(VTC News) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết trong thời gian tới sẽ giao việc thống nhất tiền ăn bán trú cho phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận.
10.000 đồng mua được gì?
Ngày 4/1, theo ghi nhận của PV VTC News, các trường tiểu học trên địa bàn TP Nam Định vẫn duy trì dịch vụ bán trú theo chỉ đạo của của lãnh đạo phòng GD&ĐT Nam Định.
Cô Đinh Thị Tú (hiệu trưởng trường tiểu học Phạm Hồng Thái) cho biết, sau khi có chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, nhà trường đã tiến hành liên lạc với các đơn vị cung cấp thức ăn, rau xanh, ga... để tiếp tục phục vụ bán trú cho học sinh.
Cô Trịnh Thị Hạ, tổ trưởng cấp dưỡng của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái than thở: “Trước đây, chúng tôi còn thường xuyên thay đổi thực đơn với nhiều loại thịt cho các cháu nhưng hiện nay thì chỉ mua thịt nạc về chế biến thành nhiều món. Trước thì còn thịt kèm đậu, lạc, bây giờ chỉ có thịt không. Trước, một tuần có thêm vài bữa canh cua, ngao, hến... Bên cạnh đó, bữa phụ của học sinh sau thời gian buổi trưa cũng phải cắt hoàn toàn”.
Cô Hạ cũng cho hay, nếu như các cháu trước kia được ăn no cơm và thức ăn thì giờ đây chỉ được no cơm còn thức ăn hết sức hạn chế. Tiêu chuẩn mỗi học sinh chỉ được xin một lần thức ăn. Nếu các cháu có xin thêm cơm thì các cô cũng phải ngậm ngùi cho các cháu cơm không.
Một cán bộ cấp dưỡng khác cũng cho hay, với khoảng 10.000 đồng thực chi cho bữa ăn của các cháu thì nhà bếp cũng khó có thể thu xếp một bữa ăn thực sự đủ chất. “Các anh thử nghĩ xem, bây giờ 10.000 đồng thì mua được những cái gì với giá cả hiện nay?”. Chị này than thở.
Trong khi đó, cô Tú cũng chia sẻ thêm: “Với khoảng 10.000 đồng tiền ăn rất khó cho nhà trường thực hiện trong khi nhiều gia đình có ý định đưa thêm thức ăn bên ngoài nhưng nhà trường kiên quyết từ chối để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng không tạo ra sự phân biệt giàu nghèo nào trong nhà trường”.
Cũng cùng những tâm sự này, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, bà Lê Thị Hạnh cho biết nhà trường không lo nổi bữa ăn cho các cháu với mức tiền như quy định hiện nay.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT nói gì?
Xung quanh sự việc này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định để tìm hiểu kỹ về quy định này. Ông Tuấn cũng chia sẻ, do Nam Định là một địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người không cao nên không thể đưa ra một mức thu quá cao.
Tuy nhiên theo đánh giá của ông Tuấn, với mức thu 15.000 đồng, trong khi trừ các chi phí thì bữa ăn của các học sinh chỉ có khoảng 10.000 đồng cũng gây khó khăn cho các trường khi thực hiện.
Ông Tuấn cũng thẳn thắn cho rằng, việc lãnh đạo Tỉnh Nam Định ra quyết định quy định tiền ăn bán trú như trên là đứng về phía người dân. Tuy nhiên khi đưa quyết đinh vào triển khai nếu có những bất hợp lý thì sẽ dựa trên những kiến nghị từ các cấp dưới để điều chỉnh cho phù hợp.
Được biết, trong chiều ngày 3/1, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã làm việc với Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND TP Nam Định để thống nhất phương án điều chỉnh. Ông Tuấn cho biết, trong thời gian tới sẽ giao cho phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận và thống nhất tiền bán trú của học sinh. Tuy nhiên, việc này sẽ phải công khai cho tất cả các phụ huynh được biết.
Lý giải việc chậm trễ có những phương án điều chỉnh mức tiền thu bán trú cho hợp lý, gây khó khăn cho các trường khi triển khai, ông Tuấn cho rằng do các quy định về thủ tục hành chính và phải dựa trên các kiến nghị từ các cấp dưới gửi lên.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định cũng khẳng định sẽ đôn đốc các trường thống nhất với phụ huynh mức thu hợp lý để duy trì dịch vụ bán trú cho học sinh.
Phạm Thịnh
10.000 đồng mua được gì?
