(VTC News) - Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng bêu danh trên truyền hình những công chức ăn cắp giờ công là chưa hay.
Bình luận về phương pháp này, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội so sánh: “Theo thông tư 38 của Bộ Công an, những người vi phạm luật giao thông sẽ bị gửi thông báo về cơ quan, đơn vị họ đang công tác.
Có cơ quan, đơn vị còn đưa lên đài truyền thanh xã phường để bêu danh họ. Làm như thế có hiệu quả hay không? Số người vi phạm luật an toàn giao thông có giảm hay không? Xin thưa chưa hề giảm và đó cũng không phải là giải pháp hay.
Tôi cho rằng, việc phê bình nghiêm khắc trong tổ chức và mở cho người ta một hướng sửa chữa, nhưng đi đôi với đó là siết chặt lại kỉ cương công việc thì hợp lý hơn. Không thể có chuyện cấp trên nói mà cấp dưới không nghe, giao việc trong 3 – 5 ngày, tranh công, đổ lỗi không làm”.
Cũng theo ông Long, ở Việt Nam hay có kiểu vin vào những chuyện như bố ốm, con đau để thoái thác trách nhiệm khi chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phân tích: “Ai cũng mặc kệ như thế thì còn đâu là thói lề hành chính nữa. Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc. Nhẹ thì phê bình, nhắc nhở, góp ý để họ sửa chữa theo cam kết. Nặng hơn nữa chúng ta phải xử lý theo những nguyên tắc quy định của luật công vụ, luật công chức viên chức.
Nếu chỉ nói anh cố gắng đi, anh đừng ăn cắp giờ của Nhà nước đi, nhưng lại không giao cho người ta việc gì thì khi nhàn cư, họ sẽ thành những mối nguy cho cơ quan đó, thậm chí cản trở những người chăm chỉ làm việc nữa.
Tôi nghĩ chưa đến mức phải bêu danh những công chức ăn cắp giờ công trên truyền hình vì bêu hay không bêu chỉ là một trong những giải pháp để quản lý cán bộ, công chức sao cho tốt hơn. Mỗi người quản lý phải chọn một giải pháp sao cho hợp lý nhất tùy theo đặc điểm vùng miền.
Người Việt Nam, đặc biệt người miền Bắc rất ý tứ, nền nã, nếu phê bình thẳng thắn là không chịu được nhiệt. Thế nên mới có chuyện có những cán bộ, công chức làm việc rất nghiêm túc, thẳng thắn, nhưng khi góp ý cho cán bộ, công chức dưới quyền mình chỉ hơi không khéo một chút thôi thì khi bỏ phiếu, họ sẽ nhận được rất ít phiếu ủng hộ. Tôi thấy rất tiếc cho những đồng chí như vậy. Nói cách khác, như thế sẽ không động viên được những người làm được việc”.
Cũng theo ông Long, hiện nay, cùng với việc siết lại kỉ cương hành chính, thành phố cũng rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của mỗi công viên chức. Đi đôi với đó là thiết lập lại lề lối trật tự kỉ cương công việc. Tại Hà Nội, hiện nay đã có nhiều Sở thực hiện giám sát công chức. Họ quẹt thẻ mỗi khi ra vào cơ quan.
“Không chỉ thế, các Sở còn đặt ra mức phấn đấu cao hơn buộc anh em công chức phải vận động nhiều hơn nhằm hướng tới cải cách thủ tục hành chính. Ví dụ một quy trình yêu cầu 7 ngày phải trả lời, nhưng giờ nhiều sở đã rút xuống còn 5 ngày. Nếu không hoàn thành, người ta phải giải trình. Nếu không giải trình được mới có căn cứ xử lý.
Như vậy, chúng ta vẫn phải xét tới cái gốc rễ của quy luật kinh tế thị trường là lấy hiệu quả làm đầu. Nếu vận hành theo đúng luật pháp, chúng ta sẽ có được nền công vụ lành mạnh và mỗi người sẽ tìm được vị trí của mình trong cỗ máy đó thì cỗ máy sẽ trơn tru hơn. Tự cỗ máy khi chạy trơn tru sẽ đào thải ra những người không theo được yêu cầu công việc”, ông Long nhấn mạnh.
Có cùng quan điểm với ông Long, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng gốc rễ của việc ăn cắp giờ công là ở chỗ người ta chưa đánh giá con người theo chất lượng, hiệu quả công việc thực sự. Sự công bằng, ở đâu đó vẫn chưa có.
Tuy nhiên, ông Bình lại cho rằng muốn ngăn chặn triệt để tình trạng này, phải triển khai các biện pháp như trên ở mọi nơi, mọi lúc, duy trì trong một thời gian dài và xây dựng lại tinh thần, kỉ luật, tự ái, tự trọng, ý thức trách nhiệm và xem đó như là phẩm chất đạo đức của công chức.
