(VTC News) – Trước nạn làm tôn giả, nhiều người dân và doanh nghiệp làm tôn chân chính đã bức xúc vì thiệt hại lớn.
Tiền mất tật mang
Anh Nguyễn Mạnh, ông chủ một xưởng giặt là tại xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, anh bỏ ra gần 30 triệu đồng để mua về 2.000 mét tôn nhưng cuối cùng thì lại mua phải hàng giả.
Do tin tưởng giao việc cho nhân viên theo dõi công việc nên anh không kiểm soát sát sao từng chủng loại vật liệu. Tuy nhiên, khi tiến hành lợp lên thì đơn vị thi công báo cáo lại là đã mua phải loại tôn giả có ghi là “made by Gloal Steel, Japan Standard” (tiêu chuẩn Nhật Bản, sản xuất bởi Gloal Steel).
Tính ra, với 2.000m tôn, anh Mạnh đã thiệt hại lên đến cả 30 triệu đồng trong khi cả về quy cách, chất lượng sản phẩm đều kém chất lượng hơn.
“Vừa mất tiền bạc vừa phải đôi co với bên bán hàng lại thêm rước cái bực vào người”, anh Mạnh bức xúc nói.
Trước phản ánh từ người dân và các cơ quan truyền thông báo chí thời gian gần đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra xác xuất một số cơ sở nhập, gia công và phân phối tôn trên địa bàn thành phố, kiểm tra chứng từ xuất nhập hàng hóa, yêu cầu chứng minh nguồn gốc xuất xứ tôn đồng thời lấy mẫu tôn niêm phong gửi phân tích chờ kết quả.
Ông Trịnh Văn Ngọc, Phó Cục trưởng phụ trách Cục QLTT đã có công văn yêu cầu các địa phương làm rõ tình trạng này. Nội dung công văn nêu rõ: “Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, Cục QLTT yêu cầu các Chi cục QLTT triển khai thực hiện ngay việc xác minh các thông tin trên, phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan phát hiện, làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh tôn giả trên thị trường.
Các chi cục được yêu cầu triển khai ngay và báo cáo kết quả xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về Cục QLTT trước ngày 20 tháng 12 năm 2014 để tổng hợp báo cáo Bộ Công thương có hướng xử lý”.
Theo ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), vấn nạn tôn giả, tôn nhái tìm cách tuồn vào công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cả về kinh tế, chất lượng công trình lẫn uy tín đối với chủ đầu tư cũng như thương hiệu của chính nhà thầu.
“Dù vô tình hay cố ý để cho tôn giả sử dụng trong công trình thì nhà thầu cũng có trách nhiệm nhất định, vì đó chính là một trong những nguyên nhân được liệt vào hành vi “rút ruột công trình”, ông Cận nói.
Theo đại diện lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất tôn có thương hiệu được bảo hộ, khi sử dụng tôn giả, tôn nhái thì rất chóng bị phai màu, giảm độ bền, nhanh gỉ sét, làm công trình nhanh xuống cấp, thay vì có thể sử dụng được 10 năm thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ bị gỉ sét sau khoảng 3 năm sử dụng.
Trong trường hợp công trình như nhà, xưởng, kho bãi…, việc tôn bị gỉ sét làm dột nước mưa có thể làm hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu trữ, gây tổn thất về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Trong khi đó, để khắc phục hậu quả, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí để sửa chữa tình trạng hư hỏng này, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.
Mặt khác, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, bão, tôn không đủ chất lượng dễ bị tốc, lật, rơi xuống gây nguy hiểm cho con người và vật dụng.
Tôn thật khóc ròng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, hiện ngành xây dựng ở Việt Nam đang trong bối cảnh phát triển mạnh, bên cạnh đó tấm lợp amiang độc hại, xu hướng người dùng chuyển sang vật liệu khác nên nhu cầu về tấm lợp tôn tăng manh, vì thế kinh doanh tôn đang trở thành mảnh đất màu mỡ.
