1. Vua nào lấy 'hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga'?
- A
Đinh Tiên Hoàng
- B
Lê Đại Hành
Vua Lê Đại Hành, tên huý là Lê Hoàn, sinh năm 941 ở sách Khả Lập (nay thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá). Ông lên ngôi vua vào tháng 7 năm Canh Thìn (980), khi 39 tuổi. Ông có 11 con trai, một con nuôi và một con gái.
Trong các hoàng hậu, Dương Vân Nga - Đại Thắng Minh Hoàng hậu được phong năm 982 là đặc biệt nhất. Bà là người duy nhất làm hoàng hậu hai triều Đinh và Tiền Lê.
Trước khi trở thành hoàng hậu của vua Lê Đại Hành, bà là hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng và chính bà tôn Lê Đại Hành lên làm vua. Việc này bị các nhà nho và sử gia trước đây lên án gay gắt. - C
Lý Công Uẩn
- D
Lý Thánh Tông
2. Lê Đại Hành lên ngôi năm bao nhiêu tuổi?
- A
37
- B
38
- C
39
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được một người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Đến tuổi trưởng thành, đất nước đang loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn trở thành dũng tướng có tài cầm quân được Đinh Bộ Lĩnh tin tưởng. Ông làm quan nhà Đinh đến chức Thập Đạo tướng quân.
Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi. Trước nguy cơ đất nước bị nhà Tống xâm lược, các quân sĩ và Dương Thái hậu đồng tình cho Lê Hoàn lên làm vua thay thế vị vua quá nhỏ tuổi.
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, mở đầu vương triều Tiền Lê và bắt đầu tổ chức chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Khi đó, vua 39 tuổi. - D
40
3. Lê Hoàn lên ngôi trong lúc quân Tống nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Vua đã làm gì?
- A
Dâng sản vật cầu hoà
Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành, triều đình Hoa Lư và quân dân Đại Cồ Việt lập tức tổ chức kháng chiến chống sự xâm lược của nhà Tống. Nhưng vua Lê Đại Hành không vội vàng mang quân đi đánh Tống ngay.
Lịch sử Việt Nam có ghi biết rõ thời thế, Lê Đại Hành tìm cách hòa hoãn với nhà Tống trước. Theo lệ cũ, Lê Đại Hành lập tức sai sứ thần sang Biện Kinh dâng phương vật và dâng biểu xin phong vương cho Đinh Toàn. Nhưng tất cả động thái của Lê Đại Hành đều không được chấp nhận.
Tháng 8 năm Canh Thìn (980), Tống Thái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư buộc Lê Đại Hành phải đầu hàng. Trước tình hình đó, tháng 10 cùng năm, Lê Đại Hành liền sai Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ đến Yên Kinh dâng sản vật, dâng biểu cầu phong cho Đinh Toàn lần thứ hai nhưng cũng không được chấp nhận. Vua Tống sai người đưa thư trả lời Lê Đại Hành với lời lẽ muốn vua đầu hàng, dâng Đại Cồ Việt.
Những hành động ngoại giao của Lê Đại Hành thực chất là nhằm tận dụng cơ hội để có thể tránh cuộc chiến tranh và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để tiến hành một cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước. - B
Chỉ đạo chiến đấu
- C
Xin viện trợ nước láng giềng
- D
Gả công chúa cầu thân
4. Với tài chỉ huy thuỷ binh xuất quỷ nhập thần, vua Lê Đại Hành dẹp được giặc Tống trong thời gian bao lâu?
- A
4 tháng
Cuối năm 980, hơn 30.000 quân Tống theo hai đường thủy và bộ do Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng chỉ huy ồ ạt tiến vào xâm lược Đại Cồ Việt.
Để chặn đứng quân địch, Lê Đại Hành bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, Kinh Thầy cho đến vùng Lục Đầu Giang, trong đó tập trung đông nhất ở cửa sông Bạch Đằng vì đây là cửa ngõ yết hầu từ phương Bắc vào. Sau khi giết được Nhân Bảo và đánh đuổi cánh quân thủy của nhà Tống, Lê Đại Hành tập trung quân tiêu diệt cánh quân bộ. Nghe tin cánh quân thủy đại bại, các tướng phụ trách quân bộ hốt hoảng rút nhưng bị truy đuổi, tiêu diệt.
Cuộc chiến đấu chống Tống thắng lợi chỉ sau chưa đầy 4 tháng, từ cuối năm Canh Thìn (980) đến cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981) nhờ vào tài chỉ huy thuỷ binh xuất quỷ nhập thần của vua Lê Đại Hành. - B
12 tháng
- C
24 tháng
- D
28 tháng
5. Sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, Lê Đại Hành là vua đầu tiên của Việt Nam thực hiện nghi lễ này?
