Mảnh đất Xuân Dục (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) chứa đựng nhiều điều huyền bí. Từ câu chuyện tượng đất hóa tượng vàng, đến chiếc giếng hàng nghìn năm nay vẫn sủi bọt như người đun nước sôi...
Truyền thuyết chùa Sùng Bảo và lễ hội cầu mưa
Về thôn Xuân Nhân, xã Xuân Dục chúng tôi được các cụ cao niên kể truyền thuyết về ngôi chùa cổ Sùng Bảo. Cụ Phan Đình Thư (85 tuổi) kể: Chùa Sùng Bảo có từ thời Đinh Tiên Hoàng, cách nay khoảng 1.500 năm.
Tương truyền rằng, các mục đồng đi chăn trâu thường lấy đất sét nặn thành các pho tượng, lấy lá chuối dựng thành cái lều để chơi đồ hàng. Nhưng một đêm, trời mưa to, gió lớn, sấm sét đánh ầm ầm. Sáng hôm sau mục đồng và người đi làm đồng bỗng thấy những pho tượng nặn bằng đất hóa thành tượng vàng. Từ đó người dân nơi đây gọi những bức tượng đó là tượng Đức Phật bà Đồng Quân và mang vào chùa Sùng Bảo thờ cúng.
Cụ Thư bảo, bao đời nay người dân trong vùng vẫn lưu truyền những câu chuyện liên quan đến Đức Phật bà Đồng Quân. Trong đó có kể về việc vua Đinh Tiên Hoàng từng đi đánh giặc vào lễ tại chùa Sùng Bảo, nhờ Đức Phật bà Đồng Quân phù hộ mà quân ta được giải vây trước sự truy sát của kẻ thù. Và nhờ bà mà dân chúng trong vùng xưa kia có nước để sản xuất.
"Trước những năm 1950, khi đó chưa có hệ thống thủy lợi, việc cày cấy phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Vì thế, khi hạn hán xảy ra là người dân không thể sản xuất. Chính vì thế, người dân đã lập đàn cầu mưa và rước tượng Đức Phật bà Đồng Quân từ chùa Sùng Bảo đi khắp các đồng ruộng của thôn. Lễ rước diễn ra linh đình từ 3 - 5 ngày, thậm chí là cả tuần, khi nào mưa mới kết thúc", cụ Thư cho biết.
Nhờ Đức Phật bà Đồng Quân phù hộ mà hễ năm nào hạn hán kéo dài, người dân lập đàn tế lễ, cầu mưa cũng đều được. Do đó việc sản xuất được thuận lợi.
Bức tượng đất hóa vàng được thờ trong chùa Sùng Bảo. |
Nghìn năm giếng vẫn sủi bọt
Cụ Thư cho hay, ở thôn Xuân Bản có cái giếng cổ nghìn tuổi, trước đây là "nguồn sống" cho người dân quanh vùng. Giếng thiêng đến nỗi, xưa kia Cao Biền người Trung Quốc từng sang để yểm bùa, triệt hạ long mạch của giếng, nhưng cuối cùng thất bại. Người dân thường gọi là giếng Sủi bởi lẽ, quanh năm suốt tháng nước sủi lên mặt nước, như người ta đun nước sôi. Nước giếng không bao giờ cạn, trước đây trong vùng từng có những đợt hạn hán khốc liệt, nhưng nước giếng vẫn luôn đầy ắp.
"Theo như các cụ trong làng kể lại, xưa kia khi đào giếng dân làng nhờ thầy phong thủy cao tay trong vùng, xem long mạch một cách cẩn thận. Thế nên mới đào được giếng có nguồn nước vô tận cho người dân sử dụng. Trước đây, các gia đình trong thôn mỗi ngày cũng gánh hàng chục gánh nước về để ăn uống sinh hoạt, nước gánh đến đâu lại sủi bọt lên và đầy ắp", cụ Thư cho biết.
Trước những năm 1960 khi đó người dân thấy nước giếng sủi bọt lên nhiều quá, liền mang cối đá, vật dụng trong gia đình ném xuống giếng để cho nước trong hơn. Nhưng càng ném các đồ vật xuống giếng, mặt nước càng sủi mạnh hơn. Cũng trong giai đoạn này nhiều người dân trong thôn bị bệnh phù chân khiến nhiều người hoang mang.
Ngành y tế khi đó đã về khảo sát và cho rằng căn nguyên của chứng bệnh này do người dân dùng nguồn nước giếng có khí mê tan. Nước giếng sủi bọt có thể là do khí mê tan dưới lòng đất trào lên. Sau đó chính quyền khuyên người dân không nên ăn nước giếng đó nữa và vận động họ đào giếng ăn gia đình.
Giếng Sủi vẫn sủi khí, nhưng giờ bị biến thành ao nuôi cá. |
Ông Phan Bính Tân, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Dục xác nhận, các cụ cao niên trong vùng vẫn nói giếng Sủi ở thôn Xuân Bản được ví như bụng của một con rồng. Vì vậy, nước ở giếng không bao giờ cạn. Trước đây nước giếng sủi bọt lên nhiều, người dân trong thôn mang cối đập lúa ném xuống để ngăn chặn mạch nước sủi, nhưng cũng chỉ giảm được một phần nào đó. Người dân quanh vùng nhiều người thần thánh hóa giếng. Nhưng sau này các nhà khoa học về thôn, họ kiểm tra xác định ở giếng có một mạch khí mê tan. Vì thế, nước giếng luôn sủi bọt.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu, xác định mạch nước giếng đó được bắt nguồn từ huyện Khoái Châu chảy về. Họ mang cả giàn khoan về thôn, khoan xuống hàng trăm mét dưới lòng đất để kiểm tra nguồn khí. Bởi họ nghi ngờ đây là nguồn khí hiếm có thể sử dụng trong công nghiệp. Nhưng khi thăm dò thấy lượng khí nhỏ, họ không khai thác nữa.
Ông Đảng bên ngôi mộ của thủ lĩnh Nguyễn Thiện Thuật. |
Tướng Nguyễn Thiện Thuật và cây đề thiêng
Từ đó đã cho quân lính mai phục và tiêu diệt được nhiều quân địch. Ông Đảng bảo, những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Hưng Yên và nhiều tỉnh trong vùng bị bom đạn đánh phá dữ dội. Khi đó xã Xuân Dục bị thiệt hại nặng nề, có thôn gần như nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều cây cối bên cạnh cây đề bị tàn phá bởi bom đạn. Nhưng không hiểu vì sao, nhờ sức mạnh vô hình nào đó mà cây đề vẫn đứng vững. Người dân thì cho rằng cây rất linh thiêng, vì thế không thể có một thế lực nào có thể xâm phạm. Đó không chỉ là cây cổ thụ của người dân xã Xuân Dục mà còn là một di sản mang tầm quốc gia.
Ông Đảng đưa chúng tôi vào khu tưởng niệm danh tướng Nguyễn Thiện Thuật và kể: "Năm 2005, đại diện chính quyền tỉnh Hưng Yên và các cơ quan Trung ương đã sang tận TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để đưa thi hài của cụ Nguyễn Thiện Thuật về đây truy điệu. Tôi chưa từng thấy lễ an táng của ai mà trang trọng và uy nghi như vậy. Khi đó thi hài của người đưa về đây vẫn còn nguyên vẹn. Tôi nghe mọi người nói đó là nhờ phía Trung Quốc họ bảo quản, ướp xác cụ Thuật bằng dược liệu quý".
Theo Kiến thức
Bình luận