Thông thường tấm tôn rất mỏng, không ai tự nhiên đi đo trừ các cán bộ kỹ thuật nên hầu hết người tiêu dùng đều không thể phát hiện ra. Theo ông Hùng, cơ quan chức năng phải vào cuộc, có biện pháp xử lý, vì đây là gian lận thương mại rất tinh vi, vừa sản xuất hàng giả, hành vi buôn bán tôn kém chất lượng và có sự móc nối với nhau giữa dân buôn để “móc túi” người tiêu dùng và làm giảm uy tín của đơn vị thi công cũng như công trình bị sử dụng tôn giả.
Đại diện lãnh đạo một công ty tôn bị làm giả cũng thừa nhận: “Hiện trên thị trường xuất hiện một số hiện tượng có dấu hiệu sản xuất và kinh doanh hàng nhái, hàng giả sản phẩm của chúng tôi".
Cụ thể, các mặt hàng giả, hàng nhái được xuất hiện dưới các hình thức như: xuất hiện tôn mạ mầu nhái theo nhãn hiệu. Một số xưởng cán sóng tôn nhập sản phẩm tôn mạ mầu không rõ nguồn gốc kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc sử dụng máy in phun được gắn trên trên máy cán tôn in giả nhãn hiệu.
Một số đơn vị in giả thông tin và mạo nhận là nhà phân phối sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của chúng tôi và chào giá thấp hơn bán cho các đại lý phân phối từ 10-20%”.
“Chúng tôi khuyến cáo hệ thống đại lý, nhà phân phối cảnh báo cho khách hàng của mình về hiện tượng lừa đảo trên để tránh xảy ra mất mát không đáng có. Chúng tôi cũng đề nghị khách hàng nên mua hàng trực tiếp từ các nhà phân phối chính thức tại khu vực để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình", đại diện hãng tôn này cho hay.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử VTC News, ông Vũ Văn Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cũng bức xúc: “Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng như: Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục sở hữu Trí tuệ, VCCI, Hiệp hội thép Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này".
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, cần xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong việc kinh doanh sản xuất tôn của các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, cần có hình thức xử lý thích đáng, chế tài mạnh và mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm gian lận. Về phía doanh nghiệp, cần tổ chức những hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng cách phân biệt giữa tôn chính hãng và tôn kém chất lượng, tôn giả, tôn nhái, cũng như nhận biết các hình thức gian lận thương mại đang diễn ra phổ biến trên thị trường hiện nay.
Châu Anh
Tiền mất tật mang
Anh Nguyễn Mạnh, ông chủ một xưởng giặt là tại xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, anh bỏ ra gần 30 triệu đồng để mua về 2.000 mét tôn nhưng cuối cùng thì lại mua phải hàng giả.
Do tin tưởng giao việc cho nhân viên theo dõi công việc nên anh không kiểm soát sát sao từng chủng loại vật liệu. Tuy nhiên, khi tiến hành lợp lên thì đơn vị thi công báo cáo lại là đã mua phải loại tôn giả có ghi là “made by Gloal Steel, Japan Standard” (tiêu chuẩn Nhật Bản, sản xuất bởi Gloal Steel).
Tôn thật bị ảnh hưởng uy tín bởi các loại tôn giả, tôn nhái. Ảnh: Châu Anh |
“Vừa mất tiền bạc vừa phải đôi co với bên bán hàng lại thêm rước cái bực vào người”, anh Mạnh bức xúc nói.
Trước phản ánh từ người dân và các cơ quan truyền thông báo chí thời gian gần đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra xác xuất một số cơ sở nhập, gia công và phân phối tôn trên địa bàn thành phố, kiểm tra chứng từ xuất nhập hàng hóa, yêu cầu chứng minh nguồn gốc xuất xứ tôn đồng thời lấy mẫu tôn niêm phong gửi phân tích chờ kết quả.
Ông Trịnh Văn Ngọc, Phó Cục trưởng phụ trách Cục QLTT đã có công văn yêu cầu các địa phương làm rõ tình trạng này. Nội dung công văn nêu rõ: “Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, Cục QLTT yêu cầu các Chi cục QLTT triển khai thực hiện ngay việc xác minh các thông tin trên, phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan phát hiện, làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh tôn giả trên thị trường.
Các chi cục được yêu cầu triển khai ngay và báo cáo kết quả xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về Cục QLTT trước ngày 20 tháng 12 năm 2014 để tổng hợp báo cáo Bộ Công thương có hướng xử lý”.
