Trước khi Hội nghị thượng đỉnh Đông Á khai mạc, tờ The Wall Street Journal đã bình luận với hàm ý rằng ông Obama nên chuẩn bị sẵn tinh thần việc không được nước chủ nhà đón tiếp long trọng bằng đón ông Ôn Gia Bảo bởi giờ đây sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia đã vượt xa Mỹ rất nhiều.
Cũng như các nước láng giềng Myanmar và Lào, những năm gần đây Campuchia được hưởng lợi lớn khi Trung Quốc nỗ lực nuôi dưỡng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh.
Từ 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp.
Từ năm 1992 đến nay, Bắc kinh cấp viện trợ 2,1 tỷ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng 2.000 km cầu đường.
Chưa hết, hồi tháng 9/2012, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ông Ôn Gia Bảo – Thủ tướng Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay.
Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.
Dường như những khoản đầu tư này “chưa đủ nặng” nên hôm 18/11, ngày đầu tiên cùa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ viện trợ 53 triệu USD cho Campuchia.
Nhờ các khoản đầu tư nói trên, “bộ mặt” của Campuchia đã thay đổi. Bắc Kinh khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Camphuchia là nhằm thúc đẩy tiến bộ ở một quốc gia nằm trong danh sách phát triển kém nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 830 USD.
Campuchia là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất châu Á và khoảng 30% trong tổng số 14,5 triệu người ở nước này đang sống dưới mức nghèo khổ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các khoản viện trợ của Trung Quốc không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Campuchia, mà còn giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
Lần theo lịch sử, Trung Quốc bắt đầu tìm cách lấy lòng Campuchia từ năm 1997, sau khi các nhà lãnh đạo Campuchia kiểm soát toàn bộ chính quyền.
Ông Douglas Clayton, Giám đốc điều hành công ty Leopard Capital, cho răng khoản viện trợ của Trung Quốc cho phép Campuchia tách khỏi phương Tây và các tổ chức phi chính phủ lâu nay vẫn thường chỉ trích họ.
Hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và công trình điện trị giá 1,1 tỷ USD.
Trung Quốc trở thành một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia từ năm 2002 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 272 tỷ USD năm 2011, cao hơn nhiều so với 76 triệu USD năm 1996.
Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở các quốc gia Đông Nam Á này ví dụ như Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia.
Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và chuẩn bị khai thác các nguồn năng lượng mới phát huy trên lãnh thổ Campuchia.
LiMingjiang, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc (Viện nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnm của Xinhgapo), nhận định người Campuchia hiểu rằng Trung Quốc là “ân nhân” lớn nhất của họ trong những năm qua.
Viện trợ đã giúp Bắc Kinh trở thành một đồng minh vững chắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có cả các thành viên quan trọng cho chiến lược của Mỹ nhằm chống lại sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa tổ chức cuối tuần qua tại PnomPenh |
Cũng như các nước láng giềng Myanmar và Lào, những năm gần đây Campuchia được hưởng lợi lớn khi Trung Quốc nỗ lực nuôi dưỡng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh.
Từ 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp.
Từ năm 1992 đến nay, Bắc kinh cấp viện trợ 2,1 tỷ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng 2.000 km cầu đường.
Chưa hết, hồi tháng 9/2012, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ông Ôn Gia Bảo – Thủ tướng Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay.
Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.
Dường như những khoản đầu tư này “chưa đủ nặng” nên hôm 18/11, ngày đầu tiên cùa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ viện trợ 53 triệu USD cho Campuchia.
Nhờ các khoản đầu tư nói trên, “bộ mặt” của Campuchia đã thay đổi. Bắc Kinh khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Camphuchia là nhằm thúc đẩy tiến bộ ở một quốc gia nằm trong danh sách phát triển kém nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 830 USD.
Campuchia là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất châu Á và khoảng 30% trong tổng số 14,5 triệu người ở nước này đang sống dưới mức nghèo khổ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các khoản viện trợ của Trung Quốc không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Campuchia, mà còn giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
Những đứa trẻ Campuchia đang chơi đùa cạnh một cây cầu đang xây dở. Đây là công trình ở thủ đô PnomPenh được xây dựng bằng nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc |
Lần theo lịch sử, Trung Quốc bắt đầu tìm cách lấy lòng Campuchia từ năm 1997, sau khi các nhà lãnh đạo Campuchia kiểm soát toàn bộ chính quyền.
Ông Douglas Clayton, Giám đốc điều hành công ty Leopard Capital, cho răng khoản viện trợ của Trung Quốc cho phép Campuchia tách khỏi phương Tây và các tổ chức phi chính phủ lâu nay vẫn thường chỉ trích họ.
Hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và công trình điện trị giá 1,1 tỷ USD.
Trung Quốc trở thành một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia từ năm 2002 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 272 tỷ USD năm 2011, cao hơn nhiều so với 76 triệu USD năm 1996.
Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở các quốc gia Đông Nam Á này ví dụ như Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia.
Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và chuẩn bị khai thác các nguồn năng lượng mới phát huy trên lãnh thổ Campuchia.
Theo Infonet
Bình luận