(VTC News) - Cách thông minh nhất để kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn và phòng tránh các căn bệnh hiểm nghèo là đi khám bệnh theo đúng lịch trình.
I. Sức khỏe tim mạch
1. Huyết áp
Bạn nên quan tâm tới bệnh này khi bước vào độ tuổi: 20 - 50. Với tần suất ít nhất là 2 năm/lần.
Bác sĩ sẽ khám tổng thể cho bạn. Việc nghe nhịp đập ở cổ tay và ngón tay không phải là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh huyết áp cao.
2. Cholesterol
Độ tuổi 20 - 50 bạn nên quan tâm tới chỉ số này. Nếu sức khỏe của bạn bình thường thì cứ 5 năm bạn nên xét nghiệm máu 1 lần.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng cholesterol trong máu, HDL, LDL và triglyceride.
II. Đôi mắt, hàm răng
3. Mắt
Ở độ tuổi 20 - 50, bạn nên 2-3 năm bạn đi khám mắt và răng một lần. Sau 40 tuổi, thì 1-2 năm đi khám một lần.
Không chỉ đi kiểm tra kính, hãy đi khám nếu bạn có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng. Nếu có áp lực gia tăng trong não, bạn cũng rất dễ bị chảy máu, có khối u và nhiều hiện tượng nguy hiểm khác.
Các Eva nên đi khám sức khỏe định kì... (Ảnh minh họa)
4. Răng
Cũng trong độ tuổi từ 20 đến 50, bạn nên đi khám 1-2 lần/năm
Không phải chỉ khi bị sâu răng, bạn mới đi khám răng mà nên đi khám thường xuyên theo định kì. Nha sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị ung thư vòm miệng hay bệnh nướu răng hay không. Đó có thể là dấu hiệu của bênh tim hay vấn đề trong thai kì.
III. Ung thư
5. Khám ngực ở trung tâm y tế
Đây là căn bệnh nan y, nên bạn cần quan tâm tới nó khi bắt đầu bước vào độ tuổi từ 25 tuổi trở lên. Mức độ thường xuyên: 1-3 năm đi khám một lần cho đến 40 tuổi. Sau đó, mỗi năm đi khám 1 lần. Bác sĩ sẽ khám ngực và các vấn đề liên quan khác.
6. Chụp Xquang ngực
Độ tuổi: 40 – 50 tuổi bạn nên đi khám mỗi năm một lần. Nếu bạn dưới 50 tuổi và có bộ ngực đầy đặn, hãy chụp kĩ thuật số. Việc này giúp phát hiện các khối u tốt hơn việc chụp Xquang truyền thống.
Nếu bạn có cha, mẹ hay anh, chị, em ruột bị ung thư vú thì hãy khám vú lâm sàng từ 3-6 tháng 1 lần. Nếu mẹ bạn bị ung thư vú ở tuổi 45 thì bạn phải đi chụp Xquang ngực ngay khi ở tuổi 35.
7. Kiểm tra ung thư da
Độ tuổi: 20 – 50. Bạn có thể tự kiểm tra hàng tháng. Cứ 3 năm 1 lần nên đi khám bác sĩ cho đến khi 40 tuổi. Sau đó, mỗi năm nên đi khám 1 lần.
Hãy tự kiểm tra với bản đồ nốt ruồi. Phát hiện nhanh những nốt ruồi mới mọc bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bạn cần đi kiểm tra da thường xuyên nếu trong gia đình có người có khối u ác tính, nhiều nốt ruồi bất thường, có các vảy da màu hồng, hoặc xám.
8. Kiểm tra bệnh ung thư khác
Độ tuổi: 20 – 50, bạn nên 3 năm đi khám một lần cho đến 39 tuổi. Sau đó, mỗi năm đi khám 1 lần.
Kiểm tra bằng tay và mắt các dấu hiệu của ung thư tuyến giáp, hạch bạch huyết… như một phần của việc kiểm tra thể chất thông thường.
Nếu trong gia đình có người bị ung thư đại tràng trước 60 tuổi thì bạn nên nội soi đại tràng 5 năm 1 lần bắt đầu từ tuổi 40.
