(VTC News) - Ngày 7/11, hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain và Levin chỉ trích Trung Quốc bán sản phẩm điện tử giả cho quân đội Mỹ, đe dọa đến tính mạng binh sĩ cũng như an ninh và kinh tế của nước này. Họ “điểm mặt chỉ tên” 3 công ty của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố ngày 8/11 tổ chức phiên điều trần để công bố chứng cứ.
Trong năm nay, hai nghị sĩ này này liên tục nhắc nhở Mỹ quan tâm đến “mối đe dọa Trung Quốc”:"Sau nhiều lần sang tay, linh kiện điện tử giả do các xưởng sản xuất ở phía nam Trung Quốc sản xuất bằng nhiều phương thức như tái chế sản phẩm cũ đã thâm nhập vào quân đội Mỹ".
Tháng 6 năm nay, cả hai lại công khai phê phán việc Bắc Kinh từ chối cho họ đến Trung Quốc điều tra với lí do“tình hình nhạy cảm, không có lợi cho quan hệ Mỹ – Trung”.
Ngay từ ngày 7/11, hai nghị sĩ bắt đầu công bố hàng loạt các con số điều tra khiến dư luận Mỹ phải choáng váng: Phát hiện 1800 trường hợp linh kiện điện tử giả khi tiến hành kiểm tra đối với 1 triệu linh kiện độc lập của quân đội Mỹ. Tiếp tục tiến hành điều tra 100 mẫu trong số 1800 trường hợp này, phát hiện hơn 70% linh kiện điện tử giả đến từ Trung Quốc; hơn 20% đến từ Anh và Canada.
Theo Washington Post, tại buổi họp báo được tổ chức ngày 7/11, hai nghị sĩ McCain và Levin tỏ ra rất giận dữ. Nghị sĩ McCain lên án Trung Quốc để mặc thị trường sản phẩm điện tử giả ngang nhiên tồn tại ở tỉnh Quảng Đông. Còn nghị sĩ Levin thì nhận định, Thâm Quyến là trung tâm sản phẩm điện tử giả.
Hai nghị sĩ “điểm mặt” 3 doanh nghiệp tại Thâm Quyến, cho biết sau nhiều lần sang tay, cuối cùng linh kiện điện tử do 3 công ty này bán ra đã thâm nhập vào 3 công ty cung ứng quan trọng của Lầu Năm Góc là Raytheon, Leadsun và Boeing. Chất lượng trang thiết bị trên máy bay trực thăng CH-46 của hải quân Mĩ, máy bay tuần tra Poseidon P-8A, máy bay vận tải C-17 không quân,… do 3 công ty này sản xuất đều có vấn đề.
Tờ Bloomberg dẫn báo cáo điều tra của hai nghị sĩ cho biết: “Máy bay vận tải Spartan C-27 từng được bố trí tại Afghanistan do công ty Leisun sản xuất có sử dụng sản phẩm điện tử giả. Ngày 19/9, công ty này cho biết trong số 11 chiếc máy bay được bố trí trong đợt đầu tiên thì có 8 chiếc sử dụng 38 con chip bộ nhớ video có xuất xứ từ doanh nghiệp Thâm Quyến.
Khi chip điện tử này mất hiệu lực thì nhân viên thao tác không thể lấy các thông tin quan trọng như trạng thái hoạt động, tình hình nhiên liệu…; màn hình hiển thị thậm chí sẽ biến thành trắng xóa”.
CNN dẫn lời nghị sĩ Levine : “Tuy tới nay chưa có hiện tượng linh kiện do Trung Quốc sản xuất dẫn đến máy bay cháy nổ, binh sĩ thiệt mạng nhưng nếu không sửa chữa sai sót này thì nỗi sợ hãi sẽ luôn tồn tại”.
