(VTC News) – Ấu trùng di chuyển lúc nhúc dưới da tay khiến bà Nguyễn T. T. 65 tuổi phải nhập viện Sốt rét - ký sinh trùng – côn trùng TW 2 hôm nay.
Ấu trùng nghi giun lươn tấn công da
Bà Nguyễn T.T. 65 tuổi ở Nam Định ra Hà Nội chơi với cháu. Sắp đến ngày về, con trai bà T. thấy phía trên ngón tay bà T. có nhiều nốt to cộm lên. Đặc biệt, trên mu bàn tay phải bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng.
Con trai bà thấy vậy liền đưa bà T. vào khám tại Khoa khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét - ký sinh trùng – côn trùng TW.
Bà T. chìa bàn tay cho phóng viên xem. Trên bàn tay phải, nhiều nốt đỏ to sần lên vẫn còn, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những ‘đường hầm’ dài ngoằn nghèo.
Bà T. nói: Khó chịu lắm, cứ ngứa ngáy hết cả. Thấy tôi bị vậy, con tôi không cho về mà giữ lại và bảo phải điều trị cho khỏi mới trở về Nam Định.
Bà cho biết, trước khi lên Hà Nội chơi với gia đình con trai, bà T. có ra làm vườn. Bình thường, khi làm vườn, bà T. đeo găng tay nhưng hôm đó vội nên bà cứ để tay không nhổ lạc. Đây là nguyên nhân khiến bà T. bị ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da.
‘Sau khi có nốt đỏ trên ngón tay, tôi lấy 2 đầu ngón cái và trỏ của bàn tay kia bóp xung quanh để khu trú chỗ ngứa nhưng lại có nốt ngứa khác. Thậm chí, còn xuất hiện hình con giun dưới da tay nữa. Tôi ngâm nước muối thì thấy vết như giun bò đỡ đỏ, tấy’.
Trước đó, vào tháng 1/2013, một bệnh nhân tên L.L, 41 tuổi (trú tại Khương Đình, Hà Nội) cũng bị ấu trùng di chuyển dưới da. Các bác sỹ xác định bà L. bị nhiễm giun lươn.
Lý do nhiễm của bà L. cũng tương tự bà T. là khi tiếp xúc với đất không đeo găng tay nên đã bị ấu trùng sống trong đất chui vào cơ thể qua da.
Giun lươn tại sao lại xuất hiện ở dưới da?
Bác sỹ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TW cho biết: Bước đầu, chúng tôi chẩn đoán bà T. bị nhiễm ấu trùng di chuyển dưới da và cho điều trị kháng sinh 2 hôm nay.
Bà T. nhiễm ấu trùng khi tiếp xúc với đất có ấu trùng và bị nó xâm nhập qua da. Những đường ngoằn nghèo đó không phải là hình thù con ấu trùng mà là đường hầm do ấu trùng di chuyển tạo ra.
Dựa theo kinh nghiệm của mình, bác sỹ Thọ cho rằng, có thể ấu trùng di chuyển này là loại giun lươn.
TS – BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW) cho biết, bệnh giun lươn do Strongyloides stercoralis là một bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến tại nhiều vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Biểu hiện bệnh từ không triệu chứng trong nhiễm trùng cấp tính và mãn tính đến nặng và tử vong trong hội chứng hyperinfection, tỉ lệ tử vong hơn 85%.
Giun lươn có chu kỳ tự nhiễm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn rất khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú.
Đặc biệt, giun lươn còn là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội, bộc phát mạnh trên cơ địa suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến tử vong.
Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.
Giun trưởng thành ký sinh ở niêm mạc ruột, sau khi giao hợp sẽ đẻ trứng. Trứng nhanh chóng phát triển thành ấu trùng dạng tự do và bị đào thải ra ngoài.
Ở môi trường bên ngoài, một số ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành, ăn vi khuẩn, các chất hữu cơ trong đất, giao hợp, đẻ trứng tạo thế hệ mới. Một số ấu trùng khác xâm nhập cơ thể người và gây bệnh. Bệnh giun lươn thường khó xác định vì nó hay phối hợp với các ký sinh trùng đường ruột khác, gây nên những triệu chứng lâm sàng có tính chất pha trộn. Nhiều trường hợp nhiễm giun lươn mà không có triệu chứng lâm sàng.
Và bệnh nhân T. có hiện tượng trên vì nhiễm giun lươn ở giai đoạn ấu trùng.