Siêu âm âm đạo cộng với xét nghiệm máu CA-125 bắt đầu từ 30 hay 35 tuổi nếu bạn có nguy cơ di truyền (đột biến BRCA1 hoặc các gen ung thư buồng trứng khác), bắt đầu từ 35 và 40 tuổi nếu bạn có đột biến gen BRCA2.
IV. Sức khỏe tình dục
9. Chlamydia
Bất cứ khi nào bạn đã có quan hệ tình dục, bạn nên đi khám. Mỗi năm khám một lần đối với phụ nữ dưới 25 tuổi. Nếu bạn có đối tác tình dục mới thì năm nào cũng phải đi khám.
10. HIV
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn, hãy nghĩ ngay tới việc kiểm tra căn bệnh này. Thời điểm là: Trước khi có quan hệ tình dục với đối tác mới, 4-6 tuần sau khi quan hệ tình dục không an toàn, và 6 tháng sau đó nữa.
Hiện nay có biện pháp mới kiểm tra nhanh chóng vùng “môi cô bé” và có kết quả trong vòng 20 phút. Biện pháp này cho kết quả chính xác từ 97-99%. Bạn vẫn cần xét nghiệm máu để xác minh xem mình có bị nhiễm căn bệnh thế kỉ không.
11. Ung thư cổ tử cung
Độ tuổi: 30 – 50 là phù hợp để đi khám. Nhưng bạn nên đi khám trong độ tuổi 20 nếu bạn có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Bạn nên kiểm tra hằng năm. Nếu kết quả HPV và Pap bình thường thì cứ 3 năm xét nghiệm 1 lần.
Các bác sĩ sẽ lấy mẫu lên miếng gạc để tìm kiếm 13 chủng virus HPV có liên quan tới bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy kiểm tra ngay cả khi bạn đã tiêm phòng HPV.
12. Xét nghiệm tế bào học PAP
Độ tuổi: 20 – 50, bạn nên xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Mục đích của việc này là để phát hiện ung thư cổ tử cung – một bệnh lý ác tính rất thường gặp ở phụ nữ, nhất là ở các nước đang phát triển.
Mức độ thường xuyên: Mỗi năm 1 lần. Sau khi có 3 lần kiểm tra âm tính với Pap trong độ tuổi 30 thì cứ 2-3 năm bạn mới phải xét nghiệm một lần.
Bạn nên yêu cầu thử nghiệm tế bào học (ThinPrep hay SurePath). Bạn vẫn cần kiểm tra Pap ngay cả khi bạn đã có thuốc phòng ngừa HPV.
Để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình (Ảnh minh họa)
13. Vùng chậu
Bạn nên kiểm tra vùng chậu khi bước vào tuổi 20. Các bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây lan qua đường tình dục, u nang và xem bạn có cần kiểm tra thêm để phát hiện ung thư buồng trứng không.
V. Bệnh tiểu đường
14. Kiểm tra đường huyết
Độ tuổi để bắt đầu là tuổi 45. Mức độ3 năm một lần. Kiểm tra rõ kết quả ngay cả khi bạn không bị bệnh tiểu đường bởi bạn có thể bị tiền đái tháo đường do thói quen ăn uống hàng ngày.
Kiểm tra lượng đường trong máu hàng năm bắt đầu từ 30 tuổi nếu bạn đang thừa cân và có các triệu chứng sau: hội chứng buồng trứng đa nang, trong gia đình có người bị tiểu đường, tiểu đường trong thai kì, huyết áp cao...
VI. Hormone
15. Chức năng tuyến giáp
Độ tuổi: Trước khi mang thai
Chi tiết: Xét nghiệm máu xem mức độ tuyến giáp cao hay thấp. Kiểm tra xem bạn có bị các triệu chứng như thiếu năng lượng, tăng cân hay rụng tóc không. Vì nhiều phụ nữ không có các triệu chứng trên nên cần phải kiểm tra, nhất là trước khi mang thai.
Bella
Bình luận