Nghị sĩ McCain còn nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chấp nhận vào thời khắc then chốt, tên lửa đạn đạo không thể tấn công mục tiêu, càng không thể chấp nhận phi công máy bay trực thăng không thể bắn tên lửa. Tất cả những điều này bắt nguồn từ linh kiện giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Số lượng lớn linh kiện giả thâm nhập vào quân sự Mỹ không chỉ đe dọa sinh mệnh binh sĩ mà còn đe dọa an ninh và kinh tế quốc gia”.
Phản ứng trước vụ bê bối này, ngày 8/11, trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu, một số nhân sĩ Trung Quốc đã bày tỏ bất bình. Họ thừa nhận Trung Quốc có tình trạng tái chế rác điện tử, tuy nhiên khẳng định khi xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp cơ bản không nghĩ rằng sau nhiều lần sang tay sản phẩm lại được bán cho quân đội Mỹ.
Nhà nghiên cứu Nghê Phong thuộc Phòng Nghiên cứu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ "nghiêm khắc kiểm điểm lại lỗ hổng trong mua sắm vũ khí quân sự”, hàm ý việc này do một số nhà buôn thương mại của Mỹ muốn dựa vào “mua rẻ bán đắt” để làm giàu gây nên.
Nhưng, làm thế nào hàng giả len được qua hệ thống kiểm định kĩ thuật hiện đại bậc nhất của Hoa Kỳ? Và việc 2 nghị sĩ McCain - Levin đưa vấn đề ra ánh sáng, biến nó thành một vụ scandal phải chăng đúng như bình luận của AFP: “Rất nhiều nhà chính trị Mỹ tin rằng trước cuộc tổng tuyển cử năm 2012, những câu chỉ trích nhằm vào Trung Quốc đều là những câu cử tri Mỹ rất thích nghe”?
Đón đọc tiếp kỳ sau trên VTC News!
Sáng Nguyễn
70% linh kiện điện tử giả trong quân đội Mỹ đến từ Trung Quốc
Tại buổi họp báo được tổ chức vào ngày 7/11, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Carl Levin và Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCanin tuyên bố: "Trung Quốc đang bán linh kiện điện tử giả cho Mỹ", "linh kiện điện tử giả có nguồn gốc từ Trung Quốc tràn ngập trong quân đội Mỹ",...
Những tuyên bố này nhanh chóng trở thành tít nóng trên AP và CNN.
Ngày 8/11, tờ Washington Post bình luận: “Vấn đề hàng giả giá rẻ của Trung Quốc từng ảnh hưởng đến Gucci và Louis Vuitton trong suốt thời gian dài hiện đã bắt đầu đe dọa hệ thống vũ khí cấp cao của Lầu Năm Góc”.
Thượng Nghị sĩ Carl Levin (phải) và Thượng Nghị sĩ John McCain |
Trong năm nay, hai nghị sĩ này này liên tục nhắc nhở Mỹ quan tâm đến “mối đe dọa Trung Quốc”:"Sau nhiều lần sang tay, linh kiện điện tử giả do các xưởng sản xuất ở phía nam Trung Quốc sản xuất bằng nhiều phương thức như tái chế sản phẩm cũ đã thâm nhập vào quân đội Mỹ".
Tháng 6 năm nay, cả hai lại công khai phê phán việc Bắc Kinh từ chối cho họ đến Trung Quốc điều tra với lí do“tình hình nhạy cảm, không có lợi cho quan hệ Mỹ – Trung”.
Ngay từ ngày 7/11, hai nghị sĩ bắt đầu công bố hàng loạt các con số điều tra khiến dư luận Mỹ phải choáng váng: Phát hiện 1800 trường hợp linh kiện điện tử giả khi tiến hành kiểm tra đối với 1 triệu linh kiện độc lập của quân đội Mỹ. Tiếp tục tiến hành điều tra 100 mẫu trong số 1800 trường hợp này, phát hiện hơn 70% linh kiện điện tử giả đến từ Trung Quốc; hơn 20% đến từ Anh và Canada.
