• Zalo

Việt Nam sắp được ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Khoa học - Công nghệThứ Hai, 23/07/2018 14:51:00 +07:00Google News

Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ máu tuyệt đẹp vào rạng sáng 28/7 tới đây khi nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ diễn ra trong gần 2 giờ đồng hồ.

Hiện tượng này sẽ kéo dài trong 103 phút, đồng nghĩa với việc Mặt trăng sẽ khuất sau bóng của Trái đất trong 1 tiếng 43 phút. Đây cũng là lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. 

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào khoảng 2h30 sáng 28/7 và kết thúc vào 4h13. Sau đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xảy ra và kéo dài tới khoảng 6h30 sáng cùng ngày. 

4E7BD07800000578-5979297-image-a-24_1532257271193

Người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ vào rạng sáng 28/7 tới. (Ảnh: Getty)

Người dân ở đông Phi, Trung Đông và châu Á sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng này trọn vẹn nhất nếu thời tiết thuận lợi. New Zealand sẽ là nơi diễn ra các giai đoạn đầu tiên trong khi khu vực Nam Mỹ sẽ quan sát giai đoạn cuối cùng khi mặt trời lặn. 

Người yêu thiên văn ở Việt Nam cũng sẽ có cơ hội chứng kiến sự kiện này. Đây cũng là lần thứ 2 trong năm xảy ra nguyệt thực toàn phần sau đêm 31/01/2018.

Nguyệt thực toàn phần là hiện trường xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ hồng hoặc màu cam sẫm. 

Video: Nguyệt thực dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào cuối tháng 7

Không giống như nhật thực, người xem nguyệt thực không cần đeo kính bảo vệ. Nói cách khác, nguyệt thực có thể được quan sát an toàn bằng mắt thường.

Ngoài xem trực tiếp, có thể theo dõi nguyệt thực trên những trang web trực tuyến như Time and Date, bắt đầu từ 1h sáng 28/7 tại Việt Nam. 

Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo kéo dài trong 1 giờ 2 phút sẽ xảy ra vào ngày 21/1/2019, có thể quan sát được ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và một số khu vực châu Âu, châu Phi và trung tâm Thái Bình Dương. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn