(VTC News) – Việc Trung Quốc liên tục bắt bớ, phá hoại tài sản khiến ngư dân lo lắng không có tiền sửa tàu, sắm ngư cụ để tiếp tục bám biển.
Cướp biển kiểu mới
Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ trong tháng 5, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có 11 tàu cá bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, đâm va, cướp bóc…
Báo Người lao động đưa tin, trở về từ Hoàng Sa, chủ tàu QNg 96284 Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn) không giấu nỗi ưu tư khi chuyến đi biển bị tàu Trung Quốc liên tục dồn ép, tấn công. Tổng chi phí cho chuyến đi biển vừa rồi hết hơn 210 triệu đồng nhưng khi ra Hoàng Sa đánh bắt chưa được bao lâu thì tàu anh Thạnh đụng tàu Trung Quốc.
Sau hơn 20 ngày đánh bắt không thành công, sáng 20/5, tàu phải quay về đất liền vì nhiên liệu cạn kiệt. Bán hết số cá trên tàu cũng chỉ được hơn 100 triệu đồng. Chuyến biển này, anh Thạnh lỗ nặng.
“Làm ngư dân như tụi tôi, dù có bị đánh đập, bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản đến đâu cũng phải tiếp tục ra khơi đánh bắt. Sức lực có thừa nhưng Trung Quốc cứ bắt bớ, phá hoại tài sản hoài như thế thì lấy đâu tiền bạc bù vào. Chúng tôi không sợ Trung Quốc, chỉ sợ không có tiền để sửa tàu, mua sắm ngư cụ để tiếp tục ra khơi bám biển” - anh Thạnh nói.
Bám biển đến cùng
Theo phản ánh của các chủ tàu cá, phía tàu Trung Quốc không chỉ cướp hết hải sản, phá hỏng máy móc trên tàu rồi đòi tiền chuộc mà còn đánh đập ngư dân Việt Nam hòng làm cho ngư dân không dám ra Hoàng Sa đánh bắt.
Cướp biển kiểu mới
Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ trong tháng 5, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có 11 tàu cá bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, đâm va, cướp bóc…
Tàu cá của ngư dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn trơ khung sau khi bị Trung Quốc phá hoại - Ảnh: Văn Mịnh/NLĐ |
Báo Người lao động đưa tin, trở về từ Hoàng Sa, chủ tàu QNg 96284 Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn) không giấu nỗi ưu tư khi chuyến đi biển bị tàu Trung Quốc liên tục dồn ép, tấn công. Tổng chi phí cho chuyến đi biển vừa rồi hết hơn 210 triệu đồng nhưng khi ra Hoàng Sa đánh bắt chưa được bao lâu thì tàu anh Thạnh đụng tàu Trung Quốc.
Sau hơn 20 ngày đánh bắt không thành công, sáng 20/5, tàu phải quay về đất liền vì nhiên liệu cạn kiệt. Bán hết số cá trên tàu cũng chỉ được hơn 100 triệu đồng. Chuyến biển này, anh Thạnh lỗ nặng.
Trung Quốc thừa nhận đâm tàu Việt Nam:
“Làm ngư dân như tụi tôi, dù có bị đánh đập, bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản đến đâu cũng phải tiếp tục ra khơi đánh bắt. Sức lực có thừa nhưng Trung Quốc cứ bắt bớ, phá hoại tài sản hoài như thế thì lấy đâu tiền bạc bù vào. Chúng tôi không sợ Trung Quốc, chỉ sợ không có tiền để sửa tàu, mua sắm ngư cụ để tiếp tục ra khơi bám biển” - anh Thạnh nói.
Bám biển đến cùng
Theo phản ánh của các chủ tàu cá, phía tàu Trung Quốc không chỉ cướp hết hải sản, phá hỏng máy móc trên tàu rồi đòi tiền chuộc mà còn đánh đập ngư dân Việt Nam hòng làm cho ngư dân không dám ra Hoàng Sa đánh bắt.
Tuy nhiên, trong những ngày biển Đông dậy sóng này, ngư dân vẫn vượt qua hiểm nguy để thu về những khoang cá đầy. Họ liên kết, đồng lòng hướng về Hoàng Sa đánh bắt hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong căn nhà xập xệ, tuềnh toàng ở xóm chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân Đặng Tằm kể ông đã hơn 10 lần bị tàu Trung Quốc tấn công.
Video tàu Trung Quốc tổ chức ngăn cản tàu Việt Nam:
Trong căn nhà xập xệ, tuềnh toàng ở xóm chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân Đặng Tằm kể ông đã hơn 10 lần bị tàu Trung Quốc tấn công.
