Đông y cho rằng đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc...
Đậu xanh còn gọi là đỗ xanh, tên khoa học là Phaseslus aureus roxb. Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, cả hai mặt lá đều có lông, gân lá nổi rõ lên ở phía dưới mặt lá. Hoa lưỡng tính, màu vàng lục, mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau trên cuống... hạt nhỏ màu xanh lục, chín vàng lục (đường kính khoảng 2 - 2,5mm).
Đậu xanh còn được sử dụng làm thuốc cả cây, lá, rễ và hạt. |
Ở Việt Nam, đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, hoặc ủ cho lên mầm thành giá đỗ để làm thức ăn. Hạt chứa nhiều lipid, glucid, protid.
Ngoài ra, ở phần nhân hạt màu vàng chiết xuất được chất pycnogenol có giá trị chống oxy hóa mạnh gấp 50 lần vitamin E và 20 lần vitamin C, giúp bảo vệ da luôn hồng tươi và săn chắc. Đặc biệt là hàm lượng lysine và phenylalanine cũng cao.
Sau đây là những đơn thuốc từ đậu xanh:
Trị trúng nắng: sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống trị trúng nắng rất công hiệu.
Người đi đường cảm nắng, gió, ngất xỉu đột ngột; đi đường bụng đói ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm quá hạn: 20g đậu xanh sống cho vào 30ml nước sôi, 5 phút sau vớt đậu ra, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Xác đậu xanh ngâm tiếp vào 20ml nước sôi khuấy đều, vắt lấy nước cốt. Sau khi người ngộ độc nôn xong, cho uống và nôn tiếp (lần 2) sẽ giải độc hẳn rồi đưa đi bệnh viện.
Giá đậu xanh có nhiều công dụng làm đẹp không ngờ. Ảnh minh họa. |
Người cao tuổi (45 - 70 tuổi) béo phì ăn khó tiêu, huyết áp thường tăng đột biến, khí huyết uất tồn gây suy nhược cơ thể, thiếu probiotics tăng cường sinh lực, sử dụng đơn thuốc sau: mua 2kg giá (làm từ đậu xanh nguyên vỏ). Trong giá có nhiều nước, giàu sinh tố A, E, C, B1, B6, B12, khoáng chất sắt, đồng, glucid, phốt-pho, đặc biệt nhiều enzym khác nhau).
Giá đậu chế thành các món ăn như sau: 300g giá, 5ml nước cốt chanh tươi, đường, tiêu hạt đen, 3 tép tỏi giã nát, 3g gừng thái lát mỏng, bột nêm, 5g cà chua vừa chín đỏ, 5g lạc (đậu phộng) rang giã vừa nát. Tất cả trộn chung thành món cocktail nộm giá. Để 10 phút sau thì ăn. Trưa và tối, 2 ngày.
Phụ nữ từ tuổi 40 trở lên, da dễ mất chất elastine và collagen, bị biến sắc tố, nám sẫm, kém mịn, hồng tươi: mỗi ngày ăn 250g giá đậu xanh trộn với 10ml dấm nuôi (giá có lượng vitamin C lớn), 1/3 muỗng càphê bột nêm, nước tương chay, 5g đường trắng, 10g đậu phộng rang.
Nếu không quen ăn giá sống thì trụng qua nước nóng 500C, để 10 phút. Thêm 3g rau cần tây, 3g củ hành tím thái mỏng và 5g đậu rán không quá cháy vàng. Ăn sáng và tối (cách giờ ngủ 60 phút). Liên tục 2 ngày.
Chè đậu xanh có công dụng giải rượu. |
Các thiếu nữ dậy thì (13 - 21 tuổi) da mặt khô, nổi nhiều mụn cám do thiếu nước, ăn nhiều chất béo, đầy bụng đi ngoài khó, dễ táo bón: nên sử dụng mỗi ngày 250g giá đậu (cọng ngắn, thân mập, còn mới), rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào 15ml nước cốt mướp đắng tươi bỏ hạt (tức khổ qua tươi đã qua giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt).
Trộn đều 2 thứ để có được dược chất mang hoạt tính omega 3 và 6 (trong ngành mỹ phẩm thường sử dụng). Chia làm 2 phần ăn trưa (không cơm, cá, thịt). Phần còn lại giữ trong tủ lạnh, cách giờ ngủ 60 phút, làm mặt nạ, để khoảng 20 - 25 phút (lột bỏ mặt nạ không rửa lại nước), mỗi tối một lần, liên tục 2 tuần da bớt khô, nẻ, hết mụn và các vết sần sùi, xóa nếp nhăn.
Chữa tiêu chảy nôn mửa: đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào trong lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3giờ.
Giải say rượu: nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt.
Lưu ý cần kiêng kỵ: ăn thịt chó với đậu xanh bụng sẽ trướng to, gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khới.
Nguồn: BS. Hoàng Xuân Đại/SKĐS
Bình luận