Vấn đề "chạy điểm vào đại học" đang được Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Công an vào cuộc để xác minh, xử lý "chạy trường" cho các thí sinh không đủ điểm đỗ vào đại học.
Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an phối hợp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến đường dây chạy điểm vào đại học chính quy năm 2014.
Trong giai đoạn phóng viên đang điều tra sự việc, Vụ GDĐH cũng đã phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, nói rõ chủ trương, quy trình thực hiện và tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương tiến hành các bước xem xét, xác minh sự việc và khi có kết luận chính thức sẽ xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bà Phụng cho rằng: "Việc tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học được quy định rất chặt chẽ trong quy chế tuyển sinh. Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy chế để đảm bảo hợp lý, chặt chẽ, minh bạch hơn".
Những trường hợp gian lận, sử dụng giấy báo điểm giả... rất khó qua mặt được các trường nghiêm túc vì kết quả thi của thí sinh đều được các trường công khai trên mạng nên ai cũng có thể kiểm tra được.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có những người lợi dụng lòng tin của một số thí sinh và gia đình thí sinh - là những người chưa có điều kiện và kỹ năng tìm kiếm, kiểm tra thông tin chính thức - để lừa đảo, trục lợi.
Và chúng ta chưa thể loại trừ hết hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội. Bộ GD-ĐT rất hoan nghênh độc giả cung cấp nguồn tin xác thực về các hiện tượng tiêu cực (nếu có) ở cơ sở giáo dục đại học nói riêng và trong giáo dục đào tạo nói chung để Bộ tiến hành thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Bộ đã “lường trước”
- Khi Bộ GD-ĐT có chủ trương ưu tiên đào tạo nhân lực cho các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của vùng, Bộ có lường trước được tình huống có những kẽ hở để một số đơn vị, kể cả những đơn vị không được Bộ GD-ĐT cho phép, lợi dụng chủ trương này để trục lợi hay không?
Thực hiện chủ trương này, quy trình tham gia của các cơ quan hữu quan được quy định rất cụ thể như sau:
Bộ GD-ĐT quy định đối tượng, điều kiện tham gia xét tuyển; quy định nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh (không quá 20% chỉ tiêu của ngành đào tạo và không quá 5% tổng chỉ tiêu của của trường được giao nhiệm vụ đào tạo).
Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các ban chỉ đạo, của các tỉnh, Bộ lựa chọn các cơ sở có năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề đào tạo của các địa phương để giao chỉ tiêu đào tạo cho từng trường, trong đó, trước hết ưu tiên các trường trong khu vực.
Các trường ngoài khu vực chỉ được giao nhiệm vụ đào tạo những ngành là thế mạnh của trường, khi các trường trong khu vực không đào tạo ngành đó hoặc đã vượt quá năng lực đào tạo.
Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc xác định điều kiện, nguyên tắc chung nói trên; chỉ đạo các tỉnh, thành trong khu vực dựa vào nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực của tỉnh, của vùng để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tổng hợp chỉ tiêu để đề xuất với Bộ GD-ĐT về nhu cầu đào tạo trong vùng.
Các tỉnh, thành trong khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực trong tỉnh để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tiêu chí xét tuyển áp dụng trong tỉnh; xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nhân lực từng năm để đề xuất với Ban chỉ đạo và Bộ GD-ĐT.
Khi chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT duyệt, Chủ tịch UBND phải chỉ đạo việc công bố công khai chỉ tiêu, ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, chỉ đạo việc tuyển sinh và phê duyệt danh sách thí sinh được tỉnh cử đi học gửi về các trường.
Các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ có quyền và trách nhiệm xét tuyển trên cơ sở các quy định chung, tổ chức đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và cấp bằng theo quy định.
Các quy định chặt chẽ như trên trước hết là để hướng dẫn phối hợp thực hiện thống nhất và đúng chủ trương; đồng thời đó cũng là sự “lường trước” của Bộ GD-ĐT để có cơ sở để kết luận vi phạm và xử lý vi phạm nếu có.