Đầu năm 2014, tàu của ông Tằm đang đánh bắt ở Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc bắt, đập phá. Thậm chí, có lần còn bị tàu Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt, sau đó cả nhà chạy vay tiền nộp phạt hơn 200 triệu đồng mới quay về nhà được. Nợ cũ dồn nợ mới, bây giờ, gia đình ông đang gánh nợ 400 triệu đồng.
Thế nhưng, “dù gì cũng phải đi biển, kiếm tiền lo gia đình. Cũng may nhờ bà con thương tình, sau mỗi chuyến biển bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập vô cớ như vậy nên cho mượn tiền mới tiếp tục sửa tàu, mua sắm ngư cụ” - ông Tằm nói
Tàu Trung Quốc uy hiếp không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản
Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng lớn tàu cá vỏ sắt, với khoảng 35 tàu có sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh, quyết liệt ngăn cản, phun vòi rồng uy hiếp không cho ngư dân ta đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Trong ngày, tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao, phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam, phạm vi hoạt động cách giàn khoan 7 - 9 hải lý.
Diễn biến tại thực địa khá căng thẳng do các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo của Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động ngăn cản quyết liệt và đâm va, phun vòi rồng vào lực lượng kiểm ngư, ngăn không cho các tàu Kiểm ngư tiến gần vào giàn khoan để phản đối hành vi vi phạm, hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tàu cá Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực phía Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 20 – 25 hải lý.
Bên cạnh đó, tàu cá của ngư dân Việt Nam đã chủ động, khôn khéo, vòng tránh an toàn sự ngăn cản của tàu Trung Quốc và tiếp tục bám ngư trường.
Không thể 'đem gươm đao' đến nhà người ta làm gì thì làm
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời TTXVN để làm rõ những vấn đề nổi bật của Shangri-La 2014, cũng như những thách thức mới đối với đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
Theo ông, cái gọi là mới, tiếp cận mới trong diễn đàn diễn đàn Shangri-La 13 là các quốc gia không né tránh sự thật.
Thứ trưởng cho rằng, trong một quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen, có thể là người ta nghĩ mà người ta không nói. Hoặc có thể họ nói “thấp” hơn, nhưng không ai tỏ ra đồng tình, bao che cho hành động của Trung Quốc.
Đồng thời sự đồng thuận giữa các đoàn đại biểu là bởi họ lo lắng cho tình hình an ninh khu vực. Nhưng hơn thế là họ lo lắng để cách hành xử này đừng lan thành một “dịch bệnh." Bởi, nếu nó lan thành dịch bệnh thì không chỉ một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, mà cả thế giới sẽ phải quay lại các thế kỷ trước - những thế kỷ mà có thể “đem gươm, đem đao” đến nhà người ta, muốn làm gì thì làm.
Thế kỷ 21 không phải là thế kỷ như vậy - ông nhấn mạnh.
Các vua Việt Nam đều quan tâm khẳng định chủ quyền
Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo này một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng (1791 - 1841). Từ thời vị vua này trở đi hoạt động của thủy quân trên đảo Hoàng Sa bên cạnh đội Hoàng Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thành lệ hàng năm. Lực lượng thủy quân giống như "lực lượng đặc biệt" gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương có nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo.
Các vua triều Nguyễn trực tiếp theo sát và ra các chỉ dụ rất cụ thể cho "lực lượng đặc biệt". Vua Minh Mạng còn sát sao hơn, có chỉ dụ cho từng chuyến đi ra đảo.
Năm Minh Mạng thứ 16 (Năm 1835) nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu tại Hoàng Sa theo thể chếnhà đá. Sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển 154 cho biết, mùa hạ năm đó nhà vua sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách tòa miếu cổ 7 trượng. Bên trái và phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu đều trồng các loại cây.
Sách Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông chép rằng, các quân nhân đến đảo thường mang theo hạt quả thủy nam rải ở trong và ngoài miếu cho cây mọc để tìm dấu mà nhận. Vua Minh Mạng cũng nói rõ, thuyền buôn đi qua đây thường bị hại, va phải đá ngầm chìm đắm nên trồng cây cốt làm dấu để nhận ra đảo mà tránh.
Chia sẻ cùng hải quan ASEAN về vấn đề biển Đông
Tại hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23, Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Ngọc Túc đã chia sẻ với hải quan các nước về việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam.
Ông phát biểu: Trong khi Hải quan ASEAN tiến hành Hội nghị với tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, thì từ ngày 1-5-2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam - một nước thành viên ASEAN.