“Ở Hà Nội nên thanh kiểm tra chéo giữa các ban, ngành và không được công khai đơn vị thanh tra vì nếu biết, có thể họ sẽ mua. Nên bỏ qua chuyện “thí điểm”, chỉ làm ở một vài nơi còn những nơi khác không đếm xỉa gì tới”, ông Bình nêu quan điểm.
Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội |
Có cơ quan, đơn vị còn đưa lên đài truyền thanh xã phường để bêu danh họ. Làm như thế có hiệu quả hay không? Số người vi phạm luật an toàn giao thông có giảm hay không? Xin thưa chưa hề giảm và đó cũng không phải là giải pháp hay.
Tôi cho rằng, việc phê bình nghiêm khắc trong tổ chức và mở cho người ta một hướng sửa chữa, nhưng đi đôi với đó là siết chặt lại kỉ cương công việc thì hợp lý hơn. Không thể có chuyện cấp trên nói mà cấp dưới không nghe, giao việc trong 3 – 5 ngày, tranh công, đổ lỗi không làm”.
Cũng theo ông Long, ở Việt Nam hay có kiểu vin vào những chuyện như bố ốm, con đau để thoái thác trách nhiệm khi chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phân tích: “Ai cũng mặc kệ như thế thì còn đâu là thói lề hành chính nữa. Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc. Nhẹ thì phê bình, nhắc nhở, góp ý để họ sửa chữa theo cam kết. Nặng hơn nữa chúng ta phải xử lý theo những nguyên tắc quy định của luật công vụ, luật công chức viên chức.
Nếu chỉ nói anh cố gắng đi, anh đừng ăn cắp giờ của Nhà nước đi, nhưng lại không giao cho người ta việc gì thì khi nhàn cư, họ sẽ thành những mối nguy cho cơ quan đó, thậm chí cản trở những người chăm chỉ làm việc nữa.
Tôi nghĩ chưa đến mức phải bêu danh những công chức ăn cắp giờ công trên truyền hình vì bêu hay không bêu chỉ là một trong những giải pháp để quản lý cán bộ, công chức sao cho tốt hơn. Mỗi người quản lý phải chọn một giải pháp sao cho hợp lý nhất tùy theo đặc điểm vùng miền.
Người Việt Nam, đặc biệt người miền Bắc rất ý tứ, nền nã, nếu phê bình thẳng thắn là không chịu được nhiệt. Thế nên mới có chuyện có những cán bộ, công chức làm việc rất nghiêm túc, thẳng thắn, nhưng khi góp ý cho cán bộ, công chức dưới quyền mình chỉ hơi không khéo một chút thôi thì khi bỏ phiếu, họ sẽ nhận được rất ít phiếu ủng hộ. Tôi thấy rất tiếc cho những đồng chí như vậy. Nói cách khác, như thế sẽ không động viên được những người làm được việc”.
|
“Không chỉ thế, các Sở còn đặt ra mức phấn đấu cao hơn buộc anh em công chức phải vận động nhiều hơn nhằm hướng tới cải cách thủ tục hành chính. Ví dụ một quy trình yêu cầu 7 ngày phải trả lời, nhưng giờ nhiều sở đã rút xuống còn 5 ngày. Nếu không hoàn thành, người ta phải giải trình. Nếu không giải trình được mới có căn cứ xử lý.
Như vậy, chúng ta vẫn phải xét tới cái gốc rễ của quy luật kinh tế thị trường là lấy hiệu quả làm đầu. Nếu vận hành theo đúng luật pháp, chúng ta sẽ có được nền công vụ lành mạnh và mỗi người sẽ tìm được vị trí của mình trong cỗ máy đó thì cỗ máy sẽ trơn tru hơn. Tự cỗ máy khi chạy trơn tru sẽ đào thải ra những người không theo được yêu cầu công việc”, ông Long nhấn mạnh.
Công an xã ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) tổ chức “giao lưu” không đúng lúc, bị phóng viên QTV ghi hình lại giữa tháng 2. |
Có cùng quan điểm với ông Long, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng gốc rễ của việc ăn cắp giờ công là ở chỗ người ta chưa đánh giá con người theo chất lượng, hiệu quả công việc thực sự. Sự công bằng, ở đâu đó vẫn chưa có.
Tuy nhiên, ông Bình lại cho rằng muốn ngăn chặn triệt để tình trạng này, phải triển khai các biện pháp như trên ở mọi nơi, mọi lúc, duy trì trong một thời gian dài và xây dựng lại tinh thần, kỉ luật, tự ái, tự trọng, ý thức trách nhiệm và xem đó như là phẩm chất đạo đức của công chức.
“Ở Hà Nội nên thanh kiểm tra chéo giữa các ban, ngành và không được công khai đơn vị thanh tra vì nếu biết, có thể họ sẽ mua. Nên bỏ qua chuyện “thí điểm”, chỉ làm ở một vài nơi còn những nơi khác không đếm xỉa gì tới”, ông Bình nêu quan điểm.
Minh Quân
Bình luận