(VTC News)- Sáng nay, 20/11/2014, Khoa tiếng Nga (Đại học Hà Nội) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập.
PGS-TS Trần Quang Bình - Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội (trước đây là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) đánh giá, nhiều thế hệ thầy cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, dành hết khả năng trí tuệ, kiến thức và tình yêu thương cho lớp lớp thế hệ sinh viên. Từ đó, những "hạt giống" thành công tỏa đi khắp mọi miền đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho đất nước.
Những truyền thống của khoa tiếng Nga cũng từ đó được lan tỏa ra cộng đồng suốt hơn nửa thế kỷ, để xã hội có được những đánh giá tích cực về khoa, về trường.
Chia sẻ trong ngày kỷ niệm, PGS Trần Quang Bình cho biết đây là cơ hội để thầy cô và các thế hệ sinh viên tụ họp, ôn lại kỷ niệm xưa, duy trì truyền thống đáng trân trọng của khoa tiếng Nga. Điều này cũng góp phần truyền lại tình yêu tiếng Nga, văn hóa Nga cho các thế hệ đi sau, lấy đó là cơ sở để duy trì, phát triển tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Thầy Vũ Thế Khôi, một trong 100 “hạt giống đỏ” được cử sang Liên Xô đào tạo từ năm 1954, xúc động khi nhắc lại những kỷ niệm trong ngày 20/11.
"Tiếng Nga có duyên với dân tộc Việt Nam bởi tiếng Nga đến Việt Nam cùng Cách mạng tháng 8. Tiếng Nga được giảng dạy ở trong hội trường đại học ở Lê Thánh Tông từ ngày 15/11/1945.
Hai biểu ngữ tiếng Nga "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc" và "Độc lập hay là chết" trong Cách mạng tháng 8 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự ảnh hưởng từ rất sớm của tiếng Nga ở Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà những người lính giải phóng quân đã đút những tập thơ Pushkin vào ba lô trong hành trình xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Điều đó không thể thấy ở một dân tộc nào khác trên thế giới. Bởi tình cảm với nước Nga, văn hóa Nga là vô cùng sâu đậm trong lòng người Việt Nam".
Nói về cái duyên khi 55 năm ngày thành lập khoa lại trùng đúng vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy Vũ Thế Khôi cảm thấy tự hào khi được gặp thế hệ sinh viên đầu tiên năm 1966, hay lứa sinh viên 1974 với nhiều học trò thành đạt.
"Thật khó diễn tả niềm vui của người thầy khi thấy học trò của mình thành đạt trong sự nghiệp. Đó là điều đáng mừng. Với tôi, trò hơn thầy là đất nước được nhờ".
Đối với thầy và trò khoa tiếng Nga, trong ngày kỷ niệm đáng nhớ, họ có chung một tâm niệm giống như thầy Lê Văn Nhân chia sẻ: "Thật khó để tiếng Nga đòi lại vị thế độc tôn ở Việt Nam như thời kỳ trước. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết mình cho tình hữu nghị hai đất nước, để tiếng Nga sẽ mãi ở trong lòng người Việt".
Những hình ảnh của buổi lễ:
Duy Thành
PGS-TS Trần Quang Bình - Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội (trước đây là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) đánh giá, nhiều thế hệ thầy cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, dành hết khả năng trí tuệ, kiến thức và tình yêu thương cho lớp lớp thế hệ sinh viên. Từ đó, những "hạt giống" thành công tỏa đi khắp mọi miền đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho đất nước.
Những truyền thống của khoa tiếng Nga cũng từ đó được lan tỏa ra cộng đồng suốt hơn nửa thế kỷ, để xã hội có được những đánh giá tích cực về khoa, về trường.
Thầy Trần Quang Bình khai mạc lễ kỷ niệm 55 năm thành lập khoa tiếng Nga |
Chia sẻ trong ngày kỷ niệm, PGS Trần Quang Bình cho biết đây là cơ hội để thầy cô và các thế hệ sinh viên tụ họp, ôn lại kỷ niệm xưa, duy trì truyền thống đáng trân trọng của khoa tiếng Nga. Điều này cũng góp phần truyền lại tình yêu tiếng Nga, văn hóa Nga cho các thế hệ đi sau, lấy đó là cơ sở để duy trì, phát triển tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi (hàng đầu từ phải qua), một trong 100 "hạt giống đỏ" |
Thầy Vũ Thế Khôi, một trong 100 “hạt giống đỏ” được cử sang Liên Xô đào tạo từ năm 1954, xúc động khi nhắc lại những kỷ niệm trong ngày 20/11.
"Tiếng Nga có duyên với dân tộc Việt Nam bởi tiếng Nga đến Việt Nam cùng Cách mạng tháng 8. Tiếng Nga được giảng dạy ở trong hội trường đại học ở Lê Thánh Tông từ ngày 15/11/1945.
Hai biểu ngữ tiếng Nga "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc" và "Độc lập hay là chết" trong Cách mạng tháng 8 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự ảnh hưởng từ rất sớm của tiếng Nga ở Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà những người lính giải phóng quân đã đút những tập thơ Pushkin vào ba lô trong hành trình xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Điều đó không thể thấy ở một dân tộc nào khác trên thế giới. Bởi tình cảm với nước Nga, văn hóa Nga là vô cùng sâu đậm trong lòng người Việt Nam".
Nói về cái duyên khi 55 năm ngày thành lập khoa lại trùng đúng vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy Vũ Thế Khôi cảm thấy tự hào khi được gặp thế hệ sinh viên đầu tiên năm 1966, hay lứa sinh viên 1974 với nhiều học trò thành đạt.
"Thật khó diễn tả niềm vui của người thầy khi thấy học trò của mình thành đạt trong sự nghiệp. Đó là điều đáng mừng. Với tôi, trò hơn thầy là đất nước được nhờ".
Đối với thầy và trò khoa tiếng Nga, trong ngày kỷ niệm đáng nhớ, họ có chung một tâm niệm giống như thầy Lê Văn Nhân chia sẻ: "Thật khó để tiếng Nga đòi lại vị thế độc tôn ở Việt Nam như thời kỳ trước. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết mình cho tình hữu nghị hai đất nước, để tiếng Nga sẽ mãi ở trong lòng người Việt".
Những hình ảnh của buổi lễ:
Các thế hệ giáo viên khoa Nga |
Các thế hệ giảng viên, sinh viên khoa Nga |
Duy Thành
Bình luận