Ngày 4/1, theo ghi nhận của PV VTC News, các trường tiểu học trên địa bàn TP Nam Định vẫn duy trì dịch vụ bán trú theo chỉ đạo của của lãnh đạo phòng GD&ĐT Nam Định.
Cô Đinh Thị Tú (hiệu trưởng trường tiểu học Phạm Hồng Thái) cho biết, sau khi có chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, nhà trường đã tiến hành liên lạc với các đơn vị cung cấp thức ăn, rau xanh, ga... để tiếp tục phục vụ bán trú cho học sinh.
Cấp dưỡng tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái (TP.Nam Định) đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho học sinh (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Thực đơn của học sinh trường tiểu học Phạm Hồng Thái được công khai |
Cô Trịnh Thị Hạ, tổ trưởng cấp dưỡng của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái than thở: “Trước đây, chúng tôi còn thường xuyên thay đổi thực đơn với nhiều loại thịt cho các cháu nhưng hiện nay thì chỉ mua thịt nạc về chế biến thành nhiều món. Trước thì còn thịt kèm đậu, lạc, bây giờ chỉ có thịt không. Trước, một tuần có thêm vài bữa canh cua, ngao, hến... Bên cạnh đó, bữa phụ của học sinh sau thời gian buổi trưa cũng phải cắt hoàn toàn”.
Cô Hạ cũng cho hay, nếu như các cháu trước kia được ăn no cơm và thức ăn thì giờ đây chỉ được no cơm còn thức ăn hết sức hạn chế. Tiêu chuẩn mỗi học sinh chỉ được xin một lần thức ăn. Nếu các cháu có xin thêm cơm thì các cô cũng phải ngậm ngùi cho các cháu cơm không.
Một cán bộ cấp dưỡng khác cũng cho hay, với khoảng 10.000 đồng thực chi cho bữa ăn của các cháu thì nhà bếp cũng khó có thể thu xếp một bữa ăn thực sự đủ chất. “Các anh thử nghĩ xem, bây giờ 10.000 đồng thì mua được những cái gì với giá cả hiện nay?”. Chị này than thở.
Trong khi đó, cô Tú cũng chia sẻ thêm: “Với khoảng 10.000 đồng tiền ăn rất khó cho nhà trường thực hiện trong khi nhiều gia đình có ý định đưa thêm thức ăn bên ngoài nhưng nhà trường kiên quyết từ chối để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng không tạo ra sự phân biệt giàu nghèo nào trong nhà trường”.
Cũng cùng những tâm sự này, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, bà Lê Thị Hạnh cho biết nhà trường không lo nổi bữa ăn cho các cháu với mức tiền như quy định hiện nay.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT nói gì?
Xung quanh sự việc này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định để tìm hiểu kỹ về quy định này. Ông Tuấn cũng chia sẻ, do Nam Định là một địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người không cao nên không thể đưa ra một mức thu quá cao.
Tuy nhiên theo đánh giá của ông Tuấn, với mức thu 15.000 đồng, trong khi trừ các chi phí thì bữa ăn của các học sinh chỉ có khoảng 10.000 đồng cũng gây khó khăn cho các trường khi thực hiện.
Dịch vụ bán trú cho học sinh tiểu học tại TP Nam Định sẽ tiếp tục được duy trì (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ông Tuấn cũng thẳn thắn cho rằng, việc lãnh đạo Tỉnh Nam Định ra quyết định quy định tiền ăn bán trú như trên là đứng về phía người dân. Tuy nhiên khi đưa quyết đinh vào triển khai nếu có những bất hợp lý thì sẽ dựa trên những kiến nghị từ các cấp dưới để điều chỉnh cho phù hợp.
Được biết, trong chiều ngày 3/1, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã làm việc với Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND TP Nam Định để thống nhất phương án điều chỉnh. Ông Tuấn cho biết, trong thời gian tới sẽ giao cho phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận và thống nhất tiền bán trú của học sinh. Tuy nhiên, việc này sẽ phải công khai cho tất cả các phụ huynh được biết.
Lý giải việc chậm trễ có những phương án điều chỉnh mức tiền thu bán trú cho hợp lý, gây khó khăn cho các trường khi triển khai, ông Tuấn cho rằng do các quy định về thủ tục hành chính và phải dựa trên các kiến nghị từ các cấp dưới gửi lên.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định cũng khẳng định sẽ đôn đốc các trường thống nhất với phụ huynh mức thu hợp lý để duy trì dịch vụ bán trú cho học sinh.
Phạm Thịnh
Bình luận