Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định điều này khi nói về mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nghiệp, doanh nhân.
Nhìn lại hành trình suốt 3 thập kỷ hình thành và phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định rằng, họ luôn có sự sát cánh của các nhà báo.
Nhà báo và doanh nhân cần tôn trọng và bình đẳng với nhau
Theo ông Lộc, mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nhân rất đậm nét. Nếu doanh nhân là người lính thời bình, là lực lượng chủ lực, chủ công trong sự nghiệp làm giàu của đất nước, thì nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, thông tin. Nhà báo và doanh nhân đều là những người chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Doanh nghiệp và doanh nhân là chủ thể của đời sống kinh tế, là đối tượng phản ánh quan trọng của báo chí. Báo chí và nhà báo là kênh kết nối thông tin quan trọng nhất, có sức lan tỏa lớn nhất từ doanh nghiệp tới xã hội và ngược lại.
Đặc biệt, “báo chí là món ăn tinh thần, là nguồn thông tin vô tận, động viên doanh nhân, gợi ý cho doanh nhân những cơ hội, ý tưởng và mô hình sáng tạo, là kênh thông tin truyền tải ý kiến, nguyện vọng của doanh nhân tới xã hội, là kênh quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nhân tới đối tác và người tiêu dùng. Báo chí như người dẫn đường cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường và hội nhập”- ông Lộc nhấn mạnh.
Song, ông Lộc cũng thẳng thắn đánh giá: Trong quan hệ giữa doanh nhân và nhà báo, ở đâu đó, vẫn còn hiện tượng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Có trường hợp nhà báo vô tình hay vụ lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân, thậm chí ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị của doanh nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Đôi khi, vẫn có “con sâu bỏ rầu nồi canh” nên có những doanh nghiệp lợi dụng nhà báo để đưa ra những thông tin không chính xác làm ảnh hưởng tới thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đây là hiện tượng cần được lên án, loại bỏ.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, ông Lộc kỳ vọng rằng, các cơ quan báo chí và nhà báo cần tăng cường hơn nữa các thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là những thông tin định hướng, dự báo.
Đồng quan điểm nhà báo và doanh nhân có mối quan hệ đồng hành, ông Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Constrexim (HOD), “hằng sáng, các doanh nhân có thói quen lướt các trang báo tìm, học cách làm ăn, các sáng kiến điển hình, các sản phẩm mới. Nếu khi nào trên các trang báo thiếu vắng các thông tin trên thì vị mặn của báo đài cũng sẽ nhạt dần”.
Từ suy nghĩ như vậy, ông Cây cho rằng, báo chí, doanh nghiệp và doanh nhân là bạn đồng hành hợp tác hai chiều để cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở thiện chí và tôn trọng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau góp phần phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa nhà báo, doanh nhân, có tình trạng chưa thực sự hiểu nhau nên có chuyện báo cứ nói theo cách hiểu của báo, doanh nghiệp cứ tuyên ngôn theo quan điểm của doanh nghiệp.
Do vậy, “hai bên nên cởi mở gặp gỡ để cùng nhau chia sẻ trên nguyên tắc thiện chí tôn trọng và bình đẳng với thái độ cầu thị và trong sáng thì mọi việc sẽ tốt”- ông Cây đề xuất.
Báo chí và doanh nghiệp cần tăng cường đối thoại
Ở góc độ người làm báo, ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân, cũng đồng quan điểm rằng, báo chí và doanh nghiệp có mối quan hệ 2 chiều gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.
Doanh nghiệp cần có báo chí truyền thông để có thông tin, quảng bá thương hiệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngược lại, báo chí coi doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn tin khổng lồ, là đề tài đa dạng và phong phú, là nguồn cảm hứng để sáng tạo những tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, để thông tin trên báo chí về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chất lượng và hiệu quả, ông Thuận Hữu cho rằng, báo chí và doanh nghiệp cần hướng tới tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp và xử lý thông tin, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, chia sẻ: Hiện nay, doanh nghiệp đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, muốn báo chí hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua. Sự hỗ trợ đó trước tiên là báo chí phản ánh một cách trung thực và khách quan nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu báo chí đưa tin không chính xác về doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp càng gặp khó khăn.
Vì thế, ông Sơn mong muốn: “trước khi thông tin đến bạn đọc, người dân, báo chí nên tiếp cận, trao đổi với doanh nghiệp để nắm được thực chất vấn đề, doanh nghiệp cũng thấy thoải mái trình bày những quan điểm, ý kiến của mình để báo chí phân tích thông tin chính xác từ doanh nghiệp”.
Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2014 và những năm tiếp theo được dự báo vẫn còn tiếp tục khó khăn đối với doanh nghiệp. Do nội lực còn yếu, lại liên tiếp chịu tác động của những diễn biến không thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiệt ngã để tái cấu trúc, để trụ vững và phát triển. Doanh nghiệp cần nỗ lực vượt lên chính mình, phải lột xác để cải thiện vấn đề quản trị và tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chủ động sáng tạo để vươn lên.
Để làm được điều đó, ông Lộc lưu ý rằng, doanh nghiệp cần có cả khát vọng niềm tin và tri thức mà báo chí có thể góp phần khơi dậy và trang bị. Báo chí và nhà báo có thể tiếp lửa cho doanh nhân trong những nỗ lực vươn lên chính mình, để hợp tác và cạnh tranh thắng lợi.
“Báo chí và doanh nghiệp cần tăng cường đối thoại. Báo chí cần sâu sát hơn vào thực tiễn doanh nghiệp và doanh nghiệp cần mở cửa rộng hơn để báo chí có thể thâm nhập vào những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, hiện tượng hiểu lầm và thông tin không chính xác sẽ được khắc phục.