"Giàn khoan đã được hạ đặt tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông và tự do thương mại trong khu vực Đông Nam Á", ông Túc nói.
Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc rất mong các bạn đồng nghiệp chia sẻ với quan điểm của Việt Nam là cần giải quyết vấn đề này một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Câu chuyện "bó đũa" ở một công ty Hàn Quốc đóng tại Việt Nam
Con số 413.899.000 đồng được công bố. Toàn bộ những người có mặt trong hội trường Công ty Nobland Việt Nam, Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM sáng 4/6 đứng dậy vỗ tay thật lớn.
Theo báo Tuổi trẻ, đó là số tiền hơn 10.000 cán bộ công nhân Công ty Nobland Việt Nam đã cùng nhau góp lại trong suốt những ngày qua để đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
“Đây không phải là một số tiền thật lớn, nhưng là công sức của các anh chị em công nhân đã làm việc chăm chỉ, đóng góp bằng chính sức lao động của mình, điều đó mới thật là đáng quý” - ông Kim Chung Kuk, người Hàn Quốc, tổng giám đốc công ty, mở lời như vậy khi trao bảng tượng trưng có ghi số tiền đó đến đại diện báo Tuổi Trẻ.
“Các anh chị em ở đây ai có ý kiến gì thêm không?” - ông Kim hướng về phía hơn 100 công nhân đang ngồi phía trước hỏi.
Một anh công nhân đứng lên dõng dạc: “Tôi chỉ là một công dân bình thường. Trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta, tôi cảm thấy rất bức xúc. Sự bức xúc, uất nghẹn nhiều khi không thể diễn đạt thành lời. Chúng ta phải kìm nén lại, thể hiện tình cảm yêu nước của mình một cách đúng đắn. Phải làm việc tích cực hơn. Cả dân tộc mình sẽ tập hợp lại như câu chuyện bó đũa...”
Cả hội trường lại vỗ tay, anh ngồi xuống mà khuôn mặt vẫn còn đỏ gay, cắn chặt môi run run xúc động. Đó là anh công nhân Trịnh Văn Thuận.
» Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ngạc nhiên trước tính toán sai lầm của TQ
» Nhận mặt tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc dọa tàu Việt Nam
» Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc dùng chiến thuật 'ruồi bu'
Diệp Vy (tổng hợp)
Thế nhưng, “dù gì cũng phải đi biển, kiếm tiền lo gia đình. Cũng may nhờ bà con thương tình, sau mỗi chuyến biển bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập vô cớ như vậy nên cho mượn tiền mới tiếp tục sửa tàu, mua sắm ngư cụ” - ông Tằm nói
Tàu Trung Quốc uy hiếp không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản
Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng lớn tàu cá vỏ sắt, với khoảng 35 tàu có sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh, quyết liệt ngăn cản, phun vòi rồng uy hiếp không cho ngư dân ta đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Trong ngày, tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao, phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam, phạm vi hoạt động cách giàn khoan 7 - 9 hải lý.
Diễn biến tại thực địa khá căng thẳng do các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo của Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động ngăn cản quyết liệt và đâm va, phun vòi rồng vào lực lượng kiểm ngư, ngăn không cho các tàu Kiểm ngư tiến gần vào giàn khoan để phản đối hành vi vi phạm, hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc vây ép tàu Việt Nam tại thực địa giàn khoan Hải Dương 981 |
Bên cạnh đó, tàu cá của ngư dân Việt Nam đã chủ động, khôn khéo, vòng tránh an toàn sự ngăn cản của tàu Trung Quốc và tiếp tục bám ngư trường.
Không thể 'đem gươm đao' đến nhà người ta làm gì thì làm
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời TTXVN để làm rõ những vấn đề nổi bật của Shangri-La 2014, cũng như những thách thức mới đối với đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
Theo ông, cái gọi là mới, tiếp cận mới trong diễn đàn diễn đàn Shangri-La 13 là các quốc gia không né tránh sự thật.
Thứ trưởng cho rằng, trong một quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen, có thể là người ta nghĩ mà người ta không nói. Hoặc có thể họ nói “thấp” hơn, nhưng không ai tỏ ra đồng tình, bao che cho hành động của Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: Lê Anh Dũng/VNN |
Đồng thời sự đồng thuận giữa các đoàn đại biểu là bởi họ lo lắng cho tình hình an ninh khu vực. Nhưng hơn thế là họ lo lắng để cách hành xử này đừng lan thành một “dịch bệnh." Bởi, nếu nó lan thành dịch bệnh thì không chỉ một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, mà cả thế giới sẽ phải quay lại các thế kỷ trước - những thế kỷ mà có thể “đem gươm, đem đao” đến nhà người ta, muốn làm gì thì làm.