Ngoài việc thanh tra, kiểm tra, Chính phủ và Bộ GD-ĐT cũng đã quy định rõ hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm (hệ thống Luật Viên chức); quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả… đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như vi phạm quy định về về thông báo, tư vấn tuyển sinh; xác định đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh… (Nghị định số 138/2013/NĐ-CP) và các chế tài bồi thường khác.
- Bộ GD-ĐT sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn được các hiện tượng vi phạm đã nêu, thưa bà?
Với những hệ đào tạo có thể bị lợi dụng để phát sinh tiêu cực như đào tạo theo địa chỉ sử dụng, hệ cử tuyển, tuyển thẳng thí sinh các huyện nghèo, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo báo cáo cụ thể tình hình thực hiện.
Sau khi có báo cáo của các trường, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra để có kết luận chính thức và sẽ xử lý nghiêm vi phạm, nếu có.
Dự kiến vào quý IV/2014, Bộ GD-ĐT phối hợp với ban chỉ đạo của các vùng thực hiện sơ kết 03 năm đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để đánh giá kết quả, bàn các biện pháp để thực hiện hiệu quả chính sách, bao gồm cả phòng ngừa tiêu cực phát sinh.
Đối với quy trình quản lý chung, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng hơn yêu cầu công khai thông tin và thực hiện sát sao việc hậu kiểm toàn bộ quá trình thực hiện.
Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình để tạo ra sự giám sát xã hội chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện để giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, lợi dụng chính sách để trục lợi trong các cơ sở đào tạo cũng như ngoài xã hội.
Tự chủ theo lộ trình, năng lực
- Bà có chia sẻ những lo ngại rằng: sự việc báo chí nêu là một trong những cảnh báo tiêu cực sẽ nảy sinh nhiều hơn khi thực hiện tự chủ đại học?
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam vào môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, hội nhập, theo xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, quyền tự chủ sẽ phải đi đôi với năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Khi năng lực tự chủ, điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo chưa đồng đều, mục đích hoạt động giáo dục còn khá đa dạng thì việc mở rộng quyền tự chủ cần có điều kiện, lộ trình phù hợp.
Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ trách nhiệm minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; tạo ra cơ chế dân chủ, có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, học viên và người lao động; tạo ra cơ chế giám sát xã hội của các cơ quan ngôn luận, báo chí… tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.
Xin cảm ơn bà.
Theo Ngân Anh/VNN
Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an phối hợp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến đường dây chạy điểm vào đại học chính quy năm 2014.
Trong giai đoạn phóng viên đang điều tra sự việc, Vụ GDĐH cũng đã phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, nói rõ chủ trương, quy trình thực hiện và tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương tiến hành các bước xem xét, xác minh sự việc và khi có kết luận chính thức sẽ xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những người vi phạm. |
Những trường hợp gian lận, sử dụng giấy báo điểm giả... rất khó qua mặt được các trường nghiêm túc vì kết quả thi của thí sinh đều được các trường công khai trên mạng nên ai cũng có thể kiểm tra được.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có những người lợi dụng lòng tin của một số thí sinh và gia đình thí sinh - là những người chưa có điều kiện và kỹ năng tìm kiếm, kiểm tra thông tin chính thức - để lừa đảo, trục lợi.
Và chúng ta chưa thể loại trừ hết hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội. Bộ GD-ĐT rất hoan nghênh độc giả cung cấp nguồn tin xác thực về các hiện tượng tiêu cực (nếu có) ở cơ sở giáo dục đại học nói riêng và trong giáo dục đào tạo nói chung để Bộ tiến hành thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Bộ đã “lường trước”
- Khi Bộ GD-ĐT có chủ trương ưu tiên đào tạo nhân lực cho các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của vùng, Bộ có lường trước được tình huống có những kẽ hở để một số đơn vị, kể cả những đơn vị không được Bộ GD-ĐT cho phép, lợi dụng chủ trương này để trục lợi hay không?
Thực hiện chủ trương này, quy trình tham gia của các cơ quan hữu quan được quy định rất cụ thể như sau:
Bộ GD-ĐT quy định đối tượng, điều kiện tham gia xét tuyển; quy định nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh (không quá 20% chỉ tiêu của ngành đào tạo và không quá 5% tổng chỉ tiêu của của trường được giao nhiệm vụ đào tạo).
Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các ban chỉ đạo, của các tỉnh, Bộ lựa chọn các cơ sở có năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề đào tạo của các địa phương để giao chỉ tiêu đào tạo cho từng trường, trong đó, trước hết ưu tiên các trường trong khu vực.
Các trường ngoài khu vực chỉ được giao nhiệm vụ đào tạo những ngành là thế mạnh của trường, khi các trường trong khu vực không đào tạo ngành đó hoặc đã vượt quá năng lực đào tạo.
Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc xác định điều kiện, nguyên tắc chung nói trên; chỉ đạo các tỉnh, thành trong khu vực dựa vào nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực của tỉnh, của vùng để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tổng hợp chỉ tiêu để đề xuất với Bộ GD-ĐT về nhu cầu đào tạo trong vùng.
Các tỉnh, thành trong khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực trong tỉnh để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tiêu chí xét tuyển áp dụng trong tỉnh; xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nhân lực từng năm để đề xuất với Ban chỉ đạo và Bộ GD-ĐT.
Khi chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT duyệt, Chủ tịch UBND phải chỉ đạo việc công bố công khai chỉ tiêu, ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, chỉ đạo việc tuyển sinh và phê duyệt danh sách thí sinh được tỉnh cử đi học gửi về các trường.
Các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ có quyền và trách nhiệm xét tuyển trên cơ sở các quy định chung, tổ chức đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và cấp bằng theo quy định.
Các quy định chặt chẽ như trên trước hết là để hướng dẫn phối hợp thực hiện thống nhất và đúng chủ trương; đồng thời đó cũng là sự “lường trước” của Bộ GD-ĐT để có cơ sở để kết luận vi phạm và xử lý vi phạm nếu có.
Ngoài việc thanh tra, kiểm tra, Chính phủ và Bộ GD-ĐT cũng đã quy định rõ hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm (hệ thống Luật Viên chức); quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả… đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như vi phạm quy định về về thông báo, tư vấn tuyển sinh; xác định đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh… (Nghị định số 138/2013/NĐ-CP) và các chế tài bồi thường khác.
- Bộ GD-ĐT sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn được các hiện tượng vi phạm đã nêu, thưa bà?
Với những hệ đào tạo có thể bị lợi dụng để phát sinh tiêu cực như đào tạo theo địa chỉ sử dụng, hệ cử tuyển, tuyển thẳng thí sinh các huyện nghèo, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo báo cáo cụ thể tình hình thực hiện.
Sau khi có báo cáo của các trường, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra để có kết luận chính thức và sẽ xử lý nghiêm vi phạm, nếu có.
Dự kiến vào quý IV/2014, Bộ GD-ĐT phối hợp với ban chỉ đạo của các vùng thực hiện sơ kết 03 năm đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để đánh giá kết quả, bàn các biện pháp để thực hiện hiệu quả chính sách, bao gồm cả phòng ngừa tiêu cực phát sinh.
Đối với quy trình quản lý chung, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng hơn yêu cầu công khai thông tin và thực hiện sát sao việc hậu kiểm toàn bộ quá trình thực hiện.
Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình để tạo ra sự giám sát xã hội chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện để giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, lợi dụng chính sách để trục lợi trong các cơ sở đào tạo cũng như ngoài xã hội.
Tự chủ theo lộ trình, năng lực
- Bà có chia sẻ những lo ngại rằng: sự việc báo chí nêu là một trong những cảnh báo tiêu cực sẽ nảy sinh nhiều hơn khi thực hiện tự chủ đại học?
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam vào môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, hội nhập, theo xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, quyền tự chủ sẽ phải đi đôi với năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Khi năng lực tự chủ, điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo chưa đồng đều, mục đích hoạt động giáo dục còn khá đa dạng thì việc mở rộng quyền tự chủ cần có điều kiện, lộ trình phù hợp.
Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ trách nhiệm minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; tạo ra cơ chế dân chủ, có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, học viên và người lao động; tạo ra cơ chế giám sát xã hội của các cơ quan ngôn luận, báo chí… tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.
Xin cảm ơn bà.
Theo Ngân Anh/VNN
Bình luận