Theo Washington Post, tại buổi họp báo được tổ chức ngày 7/11, hai nghị sĩ McCain và Levin tỏ ra rất giận dữ. Nghị sĩ McCain lên án Trung Quốc để mặc thị trường sản phẩm điện tử giả ngang nhiên tồn tại ở tỉnh Quảng Đông. Còn nghị sĩ Levin thì nhận định, Thâm Quyến là trung tâm sản phẩm điện tử giả.
Hai nghị sĩ “điểm mặt” 3 doanh nghiệp tại Thâm Quyến, cho biết sau nhiều lần sang tay, cuối cùng linh kiện điện tử do 3 công ty này bán ra đã thâm nhập vào 3 công ty cung ứng quan trọng của Lầu Năm Góc là Raytheon, Leadsun và Boeing. Chất lượng trang thiết bị trên máy bay trực thăng CH-46 của hải quân Mĩ, máy bay tuần tra Poseidon P-8A, máy bay vận tải C-17 không quân,… do 3 công ty này sản xuất đều có vấn đề.
Máy bay tuần tra Poseidon P-8A |
Tờ Bloomberg dẫn báo cáo điều tra của hai nghị sĩ cho biết: “Máy bay vận tải Spartan C-27 từng được bố trí tại Afghanistan do công ty Leisun sản xuất có sử dụng sản phẩm điện tử giả. Ngày 19/9, công ty này cho biết trong số 11 chiếc máy bay được bố trí trong đợt đầu tiên thì có 8 chiếc sử dụng 38 con chip bộ nhớ video có xuất xứ từ doanh nghiệp Thâm Quyến.
Khi chip điện tử này mất hiệu lực thì nhân viên thao tác không thể lấy các thông tin quan trọng như trạng thái hoạt động, tình hình nhiên liệu…; màn hình hiển thị thậm chí sẽ biến thành trắng xóa”.
CNN dẫn lời nghị sĩ Levine : “Tuy tới nay chưa có hiện tượng linh kiện do Trung Quốc sản xuất dẫn đến máy bay cháy nổ, binh sĩ thiệt mạng nhưng nếu không sửa chữa sai sót này thì nỗi sợ hãi sẽ luôn tồn tại”.
Nghị sĩ McCain còn nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chấp nhận vào thời khắc then chốt, tên lửa đạn đạo không thể tấn công mục tiêu, càng không thể chấp nhận phi công máy bay trực thăng không thể bắn tên lửa. Tất cả những điều này bắt nguồn từ linh kiện giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Số lượng lớn linh kiện giả thâm nhập vào quân sự Mỹ không chỉ đe dọa sinh mệnh binh sĩ mà còn đe dọa an ninh và kinh tế quốc gia”.
Phản ứng trước vụ bê bối này, ngày 8/11, trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu, một số nhân sĩ Trung Quốc đã bày tỏ bất bình. Họ thừa nhận Trung Quốc có tình trạng tái chế rác điện tử, tuy nhiên khẳng định khi xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp cơ bản không nghĩ rằng sau nhiều lần sang tay sản phẩm lại được bán cho quân đội Mỹ.
Nhà nghiên cứu Nghê Phong thuộc Phòng Nghiên cứu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ "nghiêm khắc kiểm điểm lại lỗ hổng trong mua sắm vũ khí quân sự”, hàm ý việc này do một số nhà buôn thương mại của Mỹ muốn dựa vào “mua rẻ bán đắt” để làm giàu gây nên.
Nhưng, làm thế nào hàng giả len được qua hệ thống kiểm định kĩ thuật hiện đại bậc nhất của Hoa Kỳ? Và việc 2 nghị sĩ McCain - Levin đưa vấn đề ra ánh sáng, biến nó thành một vụ scandal phải chăng đúng như bình luận của AFP: “Rất nhiều nhà chính trị Mỹ tin rằng trước cuộc tổng tuyển cử năm 2012, những câu chỉ trích nhằm vào Trung Quốc đều là những câu cử tri Mỹ rất thích nghe”?
Đón đọc tiếp kỳ sau trên VTC News!
Sáng Nguyễn
Bình luận