- A
Cầu mưa
- B
Cầu quốc thái dân an
- C
Miễn thuế
- D
Tịch điền
Lê Đại Hành rất coi trọng phát triển nông nghiệp. Năm 987, vua tổ chức cày tịch điền để làm gương, khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất nông nghiệp. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Đinh Hợi, mùa xuân, vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên ruộng là Kim Ngân".
Sách Lịch sử Việt Nam khẳng định Lê Đại Hành là vua đầu tiên mở nghi lễ "tịch điền". Các vương triều sau đã tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, ông còn quan tâm phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, chú trọng tổ chức quân đội.
6. Vua Lê Đại Hành có bao nhiêu hoàng hậu?
- A
4
- B
5
Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu. Ông có 11 người con trai, một người con nuôi và một người con gái.
Trong các hoàng hậu thì Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga) là đặc biệt nhất. Bà là người duy nhất làm hoàng hậu hai triều, triều Đinh và Tiền Lê. Chính sử không cho biết hai người này có bao nhiêu con nhưng họ có một người con gái là công chúa Lê Thị Phất Ngân. - C
6
- D
7
7. Người phụ nữ 3 lần từ chối làm vợ vua Lê Đại Hành là ai?
- A
Bà Chúa Tó
- B
Bà Chúa Hến
Bà Chúa Hến tên thật là Phạm Thị Hến, quê ở làng Tó, Tả Thanh Oai (Hà Nội ngày nay). Do khi còn trẻ thường mò cua bắt hến bên bờ sông Nhuệ, sau lại thành hậu phi của vua Lê Hoàn, bà được người dân gọi là Chúa Hến.
Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý thú ghi lại, trên đường đi đánh giặc xâm lăng, 2 lần vua Lê Đại Hành gặp bà trên đang cấy lúa, đem lòng cảm mến người con gái xinh đẹp, nết na, lại có tài văn phú. Sau khi đánh thắng giặc trở về, vua 3 lần sai người đến làng Tó đón bà Chúa Hến về cung làm phi thiếp.
Tuy nhiên cả 3 lần bà đều từ chối về cung làm vợ vua. Cuối cùng, đích thân vua về làng Tó quê bà đón thì bà mới ưng thuận với 3 điều kiện gồm làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 hoàng hậu của nhà vua.
Vì quá yêu người con gái đẹp người đẹp nết, vua Lê Hoàn đã chấp nhận cả 3 điều kiện. Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hến được phong là hoàng hậu của triều Lê (Phạm Hoàng hậu).
Sau nhiều năm sinh sống bên vua, bà không thể sinh được con. Bà xin về quê sinh sống rồi mất khi 37 tuổi. Dân làng lập đền thờ bà ngay tại quê nhà. - C
Lê Thị Liễu
- D
Dương Thị
8. Lê Đại Hành mất, đất nước rơi vào khủng hoảng gần 1 năm. Vì sao?
- A
Giặc xâm lược
- B
Vua mới còn nhỏ tuổi
- C
Trành giành quyền lực
Tháng 3/1005, Lê Đại Hành qua đời, vương triều Tiền Lê lâm vào thế không ổn định. Long Việt, hoàng tử thứ ba được chọn là người kế vị. Hoàng tử thứ hai là Long Tích và hoàng tử thứ tư là Long Đinh nổi lên chống lại. Tình hình vô cùng rối loạn.
Đại Việt sử ký toàn thư viết, các con vua "tranh nhau lên ngôi, giằng co 8 tháng, trong nước không có chủ". Khi Long Việt lên ngôi, Long Tích phải bỏ chạy và bị giết. Nhưng Long Việt chỉ ở ngôi được 3 ngày thì Long Đĩnh sai người giết và giành lấy ngôi vua vào mùa Đông năm Ất Tỵ (1005), sử chép là Lê Ngọa Triều.
Lê Long Đĩnh ở ngôi được 5 năm (1005-1009) thì mất. Ông bị đánh giá là kẻ "làm việc càn dở giết vua cướp ngôi, thích dâm đãng tàn bạo" (Đại Việt sử ký toàn thư ghi).
Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lê Long Đĩnh qua đời. Tháng 11/1009, được sự hậu thuẫn của giới trí thức, sư tăng, sự ủng hộ của quân sĩ và nhân dân, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, chấm dứt triều Tiền Lê sau 29 năm tồn tại (từ 981 đến 1009) và lập ra triều Lý, mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của Văn hóa Thăng Long - Văn minh Đại Việt, cho lịch sử đất nước và dân tộc. - D
Không có người kế vị
Vua Lê Đại Hành chỉ huy quân ta chống giặc Tống xâm lược. (Nguồn: VTV.VN)
Bình luận