(VTC News) – Với công việc "cò" nhà trọ mang tính "thời vụ" song nhiều sinh viên cũng kiếm cả chục triệu đồng/tháng.
Chính điều này đã tạo nên “cơn sốt” mang tên nhà trọ. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều “cò nhà trọ” ngay từ những ngày cuối tháng 6, 7, khi sinh viên tốt nghiệp trả phòng về địa phương làm việc đã tranh thủ “găm hàng”, chờ thời điểm hốt bạc.
Do không phải phụ huynh nào cũng sành sỏi, thông thạo đường phố, địa bàn - nơi con mình sắp theo học, vả lại, việc tìm nhà trọ không phải chuyện dễ dàng có thể làm trong ngày một, ngày hai, nên họ đã nhờ tới người quen, chủ yếu là những sinh viên đang trọ ở khu vực này tìm kiếm giúp hoặc buộc phải “cầu cứu” các trung tâm ở đây.
Với tâm lý lo sợ bị “cò” ở trung tâm xỏ mũi, lừa đảo, thu phí ngất ngưởng, nhiều bậc phụ huynh đã tìm tới sinh viên để “nhờ vả”. Không ít gia đình khá giả đã không ngần ngại chi tiền triệu cho “cò” để tìm được chỗ ở ưng ý, sạch sẽ, an toàn, gần trường cho con mình.
Nhìn thấy cơ hội “vàng” để kiếm tiền, đến kì nghỉ hè, nhưng Tuấn – sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội không bắt xe về quê như chúng bạn, mà ở lại Hà Nội “săn” nhà trọ cho tân sinh viên.
Từng mòn gót đi dọc các ngóc ngách ở Cầu Giấy (Hà Nội) để kiếm phòng cho chính mình, Tuấn nắm rõ các xóm trọ trên địa bàn như trong lòng bàn tay. Với lợi thế nhiều bạn bè trọ ở quanh đây, chỉ cần một cuộc điện thoại là Tuấn có thể biết được xóm nào còn phòng, xóm nào không.
“Khách hàng – có thể là người thân của bạn bè, thậm chí ngay cả người trong làng, trong xã của tôi chỉ cần gọi điện mô tả chi tiết nhu cầu của họ về chất lượng, giá cả phòng trọ là tôi có thể đáp ứng được không lâu sau đó.
Mỗi lần môi giới thành công, cũng tùy hoàn cảnh từng gia đình mà tôi thu mức phí khác nhau. Có nhà tôi giúp, không tính công, có nhà tôi “chém” tiền triệu. Mình cứ lôi ra đủ cái khó, những phụ huynh khá giả họ thấy thương công sức mình bỏ ra với cả đang quá mừng vì con thi đỗ đại học nên chẳng nghĩ nhiều đâu, bảo bao nhiêu, họ đưa chừng ấy”, Tuấn cho biết.
Theo chia sẻ của cậu sinh viên này, cũng không ít phụ huynh “mặc cả”, thậm chí kì kèo với họ từng nghìn tiền công.
Tuấn quả quyết: “Họ cần mình hơn cơ mà. Mình không giới thiệu phòng cho người này, thì sẽ có người khác tự tìm tới mình hỏi thuê phòng. Do tôi đã bỏ tiền túi ra đặt cọc thuê nhiều phòng ở quanh đây, nên chủ nhà cũng không được toàn quyền quyết định nữa. Nhiều khi tôi thậm chí còn bắt tay với chủ nhà “chặt chém” người thuê trọ.
Chẳng hạn, chủ trọ dùng chiêu đột nhiên tăng tiền phòng khiến nhiều người không chịu nổi, buộc phải trả phòng, chuyển đi chỗ khác. Lúc đó, tôi sẽ giới thiệu người thuê trọ mới cho họ. Giá phòng cao hơn, họ được lợi, đương nhiên, tôi cũng chẳng thiệt.
Rồi thì những người đột nhiên bị vô gia cư trên có thể cũng sẽ tìm tới tôi, nhờ sự giúp đỡ. Tôi lấy công ít đi một chút, vừa đẹp lòng họ, vừa rủng rỉnh túi mình”.
Chưa kể những trường hợp không có hợp đồng thuê nhà, ngay cả những chủ nhà kí hợp đồng cả năm trời với người ở trọ cũng sẵn sàng phá hợp đồng vì món hời khó cưỡng như vậy.
Theo tiết lộ của Lâm Anh, sinh viên một trường cao đẳng khác ở Hà Nội, nhờ công việc mang tính “thời vụ” như vậy mà mỗi “cò” như cậu đút túi không dưới 10 triệu đồng trong vòng chưa đầy một tháng.
Lâm Anh nói: “Đã qua rồi cái thời cứ ngồi yên ở trung tâm chờ người ta đến thuê tìm phòng giúp hay tư vấn này nọ. Bây giờ đói thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy”.
Chớp thời cơ hiếm có này, Lâm Anh cùng các bạn hiện đang ở trọ tại những khu vực khác nhau ở Hà Nội như quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, huyện Từ Liêm …đã lập thành một nhóm chuyên lùng nhà trọ cho tân sinh viên.
Thông thường, các đơn đặt hàng mà họ nhận được đều từ các phụ huynh trong cùng làng, xã.
“Đó là nguồn khách hàng lớn, dễ thỏa hiệp và nhất là chúng tôi không phải tốn công đi tạo dựng uy tín, tạo niềm tin với họ. Nhiều trung tâm gặp khó, ít đơn đặt hàng giờ cũng bắt đầu dở chiêu thuê sinh viên về từng ngách xóm, chủ động tìm khách hàng và chia chác % lợi nhuận cho họ”, Lâm Anh cho hay.
Theo khảo sát của PV VTC News, dù năm học mới chưa bắt đầu, nhưng hiện nay, nhiều khu trọ đã kín người thuê.
Các phòng trọ có diện tích 10 – 15 m2 thường có giá 1 – 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, những phòng rộng hơn, chừng 15 – 20 m2 có giá không dưới 2 triệu đồng (chưa kể tiền điện, nước). So với các thời điểm khác trong năm, giá phòng hiện đang tăng nhẹ từ 100 – 200 nghìn đồng.
“Cò” nhà trọ thường thu phí tối thiểu 100 – 300 nghìn đồng với những phòng trọ giá rẻ. Còn với những phòng Vip, thù lao của họ có thể lên tới cả triệu đồng (chưa kể thưởng). Nếu qua trung tâm, do phải chia chác cho nhiều ban bệ nên số tiền mà phụ huynh phải trả cho hệ thống “cò” còn cao hơn rất nhiều.
Bác Thu (quê ở Nam Định) – một phụ huynh đang nhờ Lâm Anh tìm phòng cho cậu quý tử vừa trở thành tân sinh viên của Đại học giao thông vận tải Hà Nội ngán ngẩm nói: “Con tôi sắp tới ngày nhập học rồi. Trăm hay không bằng tay quen, tôi chấp nhận mất một chút tiền trả công cho họ để con tôi sớm ổn định còn lo học hành. Nếu không tìm được phòng như ý, tôi còn lo sốt vó ấy chứ. Lúc ấy, họ đòi bao nhiêu tôi cũng trả, miễn là con tôi có chỗ ở an toàn, sạch sẽ”.
Lo sợ sẽ “cháy” phòng trọ như mọi năm hoặc “trâu chậm uống nước đục”, không tìm được phòng đẹp, an toàn, rẻ, ngay từ đầu tháng 8, nhiều bậc phụ huynh đã đổ xô ra Hà Nội để tìm nhà trọ cho con mình – những tân sinh viên vừa "vượt vũ môn" thành công.
Chính điều này đã tạo nên “cơn sốt” mang tên nhà trọ. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều “cò nhà trọ” ngay từ những ngày cuối tháng 6, 7, khi sinh viên tốt nghiệp trả phòng về địa phương làm việc đã tranh thủ “găm hàng”, chờ thời điểm hốt bạc.
Do không phải phụ huynh nào cũng sành sỏi, thông thạo đường phố, địa bàn - nơi con mình sắp theo học, vả lại, việc tìm nhà trọ không phải chuyện dễ dàng có thể làm trong ngày một, ngày hai, nên họ đã nhờ tới người quen, chủ yếu là những sinh viên đang trọ ở khu vực này tìm kiếm giúp hoặc buộc phải “cầu cứu” các trung tâm ở đây.
Nhiều sinh viên không về quê nghỉ hè mà ở lại săn nhà trọ cho tân sinh viên, kiếm bộn tiền |
Với tâm lý lo sợ bị “cò” ở trung tâm xỏ mũi, lừa đảo, thu phí ngất ngưởng, nhiều bậc phụ huynh đã tìm tới sinh viên để “nhờ vả”. Không ít gia đình khá giả đã không ngần ngại chi tiền triệu cho “cò” để tìm được chỗ ở ưng ý, sạch sẽ, an toàn, gần trường cho con mình.
Nhìn thấy cơ hội “vàng” để kiếm tiền, đến kì nghỉ hè, nhưng Tuấn – sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội không bắt xe về quê như chúng bạn, mà ở lại Hà Nội “săn” nhà trọ cho tân sinh viên.
Từng mòn gót đi dọc các ngóc ngách ở Cầu Giấy (Hà Nội) để kiếm phòng cho chính mình, Tuấn nắm rõ các xóm trọ trên địa bàn như trong lòng bàn tay. Với lợi thế nhiều bạn bè trọ ở quanh đây, chỉ cần một cuộc điện thoại là Tuấn có thể biết được xóm nào còn phòng, xóm nào không.
“Khách hàng – có thể là người thân của bạn bè, thậm chí ngay cả người trong làng, trong xã của tôi chỉ cần gọi điện mô tả chi tiết nhu cầu của họ về chất lượng, giá cả phòng trọ là tôi có thể đáp ứng được không lâu sau đó.
Mỗi lần môi giới thành công, cũng tùy hoàn cảnh từng gia đình mà tôi thu mức phí khác nhau. Có nhà tôi giúp, không tính công, có nhà tôi “chém” tiền triệu. Mình cứ lôi ra đủ cái khó, những phụ huynh khá giả họ thấy thương công sức mình bỏ ra với cả đang quá mừng vì con thi đỗ đại học nên chẳng nghĩ nhiều đâu, bảo bao nhiêu, họ đưa chừng ấy”, Tuấn cho biết.
Theo chia sẻ của cậu sinh viên này, cũng không ít phụ huynh “mặc cả”, thậm chí kì kèo với họ từng nghìn tiền công.
Tuấn quả quyết: “Họ cần mình hơn cơ mà. Mình không giới thiệu phòng cho người này, thì sẽ có người khác tự tìm tới mình hỏi thuê phòng. Do tôi đã bỏ tiền túi ra đặt cọc thuê nhiều phòng ở quanh đây, nên chủ nhà cũng không được toàn quyền quyết định nữa. Nhiều khi tôi thậm chí còn bắt tay với chủ nhà “chặt chém” người thuê trọ.
Chẳng hạn, chủ trọ dùng chiêu đột nhiên tăng tiền phòng khiến nhiều người không chịu nổi, buộc phải trả phòng, chuyển đi chỗ khác. Lúc đó, tôi sẽ giới thiệu người thuê trọ mới cho họ. Giá phòng cao hơn, họ được lợi, đương nhiên, tôi cũng chẳng thiệt.
Rồi thì những người đột nhiên bị vô gia cư trên có thể cũng sẽ tìm tới tôi, nhờ sự giúp đỡ. Tôi lấy công ít đi một chút, vừa đẹp lòng họ, vừa rủng rỉnh túi mình”.
Tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội hiện nay, rất hiếm biển treo có phòng cho thuê như thế này |
Chưa kể những trường hợp không có hợp đồng thuê nhà, ngay cả những chủ nhà kí hợp đồng cả năm trời với người ở trọ cũng sẵn sàng phá hợp đồng vì món hời khó cưỡng như vậy.
Theo tiết lộ của Lâm Anh, sinh viên một trường cao đẳng khác ở Hà Nội, nhờ công việc mang tính “thời vụ” như vậy mà mỗi “cò” như cậu đút túi không dưới 10 triệu đồng trong vòng chưa đầy một tháng.
Lâm Anh nói: “Đã qua rồi cái thời cứ ngồi yên ở trung tâm chờ người ta đến thuê tìm phòng giúp hay tư vấn này nọ. Bây giờ đói thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy”.
Chớp thời cơ hiếm có này, Lâm Anh cùng các bạn hiện đang ở trọ tại những khu vực khác nhau ở Hà Nội như quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, huyện Từ Liêm …đã lập thành một nhóm chuyên lùng nhà trọ cho tân sinh viên.
Thông thường, các đơn đặt hàng mà họ nhận được đều từ các phụ huynh trong cùng làng, xã.
“Đó là nguồn khách hàng lớn, dễ thỏa hiệp và nhất là chúng tôi không phải tốn công đi tạo dựng uy tín, tạo niềm tin với họ. Nhiều trung tâm gặp khó, ít đơn đặt hàng giờ cũng bắt đầu dở chiêu thuê sinh viên về từng ngách xóm, chủ động tìm khách hàng và chia chác % lợi nhuận cho họ”, Lâm Anh cho hay.
Theo khảo sát của PV VTC News, dù năm học mới chưa bắt đầu, nhưng hiện nay, nhiều khu trọ đã kín người thuê.
Các phòng trọ có diện tích 10 – 15 m2 thường có giá 1 – 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, những phòng rộng hơn, chừng 15 – 20 m2 có giá không dưới 2 triệu đồng (chưa kể tiền điện, nước). So với các thời điểm khác trong năm, giá phòng hiện đang tăng nhẹ từ 100 – 200 nghìn đồng.
“Cò” nhà trọ thường thu phí tối thiểu 100 – 300 nghìn đồng với những phòng trọ giá rẻ. Còn với những phòng Vip, thù lao của họ có thể lên tới cả triệu đồng (chưa kể thưởng). Nếu qua trung tâm, do phải chia chác cho nhiều ban bệ nên số tiền mà phụ huynh phải trả cho hệ thống “cò” còn cao hơn rất nhiều.
Bác Thu (quê ở Nam Định) – một phụ huynh đang nhờ Lâm Anh tìm phòng cho cậu quý tử vừa trở thành tân sinh viên của Đại học giao thông vận tải Hà Nội ngán ngẩm nói: “Con tôi sắp tới ngày nhập học rồi. Trăm hay không bằng tay quen, tôi chấp nhận mất một chút tiền trả công cho họ để con tôi sớm ổn định còn lo học hành. Nếu không tìm được phòng như ý, tôi còn lo sốt vó ấy chứ. Lúc ấy, họ đòi bao nhiêu tôi cũng trả, miễn là con tôi có chỗ ở an toàn, sạch sẽ”.
Minh Quân
Bình luận