• Zalo

Đầy bụng sau khi ăn có nguy hiểm không: Nên làm ngay 4 việc trước khi gặp bác sĩ

Bệnh và thuốcChủ Nhật, 21/11/2021 08:43:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trên kênh Family Doctor, trướng bụng, đầy hơi sau khi ăn là một vấn đề phổ biến, cần sớm khắc phục.

Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều người đã xin tư vấn về việc bị đầy hơi, trướng bụng trong thời gian qua. Một số người có tình trạng nhẹ thì tự khỏi, nhưng một số người do để lâu cho đến khi bệnh nặng, không chỉ trướng bụng, tức ngực mà còn có thể dẫn đến tinh thần kém, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống.

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới bị trướng bụng thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu thường xuyên bị như vậy, thì nên chú ý, có thể do bệnh ở đường tiêu hóa gây ra, cần phải can thiệp kịp thời.

Đầy bụng sau khi ăn có nguy hiểm không: Nên làm ngay 4 việc trước khi gặp bác sĩ - 1

(Ảnh minh họa)

Tại sao lại bị đầy hơi, trướng bụng?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng thường là do ăn uống không đúng cách. Thứ nhất, nếu ăn quá nhanh và quá no trong một thời gian ngắn, bữa ăn quá nhanh hay tốc độ quá nhanh khi ăn rất dễ dẫn đến đầy bụng.

Đó là do khi một lượng lớn thức ăn nhanh chóng đi vào dạ dày khiến quá trình xử lý của dạ dày chậm, không kịp tiêu hóa, dễ hình thành trướng bụng, đầy hơi.

Thứ hai, ăn quá nhanh cũng có thể khiến không khí đi vào dạ dày quá nhiều, đương nhiên sẽ gây đầy hơi.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị táo bón hoặc những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhu động đường tiêu hóa và chức năng tiêu hóa tương đối kém, nếu ăn uống không đúng cách thì khí trong ruột càng khó thải ra ngoài cơ thể, dần dần tạo ra quá nhiều khí, gây ra đầy hơi, trướng bụng thường xuyên.

Đầy bụng sau khi ăn có nguy hiểm không: Nên làm ngay 4 việc trước khi gặp bác sĩ - 2

(Ảnh minh họa)

Làm thế nào để giảm các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng?

1. Chườm nóng

Môi trường ấm áp rất có lợi cho dạ dày và có thể giúp dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa tốt hơn. Vì vậy, những người có đường tiêu hóa kém có thể dùng khăn nóng chườm lên dạ dày sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc chườm nóng cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của dạ dày, và đồng thời nhanh chóng tống khí ra khỏi dạ dày, giảm đầy hơi.

2. Ăn ít thức ăn dễ gây đầy hơi

Mặc dù một số loại thực phẩm có mùi vị thơm ngon nhưng lại rất dễ gây đầy hơi, chẳng hạn như đậu Hà Lan.

Đậu Hà Lan rất giàu xenlulo, đường và các chất khác, ăn quá nhiều dễ gây trướng bụng. Đặc biệt, đậu Hà Lan khô làm món chiên lại càng khó tiêu, ăn quá nhiều không chỉ gây đầy hơi, trướng bụng mà còn bốc mùi hôi thối trong đường ruột.

Đối với những người có tỳ vị vốn đã yếu, thì lại càng không nên ăn những thực phẩm dễ bị đầy hơi này. Có nhiều loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống như sữa chua, đậu phụ, đậu Hà Lan... đều nên hạn chế ăn nhiều để tránh đầy hơi.

Đầy bụng sau khi ăn có nguy hiểm không: Nên làm ngay 4 việc trước khi gặp bác sĩ - 3

(Ảnh minh họa)

3. Ăn thực phẩm giàu chất xơ một cách thích hợp

Người hay bị đầy bụng có thể ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ hơn bình thường, bởi thức ăn có nhiều chất xơ sẽ dễ tiêu hóa, không sinh ra khí làm chèn ép thành ruột, gây ra trướng bụng, đầy hơi.

Các thực phẩm như yến mạch, bạch truật, nấm hương… cùng một số thực phẩm có tính axit cũng có thể phù hợp để ăn như me, táo gai,… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột, giảm trướng bụng.

4. Xoa bóp, mát xa

Mát xa, xoa bóp cũng là một cách giảm đầy hơi hiệu quả. Khi bị đầy hơi, bạn có thể dùng kỹ thuật xoa bóp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, động tác này có thể thúc đẩy quá trình thải khí trong dạ dày đến một mức độ nhất định, đồng thời có thể đẩy nhanh nhu động của đường ruột và dạ dày, thúc đẩy quá trình đại tiện.

Sau khi đại tiện, tình trạng trướng bụng, đầy hơi cũng sẽ cải thiện.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trướng bụng, bạn có thể lựa chọn cách giải tỏa phù hợp tùy theo tình trạng của bản thân.

Đầy bụng sau khi ăn có nguy hiểm không: Nên làm ngay 4 việc trước khi gặp bác sĩ - 4

(Ảnh minh họa)

Nếu tình trạng trướng bụng, đầy hơi không đến mức nghiêm trọng, chỉ cần bạn thực hiện những điều nêu trên là có thể giảm bớt tình trạng một cách tạm thời.

Nếu các triệu chứng nặng thì nên đi khám để điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn có thể tập thể dục với một lượng bài tập thích hợp trong cuộc sống thường ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể, từ đó có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ calo từ thức ăn, và đương nhiên nó cũng có thể làm giảm chứng đầy hơi do tích tụ thức ăn.

Khi bạn có cảm giác bị đầy hơi sau khi ăn, nếu đã thực hiện các lời khuyên trên mà không cải thiện, bạn hãy nhanh chóng đi khám đường tiêu hóa để nắm rõ tình hình, can thiệp đúng lúc.

Thảo Linh(Family Doctor)
Bình luận
vtcnews.vn