Vi phạm giao thông là một chủ đề thường xuyên được thảo luận trong xã hội hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng, việc quản lý và điều hành giao thông trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cơ quan chức năng.
Vi phạm giao thông có thể hiểu những hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ. Những vi phạm này có thể bao gồm vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm, hay không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. Mức độ và hình thức xử phạt thường tùy thuộc vào loại vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.
Vi phạm giao thông, dưới hình thức thông thường như chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm,... đa số là những vi phạm hành chính, và không bị xếp vào loại phạm tội hình sự. Vì lý do này, các vi phạm giao thông thông thường không bị coi là có tiền sự.
Theo Luật sư Tuệ Minh (Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế), “tiền sự” là tình trạng một người bị xử lý kỷ luật, đã bị xử phạt hành chính, chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Qua đó có thể hiểu, người có tiền sự là người bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
"Nếu người vi phạm giao thông hay người bị xử phạt vi phạm hành chính thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì mới bị coi là có tiền sự", luật sư Tuệ Minh phân tích.
Như vậy, hành vi vi phạm giao thông của chủ thể được xem là Tiền sự hay không phải xem xét yếu tố mà Pháp luật quy định tính chất mức độ, của hành vi, hậu quả. Các quy định cụ thể đã xác định các yếu tố quyết định chủ thể được coi là có Tiền sự hay chỉ xác định là xử phạt vi phạm thông thường.
Tuy nhiên, ở bất kỳ trường hợp nào, vi phạm giao thông không chỉ mang lại hệ quả trực tiếp như bị phạt tiền, tước giấy phép lái xe, mà còn ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và trách nhiệm xã hội. Hơn nữa, nếu vi phạm thường xuyên và bị lưu lại trong hồ sơ, người vi phạm có thể gặp khó khăn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, như khi xin việc, đặc biệt trong các công việc yêu cầu kiểm tra lý lịch. Do đó, người dân khi tham gia giao thông cần tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, hạn chế tối đa trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Bình luận