Theo ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), vấn nạn tôn giả, tôn nhái tìm cách tuồn vào công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cả về kinh tế, chất lượng công trình lẫn uy tín đối với chủ đầu tư cũng như thương hiệu của chính nhà thầu.
“Dù vô tình hay cố ý để cho tôn giả sử dụng trong công trình thì nhà thầu cũng có trách nhiệm nhất định, vì đó chính là một trong những nguyên nhân được liệt vào hành vi “rút ruột công trình”, ông Cận nói.
Theo đại diện lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất tôn có thương hiệu được bảo hộ, khi sử dụng tôn giả, tôn nhái thì rất chóng bị phai màu, giảm độ bền, nhanh gỉ sét, làm công trình nhanh xuống cấp, thay vì có thể sử dụng được 10 năm thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ bị gỉ sét sau khoảng 3 năm sử dụng.
Trong trường hợp công trình như nhà, xưởng, kho bãi…, việc tôn bị gỉ sét làm dột nước mưa có thể làm hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu trữ, gây tổn thất về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Trong khi đó, để khắc phục hậu quả, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí để sửa chữa tình trạng hư hỏng này, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.
Mặt khác, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, bão, tôn không đủ chất lượng dễ bị tốc, lật, rơi xuống gây nguy hiểm cho con người và vật dụng.
Tôn thật khóc ròng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, hiện ngành xây dựng ở Việt Nam đang trong bối cảnh phát triển mạnh, bên cạnh đó tấm lợp amiang độc hại, xu hướng người dùng chuyển sang vật liệu khác nên nhu cầu về tấm lợp tôn tăng manh, vì thế kinh doanh tôn đang trở thành mảnh đất màu mỡ.
Thông thường tấm tôn rất mỏng, không ai tự nhiên đi đo trừ các cán bộ kỹ thuật nên hầu hết người tiêu dùng đều không thể phát hiện ra. Theo ông Hùng, cơ quan chức năng phải vào cuộc, có biện pháp xử lý, vì đây là gian lận thương mại rất tinh vi, vừa sản xuất hàng giả, hành vi buôn bán tôn kém chất lượng và có sự móc nối với nhau giữa dân buôn để “móc túi” người tiêu dùng và làm giảm uy tín của đơn vị thi công cũng như công trình bị sử dụng tôn giả.
Đại diện lãnh đạo một công ty tôn bị làm giả cũng thừa nhận: “Hiện trên thị trường xuất hiện một số hiện tượng có dấu hiệu sản xuất và kinh doanh hàng nhái, hàng giả sản phẩm của chúng tôi".
Cụ thể, các mặt hàng giả, hàng nhái được xuất hiện dưới các hình thức như: xuất hiện tôn mạ mầu nhái theo nhãn hiệu. Một số xưởng cán sóng tôn nhập sản phẩm tôn mạ mầu không rõ nguồn gốc kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc sử dụng máy in phun được gắn trên trên máy cán tôn in giả nhãn hiệu.
Một số đơn vị in giả thông tin và mạo nhận là nhà phân phối sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của chúng tôi và chào giá thấp hơn bán cho các đại lý phân phối từ 10-20%”.
“Chúng tôi khuyến cáo hệ thống đại lý, nhà phân phối cảnh báo cho khách hàng của mình về hiện tượng lừa đảo trên để tránh xảy ra mất mát không đáng có. Chúng tôi cũng đề nghị khách hàng nên mua hàng trực tiếp từ các nhà phân phối chính thức tại khu vực để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình", đại diện hãng tôn này cho hay.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử VTC News, ông Vũ Văn Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cũng bức xúc: “Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng như: Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục sở hữu Trí tuệ, VCCI, Hiệp hội thép Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này".
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, cần xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong việc kinh doanh sản xuất tôn của các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, cần có hình thức xử lý thích đáng, chế tài mạnh và mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm gian lận. Về phía doanh nghiệp, cần tổ chức những hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng cách phân biệt giữa tôn chính hãng và tôn kém chất lượng, tôn giả, tôn nhái, cũng như nhận biết các hình thức gian lận thương mại đang diễn ra phổ biến trên thị trường hiện nay.
Châu Anh
Bình luận