Ở nhiều nước có hẳn một ủy ban soạn thảo dự án luật. Tuy nhiên, quyền của công chúng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, chính sách được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Để ban hành một đạo luật, người ta tiến hành theo một quy trình cơ bản như sau: Mỗi khi có yêu cầu ban hành một đạo luật nào đó, ủy ban này “đặt hàng” cho các chuyên gia pháp luật, có thể đặt hàng cho nhiều chuyên gia, mỗi chuyên gia chỉ soạn thảo một chương hoặc một số điều.
Một đạo luật được ví như là một đề tài (công trình) khoa học cấp quốc gia, mà ủy ban dự thảo dự án luật là hội đồng nghiệm thu đề tài.
Các chuyên gia được mời soạn thảo dự án luật, phải trả lời được câu hỏi đối với từng vấn đề mà chuyên gia đó nêu trong từng điều khoản của dự án luật: Vì sao quy định như vậy, quy định như vậy thì được hiểu như thế nào?
Nếu dự thảo luật của chuyên gia được nghiệm thu, nội dung các câu trả lời sẽ được coi là văn bản “giải thích chính thức” sau khi dự án luật được ban hành. Khi ủy ban soạn thảo dự án luật có một đạo luật (dự thảo) hoàn chỉnh thì mới trình Quốc hội thông qua. Theo ông Minh, vấn đề quan trọng là cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản.
Khi một đạo luật được thông qua thì đồng thời Quốc hội cũng ban hành văn bản giải thích chính thức, không cần phải hướng dẫn gì thêm, luật dễ dàng đi vào cuộc sống.
Còn tại Việt Nam, khi cần ban hành một đạo luật thì việc đầu tiên là chọn cơ quan nào chủ trì soạn thảo. Nếu luật đó liên quan đến tiền tệ thì giao cho Ngân hàng Nhà nước; liên quan đến lao động, bảo hiểm, chính sách xã hội thì giao cho Bộ LĐ-TB&XH; liên quan đến văn hóa thì giao cho Bộ VH-TT&DL.
Các bộ, ban, ngành khác có liên quan thì phối hợp. Sau khi đã “hòm hòm” thì trình một ủy ban chuyên trách của Quốc hội thẩm định rồi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; nếu thấy được thì đưa ra Quốc hội thảo luận thông qua.
Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nêu rõ, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình những nội dung tiếp thu, không tiếp thu các ý kiến tham gia.
Trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan hoặc các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào các hoạt động như: Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự án, dự thảo; Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế có liên quan đến dự án, dự thảo phục vụ cho việc soạn thảo hay Tham gia vào hoạt động đánh giá tác động của văn bản.
Thế nhưng, trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay có không ít người “ngồi trên trời làm luật”. Do không gắn với thực tiễn, không lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia pháp luật nên những quy định, dự thảo luật được đưa ra bị dư luận ném đã dữ dội. Tôi từng ví việc làm ra những văn bản trái luật, thiếu thực tế là ngồi trên trời mà làm chính sách. Ví dụ, có không ít bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan. Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của bộ, ngành mình. Ông Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Trao đổi với báo chí, ông Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội từng nói: “Bất cứ quy định nào được đưa ra trước hết phải phù hợp với thực tế, với trình độ phát triển của xã hội và đảm bảo điều kiện để thực hiện thì mới có sức sống, được nhân dân chấp nhận.
Văn bản phải ban hành theo đúng trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ phải lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt quan trọng là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, rồi được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình xem xét, ký ban hành.
Tôi cho rằng những văn bản có vấn đề là những văn bản không tuân thủ quy trình như trên, hoặc là ban hành thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng. Tại sao dư luận lại phản ứng quy định cho phép cảnh sát giao thông phạt người đi xe không chính chủ? Vì như nhiều người đã phân tích là nó thiếu thực tế, trái với nguyên tắc thực hiện pháp luật”.
Khi được hỏi nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa là do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó, ông Minh nói: “Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu.
Tôi từng ví việc làm ra những văn bản trái luật, thiếu thực tế là ngồi trên trời mà làm chính sách. Ví dụ, có không ít bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan.
Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của bộ, ngành mình. Tôi quả quyết cả tôi và bạn đều không thể biết rằng thời điểm hiện tại có bao nhiêu văn bản đang được lấy ý kiến nhân dân”.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị phải thay đổi quy trình xây dựng pháp luật, nhưng thay đổi thế nào lại là điều không dễ.
Theo ông Minh, vấn đề quan trọng là cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản. Việc lấy ý kiến phải tiến hành rộng rãi, có hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là người soạn thảo văn bản phải thực tâm tiếp thu, chứ không phải là làm cho đủ thủ tục.
Nam Minh(tổng hợp)
Truy tìm lỗ hổng 'ngồi trên trời' soạn luật ở Việt Nam
(VTC News) – Gần đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều văn bản luật bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa. Vì sao?
(VTC News) – Gần đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều văn bản luật bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa. Vì sao?
Bình luận