Thế kỷ 21 không phải là thế kỷ như vậy - ông nhấn mạnh.
Các vua Việt Nam đều quan tâm khẳng định chủ quyền
Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo này một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng (1791 - 1841). Từ thời vị vua này trở đi hoạt động của thủy quân trên đảo Hoàng Sa bên cạnh đội Hoàng Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thành lệ hàng năm. Lực lượng thủy quân giống như "lực lượng đặc biệt" gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương có nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo.
Châu bản ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 16 về việc trị tội một số quan lại và xét thưởng một số dân binh |
Các vua triều Nguyễn trực tiếp theo sát và ra các chỉ dụ rất cụ thể cho "lực lượng đặc biệt". Vua Minh Mạng còn sát sao hơn, có chỉ dụ cho từng chuyến đi ra đảo.
Năm Minh Mạng thứ 16 (Năm 1835) nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu tại Hoàng Sa theo thể chếnhà đá. Sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển 154 cho biết, mùa hạ năm đó nhà vua sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách tòa miếu cổ 7 trượng. Bên trái và phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu đều trồng các loại cây.
Sách Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông chép rằng, các quân nhân đến đảo thường mang theo hạt quả thủy nam rải ở trong và ngoài miếu cho cây mọc để tìm dấu mà nhận. Vua Minh Mạng cũng nói rõ, thuyền buôn đi qua đây thường bị hại, va phải đá ngầm chìm đắm nên trồng cây cốt làm dấu để nhận ra đảo mà tránh.
Chia sẻ cùng hải quan ASEAN về vấn đề biển Đông
Tại hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23, Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Ngọc Túc đã chia sẻ với hải quan các nước về việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam.
Ông phát biểu: Trong khi Hải quan ASEAN tiến hành Hội nghị với tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, thì từ ngày 1-5-2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam - một nước thành viên ASEAN.
Video ASEAN đồng thuận thể hiện quan điểm về biển Đông:
"Giàn khoan đã được hạ đặt tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông và tự do thương mại trong khu vực Đông Nam Á", ông Túc nói.
Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc rất mong các bạn đồng nghiệp chia sẻ với quan điểm của Việt Nam là cần giải quyết vấn đề này một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Câu chuyện "bó đũa" ở một công ty Hàn Quốc đóng tại Việt Nam
Con số 413.899.000 đồng được công bố. Toàn bộ những người có mặt trong hội trường Công ty Nobland Việt Nam, Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM sáng 4/6 đứng dậy vỗ tay thật lớn.
Tổng giám đốc Kim Chung Kuk (thứ tư từ phải, hàng đứng) cùng nhân viên và công nhân Công ty Nobland VN tham gia chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” - Ảnh: Thanh Đạm/TTO |
Theo báo Tuổi trẻ, đó là số tiền hơn 10.000 cán bộ công nhân Công ty Nobland Việt Nam đã cùng nhau góp lại trong suốt những ngày qua để đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
“Đây không phải là một số tiền thật lớn, nhưng là công sức của các anh chị em công nhân đã làm việc chăm chỉ, đóng góp bằng chính sức lao động của mình, điều đó mới thật là đáng quý” - ông Kim Chung Kuk, người Hàn Quốc, tổng giám đốc công ty, mở lời như vậy khi trao bảng tượng trưng có ghi số tiền đó đến đại diện báo Tuổi Trẻ.
Video cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam:
“Các anh chị em ở đây ai có ý kiến gì thêm không?” - ông Kim hướng về phía hơn 100 công nhân đang ngồi phía trước hỏi.
Một anh công nhân đứng lên dõng dạc: “Tôi chỉ là một công dân bình thường. Trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta, tôi cảm thấy rất bức xúc. Sự bức xúc, uất nghẹn nhiều khi không thể diễn đạt thành lời. Chúng ta phải kìm nén lại, thể hiện tình cảm yêu nước của mình một cách đúng đắn. Phải làm việc tích cực hơn. Cả dân tộc mình sẽ tập hợp lại như câu chuyện bó đũa...”
Cả hội trường lại vỗ tay, anh ngồi xuống mà khuôn mặt vẫn còn đỏ gay, cắn chặt môi run run xúc động. Đó là anh công nhân Trịnh Văn Thuận.
» Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ngạc nhiên trước tính toán sai lầm của TQ
» Nhận mặt tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc dọa tàu Việt Nam
» Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc dùng chiến thuật 'ruồi bu'
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận