Hãy cùng xem công dụng của các loại hạt sau đây nhé:
Hạt dưa hấu phòng ngừa bệnh tim mạch, mát phổi, tiêu đờm
Hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm thiểu hiệu quả hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Hơn nữa, hàm lượng kali trong hạt dưa hấu rất cao. Do đó, có thể nói hạt dưa hấu có vai trò nhất định trong phòng và điều trị bệnh tim mạch.
Hạt dưa hấu chứa nhiều chất béo, nên có tác dụng bổ tì vị, nhuận tràng, mát phổi, tiêu đờm, chữa ho nhiều đờm và ho ra máu.. Lượng axit béo không no trong hạt dưa hấu khá phong phú nên loại hạt này còn có tác dụng hạ huyết áp cao, phòng ngừa xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của những bệnh nhân huyết áp cao.
Hạt bí ngô phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong hạt bí ngô có chứa kẽm và chất steroid đặc biệt. Hai chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ về bệnh tuyến tiền liệt. Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa cả axit linoleic và protein thực vật, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, lipid máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thành phần hóa học phytosterol hiện diện trong hạt bí có khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể nên ngăn ngừa được nguy cơ béo phì. Ngoài ra, vì là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phong phú mà đây cũng được coi là loại hạt có công dụng giảm sưng, viêm trong cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Hạt nho có thể làm chậm quá trình lão hóa, tốt cho tim mạch
Chất resveratrol trong hạt nho có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, phòng ngừa ung thư, chống bệnh tim mạch, chống bức xạ, kháng viêm và kháng khuẩn. Trong hạt nho còn chứa một lượng lớn chất tannin và flavonoid – hai chất có tác dụng như chất chống oxy hóa nên hạt nho có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch.
Dầu ép từ hạt nho chứa nhiều axít linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch).
Hạt lựu bảo vệ khớp
Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Ăn nhiều hạt lựu còn có thể bảo vệ khớp, các chất dinh dưỡng trong đó có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch khớp giúp bôi trơn các khớp.
Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng "mau liền" với các thương tổn da.
Hạt kiwi giúp giảm mỡ máu
Nhiều thí nghiệm cho thấy, trong tinh dầu hạt kiwi chiết xuất từ hạt kiwi rất giàu chất flavonoid, selenium và các chất có hoạt tính sinh học khác, trong đó các axit béo không bão hòa như axit linoleic, axit linolenic chiếm hơn 75%. Do đó, hạt kiwi có tác dụng giúp mỡ máu và làm mềm mạch máu rất hiệu quả.
Ngoài ra, hạt kiwi rất giàu chất béo omega-3 - chất béo thiết yếu cần cho cơ thể để tạo màng tế bào thần kinh nên rất tốt cho sức khỏe.
Hạt dưa hấu phòng ngừa bệnh tim mạch, mát phổi, tiêu đờm
Hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm thiểu hiệu quả hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Hơn nữa, hàm lượng kali trong hạt dưa hấu rất cao. Do đó, có thể nói hạt dưa hấu có vai trò nhất định trong phòng và điều trị bệnh tim mạch.
Hạt dưa hấu chứa nhiều chất béo, nên có tác dụng bổ tì vị, nhuận tràng, mát phổi, tiêu đờm, chữa ho nhiều đờm và ho ra máu.. Lượng axit béo không no trong hạt dưa hấu khá phong phú nên loại hạt này còn có tác dụng hạ huyết áp cao, phòng ngừa xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của những bệnh nhân huyết áp cao.
Ảnh minh họa |
Trong hạt bí ngô có chứa kẽm và chất steroid đặc biệt. Hai chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ về bệnh tuyến tiền liệt. Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa cả axit linoleic và protein thực vật, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, lipid máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thành phần hóa học phytosterol hiện diện trong hạt bí có khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể nên ngăn ngừa được nguy cơ béo phì. Ngoài ra, vì là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phong phú mà đây cũng được coi là loại hạt có công dụng giảm sưng, viêm trong cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Ảnh minh họa |
Chất resveratrol trong hạt nho có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, phòng ngừa ung thư, chống bệnh tim mạch, chống bức xạ, kháng viêm và kháng khuẩn. Trong hạt nho còn chứa một lượng lớn chất tannin và flavonoid – hai chất có tác dụng như chất chống oxy hóa nên hạt nho có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch.
Dầu ép từ hạt nho chứa nhiều axít linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch).
Ảnh minh họa |
Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Ăn nhiều hạt lựu còn có thể bảo vệ khớp, các chất dinh dưỡng trong đó có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch khớp giúp bôi trơn các khớp.
Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng "mau liền" với các thương tổn da.
Ảnh minh họa |
Nhiều thí nghiệm cho thấy, trong tinh dầu hạt kiwi chiết xuất từ hạt kiwi rất giàu chất flavonoid, selenium và các chất có hoạt tính sinh học khác, trong đó các axit béo không bão hòa như axit linoleic, axit linolenic chiếm hơn 75%. Do đó, hạt kiwi có tác dụng giúp mỡ máu và làm mềm mạch máu rất hiệu quả.
Ngoài ra, hạt kiwi rất giàu chất béo omega-3 - chất béo thiết yếu cần cho cơ thể để tạo màng tế bào thần kinh nên rất tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Trí thức trẻ
Bình luận