» Cực nguy hiểm sinh vật kí sinh ở người
» Cận cảnh 'quái vật' giun ký sinh chui ra từ cơ thể vật chủ
» Phát hiện sán xơ mít dài 10m nằm trong ruột người
» Kinh dị các phương pháp chữa bệnh 'lấy độc trị độc'
Nguyễn Tâm
Ấu trùng nghi giun lươn tấn công da
Bà Nguyễn T.T. 65 tuổi ở Nam Định ra Hà Nội chơi với cháu. Sắp đến ngày về, con trai bà T. thấy phía trên ngón tay bà T. có nhiều nốt to cộm lên. Đặc biệt, trên mu bàn tay phải bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng.
Tay bà Nguyễn T.T. 65 tuổi ở Nam Định. Ảnh: Nguyễn Tâm |
Bà T. chìa bàn tay cho phóng viên xem. Trên bàn tay phải, nhiều nốt đỏ to sần lên vẫn còn, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những ‘đường hầm’ dài ngoằn nghèo.
Bà T. nói: Khó chịu lắm, cứ ngứa ngáy hết cả. Thấy tôi bị vậy, con tôi không cho về mà giữ lại và bảo phải điều trị cho khỏi mới trở về Nam Định.
Bà cho biết, trước khi lên Hà Nội chơi với gia đình con trai, bà T. có ra làm vườn. Bình thường, khi làm vườn, bà T. đeo găng tay nhưng hôm đó vội nên bà cứ để tay không nhổ lạc. Đây là nguyên nhân khiến bà T. bị ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da.
‘Sau khi có nốt đỏ trên ngón tay, tôi lấy 2 đầu ngón cái và trỏ của bàn tay kia bóp xung quanh để khu trú chỗ ngứa nhưng lại có nốt ngứa khác. Thậm chí, còn xuất hiện hình con giun dưới da tay nữa. Tôi ngâm nước muối thì thấy vết như giun bò đỡ đỏ, tấy’.
Trước đó, vào tháng 1/2013, một bệnh nhân tên L.L, 41 tuổi (trú tại Khương Đình, Hà Nội) cũng bị ấu trùng di chuyển dưới da. Các bác sỹ xác định bà L. bị nhiễm giun lươn.
Lý do nhiễm của bà L. cũng tương tự bà T. là khi tiếp xúc với đất không đeo găng tay nên đã bị ấu trùng sống trong đất chui vào cơ thể qua da.
Giun lươn tại sao lại xuất hiện ở dưới da?
Bác sỹ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TW cho biết: Bước đầu, chúng tôi chẩn đoán bà T. bị nhiễm ấu trùng di chuyển dưới da và cho điều trị kháng sinh 2 hôm nay.
Bà T. nhiễm ấu trùng khi tiếp xúc với đất có ấu trùng và bị nó xâm nhập qua da. Những đường ngoằn nghèo đó không phải là hình thù con ấu trùng mà là đường hầm do ấu trùng di chuyển tạo ra.
Dựa theo kinh nghiệm của mình, bác sỹ Thọ cho rằng, có thể ấu trùng di chuyển này là loại giun lươn.
Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Biểu hiện bệnh từ không triệu chứng trong nhiễm trùng cấp tính và mãn tính đến nặng và tử vong trong hội chứng hyperinfection, tỉ lệ tử vong hơn 85%.
Giun lươn có chu kỳ tự nhiễm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn rất khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú.
Đặc biệt, giun lươn còn là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội, bộc phát mạnh trên cơ địa suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến tử vong.
Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.
Giun trưởng thành ký sinh ở niêm mạc ruột, sau khi giao hợp sẽ đẻ trứng. Trứng nhanh chóng phát triển thành ấu trùng dạng tự do và bị đào thải ra ngoài.
Bệnh nhân Văn Viết Điền (Bình Phước) nhiễm giun lươn Strongyloides Stercoralis, sức khỏe suy kiệt. (Ảnh: internet) |
Và bệnh nhân T. có hiện tượng trên vì nhiễm giun lươn ở giai đoạn ấu trùng.
» Cực nguy hiểm sinh vật kí sinh ở người
» Cận cảnh 'quái vật' giun ký sinh chui ra từ cơ thể vật chủ
» Phát hiện sán xơ mít dài 10m nằm trong ruột người
» Kinh dị các phương pháp chữa bệnh 'lấy độc trị độc'
Nguyễn Tâm
Bình luận