuy nhiên, từ thời điểm chính thức áp dụng Nghị định 83 đến nay, tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương chưa từng công bố số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn xăng dầu hàng quý, việc công bố Quỹ bình ổn hàng quý vẫn do Bộ Tài chính thực hiện.
“Bộ Công Thương buông lỏng, tắc trách”
Trao đổi với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, thị trường xăng dầu còn có độc quyền nhóm, có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường nên nhà nước phải định giá không để doanh nghiệp tự định giá. Việc định giá căn cứ xác định giá cơ sở từ đó quyết định giá bán lẻ.
Việc điều hành xăng dầu do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính nhưng Bộ Công Thương đã đẩy trách nhiệm cho rằng Bộ Tài chính quyết. Chính Bộ Công Thương cũng chủ trì trong hội nhập, hoạt động thương mại phải biết lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA Việt Nam đã ký kết.
“Dù Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì thuế nhưng khi ban hành Thông tư không đúng với Hiệp định cần phải điều chỉnh. Bộ Công Thương thiếu trách nhiệm, áp giá tính thuế nhập khẩu xăng dầu cao hơn so với các Hiệp định thương mại và xảy ra trong thời gian dài, chưa thể hiện được trách nhiệm của mình, phải chăng Bộ buông lỏng, tắc trách”, ông Long nói.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, Bộ Công Thương đã chưa làm tròn vai, cuối cùng người tiêu dùng chịu thiệt trong khi doanh nghiệp lãi đậm.
Biện pháp được ông Long đưa ra là cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử phạt nghiêm. Đồng thời, khoản chênh lệch mà doanh nghiệp đã hưởng cần trả lại cho người tiêu dùng thông qua việc đưa về Quỹ bình ổn và sử dụng khi có biến động giá.
Nguồn: BizLIVE
Dân “móc” túi tăng lãi cho doanh nghiệp xăng dầu
Thông tư 165 của Bộ Tài chính cho biết từ 1/1/2015 các mặt hàng dầu diesel, dầu hoả nhập từ các nước trong khối ASEAN chịu mức thuế suất 5%, còn với mặt hàng dầu mazut là 0%. Từ 1/1/2016 tất cả các mặt hàng dầu từ ASEAN về Việt Nam đều được hưởng thuế suất 0%.
Trong khi đây là thị trường nhập khẩu xăng dầu chính từ Việt Nam. Năm 2015 tổng cộng hơn 10 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam chiếm hơn 50% là từ các nước ASEAN trong đó nhập từ Singapore là 3,84 triệu tấn, Thái Lan 2,28 triệu tấn.
Ảnh minh họa. |
Đối với mặt hàng xăng RON 92, từ năm 2016 cam kết tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này giảm chỉ còn 10%, trong khi thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) là 20%.
Mặc dù vậy, công thức tính giá cơ sở xăng dầu làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước, liên Bộ Công Thương – Tài chính vẫn áp dụng mức thuế nhập khẩu MFN theo Thông tư 78 (ngày 20/5/2015) với xăng là 20%, dầu diesel và mazut là 10% và dầu hoả là 13%.
Như vậy, việc chênh lệch thuế đã mang lại khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu theo đó, có những doanh nghiệp đã thoát lỗ, thậm chí lãi đậm trong năm vừa qua.
Báo cáo tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy, năm 2015 Petrolimex lợi nhuận sau thuế hơn 3.138 tỷ đồng, lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu lên tới 1.990 tỷ đồng trong khi năm 2014 lỗ hơn 9 tỷ đồng.
Trong một thông báo phát đi vào chiều qua (14/3), Bộ Công Thương dẫn nội dung tại điểm b, khoản 2, Điều 40 Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu cho biết, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
“Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN)”, Bộ này cho hay.
Thực tế, cũng tại Nghị định, Điều 40 nêu trách nhiệm của Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm, trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, tại Điều 39 nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại điều 38 Nghị định.
Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn xăng dầu hàng quý, các biện pháp điều hành khác.
Tuy nhiên, từ thời điểm chính thức áp dụng Nghị định 83 đến nay, tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương chưa từng công bố số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn xăng dầu hàng quý, việc công bố Quỹ bình ổn hàng quý vẫn do Bộ Tài chính thực hiện.
“Bộ Công Thương buông lỏng, tắc trách”
Trao đổi với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, thị trường xăng dầu còn có độc quyền nhóm, có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường nên nhà nước phải định giá không để doanh nghiệp tự định giá. Việc định giá căn cứ xác định giá cơ sở từ đó quyết định giá bán lẻ.
Việc điều hành xăng dầu do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính nhưng Bộ Công Thương đã đẩy trách nhiệm cho rằng Bộ Tài chính quyết. Chính Bộ Công Thương cũng chủ trì trong hội nhập, hoạt động thương mại phải biết lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA Việt Nam đã ký kết.
“Dù Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì thuế nhưng khi ban hành Thông tư không đúng với Hiệp định cần phải điều chỉnh. Bộ Công Thương thiếu trách nhiệm, áp giá tính thuế nhập khẩu xăng dầu cao hơn so với các Hiệp định thương mại và xảy ra trong thời gian dài, chưa thể hiện được trách nhiệm của mình, phải chăng Bộ buông lỏng, tắc trách”, ông Long nói.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, Bộ Công Thương đã chưa làm tròn vai, cuối cùng người tiêu dùng chịu thiệt trong khi doanh nghiệp lãi đậm.
Biện pháp được ông Long đưa ra là cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử phạt nghiêm. Đồng thời, khoản chênh lệch mà doanh nghiệp đã hưởng cần trả lại cho người tiêu dùng thông qua việc đưa về Quỹ bình ổn và sử dụng khi có biến động giá.
Nguồn: BizLIVE
Bình luận