• Zalo

Quả lê để 5 tháng không hỏng: Nhiều chất lạ chưa biết

Sức khỏeThứ Tư, 10/09/2014 09:32:00 +07:00Google News

(VTC News) – Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm thử nghiệm để quả lê với thời gian 5 tháng vẫn không bị hỏng, nhiều chất lạ trong quả lê vẫn chưa được định danh

(VTC News) – Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm thử nghiệm để quả lê với thời gian 5 tháng vẫn không bị hỏng, nhiều chất lạ trong quả lê vẫn chưa được định danh.

Từ đầu năm đến nay có gần 240.000 tấn rau, củ quả nhập qua các cửa khẩu của Lạng Sơn, với 21 mặt hàng như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo...

Bộ Y tế đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc gồm: táo đỏ, lê và dưa hấu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản.

Lê Trung Quốc được phát hiện có nhiều chất là chưa được định danh.
Ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Chúng tôi để thử quả lê 5 tháng mà vẫn không bị hỏng. Hiện có nhiều chất lạ trong hoa quả, Viện vẫn chưa thể định danh”.


Ông Đà phân trần, công tác kiểm soát chất bảo quản rất khó, hiện có rất nhiều loại mới, nhiều chất chưa định danh được, khó kiểm soát dư lượng. Các đơn vị thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng hầu như không phát hiện được hóa chất bảo quản.

Hiện, có nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Hiện nay có 2.000 loại hóa chất bảo quản nhưng Viện mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại.

Tới đây, Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ lấy thêm nhiều mẫu trái cây nhập khẩu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản.

Ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn cho biết, cách đây 3-4 năm Sở Y tế tỉnh từng lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Thời gian gần đây, việc sử dụng hóa chất bảo quản trong các loại quả nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc khiến nhiều người lo lắng. Các chuyên gia y tế cũng thừa nhận, nhiều loại táo, lê… để hàng tháng trời vẫn không bị hỏng. Chuối, mít xanh… được tẩm hóa chất để nhanh chín.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm phối hợp với các chi cục an toàn thưc phẩm lấy các mẫu quả ở chợ đầu mối, bán lẻ ngẫu nhiên để kiểm nghiệm. Tại sao táo, lê để lâu mà không hỏng.

Bộ trưởng đề nghị Cục An toàn Thực phẩm làm việc với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đề nghị cung cấp danh sách hóa chất bảo quản được sử dụng, ngưỡng an toàn… đối với rau củ quả ở Trung Quốc.

Trước đó, từ năm 2012, Bộ NN - PT - NT đã phát hiện một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng Endosulfan (đây là hoạt chất đã cấm sử dụng ở Việt Nam).

Endosulfan là thuốc trừ sâu có độc tính cao, ảnh hưởng đến các sinh vật có ích trong môi trường và sức khỏe con người. Liên Hợp quốc đã đưa thuốc trừ sâu Endosulfan vào danh sách các loại hóa chất hữu cơ độc hại gây ô nhiễm lâu dài và phải loại khỏi thị trường toàn cầu vào năm 2012. Song vào thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa cấm sử dụng loại thuốc sâu Endosulfan.

Trên thế giới một số nước vẫn còn sử dụng trên các cây công nghiệp, như bông, đay nhưng không sử dụng trên các cây làm thực phẩm.

» Nước ép rau củ quả 'đánh bay' đau họng
» 5 loại thực phẩm mà phụ nữ tuổi 30 nên 'kết thân'
» Trị rối loạn sinh lý nam bằng cách ăn uống
» Ly dị chồng mới biết thế nào là hạnh phúc

Nam Anh

Bình luận
vtcnews.vn