Theo VOV
Nhìn lại hành trình suốt 3 thập kỷ hình thành và phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định rằng, họ luôn có sự sát cánh của các nhà báo.
Nhà báo và doanh nhân cần tôn trọng và bình đẳng với nhau
Theo ông Lộc, mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nhân rất đậm nét. Nếu doanh nhân là người lính thời bình, là lực lượng chủ lực, chủ công trong sự nghiệp làm giàu của đất nước, thì nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, thông tin. Nhà báo và doanh nhân đều là những người chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Báo chí luôn kịp thời phản ánh về lao động, sản xuất của doanh nghiệp và doanh nhân (Ảnh minh họa/KT) |
Doanh nghiệp và doanh nhân là chủ thể của đời sống kinh tế, là đối tượng phản ánh quan trọng của báo chí. Báo chí và nhà báo là kênh kết nối thông tin quan trọng nhất, có sức lan tỏa lớn nhất từ doanh nghiệp tới xã hội và ngược lại.
Đặc biệt, “báo chí là món ăn tinh thần, là nguồn thông tin vô tận, động viên doanh nhân, gợi ý cho doanh nhân những cơ hội, ý tưởng và mô hình sáng tạo, là kênh thông tin truyền tải ý kiến, nguyện vọng của doanh nhân tới xã hội, là kênh quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nhân tới đối tác và người tiêu dùng. Báo chí như người dẫn đường cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường và hội nhập”- ông Lộc nhấn mạnh.
Song, ông Lộc cũng thẳng thắn đánh giá: Trong quan hệ giữa doanh nhân và nhà báo, ở đâu đó, vẫn còn hiện tượng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Có trường hợp nhà báo vô tình hay vụ lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân, thậm chí ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị của doanh nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Đôi khi, vẫn có “con sâu bỏ rầu nồi canh” nên có những doanh nghiệp lợi dụng nhà báo để đưa ra những thông tin không chính xác làm ảnh hưởng tới thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đây là hiện tượng cần được lên án, loại bỏ.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, ông Lộc kỳ vọng rằng, các cơ quan báo chí và nhà báo cần tăng cường hơn nữa các thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là những thông tin định hướng, dự báo.
Đồng quan điểm nhà báo và doanh nhân có mối quan hệ đồng hành, ông Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Constrexim (HOD), “hằng sáng, các doanh nhân có thói quen lướt các trang báo tìm, học cách làm ăn, các sáng kiến điển hình, các sản phẩm mới. Nếu khi nào trên các trang báo thiếu vắng các thông tin trên thì vị mặn của báo đài cũng sẽ nhạt dần”.
Từ suy nghĩ như vậy, ông Cây cho rằng, báo chí, doanh nghiệp và doanh nhân là bạn đồng hành hợp tác hai chiều để cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở thiện chí và tôn trọng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau góp phần phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa nhà báo, doanh nhân, có tình trạng chưa thực sự hiểu nhau nên có chuyện báo cứ nói theo cách hiểu của báo, doanh nghiệp cứ tuyên ngôn theo quan điểm của doanh nghiệp.
Do vậy, “hai bên nên cởi mở gặp gỡ để cùng nhau chia sẻ trên nguyên tắc thiện chí tôn trọng và bình đẳng với thái độ cầu thị và trong sáng thì mọi việc sẽ tốt”- ông Cây đề xuất.
Báo chí và doanh nghiệp cần tăng cường đối thoại
Ở góc độ người làm báo, ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân, cũng đồng quan điểm rằng, báo chí và doanh nghiệp có mối quan hệ 2 chiều gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, để thông tin trên báo chí về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chất lượng và hiệu quả, ông Thuận Hữu cho rằng, báo chí và doanh nghiệp cần hướng tới tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp và xử lý thông tin, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, chia sẻ: Hiện nay, doanh nghiệp đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, muốn báo chí hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua. Sự hỗ trợ đó trước tiên là báo chí phản ánh một cách trung thực và khách quan nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu báo chí đưa tin không chính xác về doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp càng gặp khó khăn.
Vì thế, ông Sơn mong muốn: “trước khi thông tin đến bạn đọc, người dân, báo chí nên tiếp cận, trao đổi với doanh nghiệp để nắm được thực chất vấn đề, doanh nghiệp cũng thấy thoải mái trình bày những quan điểm, ý kiến của mình để báo chí phân tích thông tin chính xác từ doanh nghiệp”.
Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2014 và những năm tiếp theo được dự báo vẫn còn tiếp tục khó khăn đối với doanh nghiệp. Do nội lực còn yếu, lại liên tiếp chịu tác động của những diễn biến không thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiệt ngã để tái cấu trúc, để trụ vững và phát triển. Doanh nghiệp cần nỗ lực vượt lên chính mình, phải lột xác để cải thiện vấn đề quản trị và tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chủ động sáng tạo để vươn lên.
Để làm được điều đó, ông Lộc lưu ý rằng, doanh nghiệp cần có cả khát vọng niềm tin và tri thức mà báo chí có thể góp phần khơi dậy và trang bị. Báo chí và nhà báo có thể tiếp lửa cho doanh nhân trong những nỗ lực vươn lên chính mình, để hợp tác và cạnh tranh thắng lợi.
“Báo chí và doanh nghiệp cần tăng cường đối thoại. Báo chí cần sâu sát hơn vào thực tiễn doanh nghiệp và doanh nghiệp cần mở cửa rộng hơn để báo chí có thể thâm nhập vào những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, hiện tượng hiểu lầm và thông tin không chính xác sẽ được khắc phục.
Theo VOV
Bình luận