Thông tin trên đã được gia đình ông xác nhận. Đây là một tổn thất lớn của nền văn nghệ. Cách đây không lâu, con trai ông, ca sĩ Duy Quang cũng đã từ biệt cõi trần sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác.
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ, nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5/2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng…
Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường...
Năm 1942, khi 21 tuổi, Phạm Duy có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ". Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng.
Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.
Nghe những ca khúc bất hủ của Phạm Duy
Trong hàng ngàn tác phẩm, các sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Duy có thể kể đến: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh. Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê. Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng...
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng nhận xét về Phạm Duy như sau: “"Trong "gia tài" của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như "Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười"…
Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ."
Giáo sư Trần Văn Khê cũng từng rất trân trọng Phạm Duy. Ông viết trong Nhân xem trường ca "Con đường cái quan" của Phạm Duy như thế này, "Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ, Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt lời đẹp mà tôi chưa biết.
Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca dao, những câu lục bát biến thể, hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài tình."
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ, nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5/2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng…
Nhạc sĩ Phạm Duy |
Năm 1942, khi 21 tuổi, Phạm Duy có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ". Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng.
Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.
Nghe những ca khúc bất hủ của Phạm Duy
Trong hàng ngàn tác phẩm, các sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Duy có thể kể đến: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh. Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê. Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng...
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng nhận xét về Phạm Duy như sau: “"Trong "gia tài" của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như "Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười"…
Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ."
Giáo sư Trần Văn Khê cũng từng rất trân trọng Phạm Duy. Ông viết trong Nhân xem trường ca "Con đường cái quan" của Phạm Duy như thế này, "Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ, Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt lời đẹp mà tôi chưa biết.
Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca dao, những câu lục bát biến thể, hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài tình."
Trần Lê
Bình luận