1. Thương cảng đầu tiên của nước ta ở đâu?
- A
Quảng Ninh
Lịch sử hình thành thương cảng Vân Đồn được Đại Việt Sử ký toàn thư ghi chép khá ngắn gọn: “Kỷ Tỵ, (Đại Định) năm thứ 10 (1149), mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”.
Cái tên Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ ấy. Theo dòng chảy thời gian và những tác động của lịch sử, thương cảng Vân Đồn phát triển cực thịnh vào thế kỷ 13-16, sang thế kỷ 17, 18 thì giảm dần vai trò sau khi các điểm giao thương chuyển sâu vào nội địa.
Trang Vân Đồn (hay còn gọi là làng Vân) vốn là tên gọi cổ xưa của xã Quan Lạn ngày nay, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và tính đến nay cũng đã có gần 900 năm tồn tại và phát triển. - B
Hải Phòng
- C
TP.HCM
- D
Đà Nẵng
2. Thương cảng Vân Đồn thành lập dưới triều đại vị vua nào?
- A
Lý Thần Tông
- B
Lý Thái Tổ
- C
Lý Thánh Tông
- D
Lý Anh Tông
Thương cảng Vân Đồn được thành lập vào thời vua Lý Anh Tông, năm Đại Định thứ 10 (1149). Kể từ đó, Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước với hệ thống các bến cảng, điểm kiểm soát tàu thuyền, hàng hóa, thu thuế và căn cứ phòng vệ.
Vào các thời Lý - Trần, Vân Đồn có các khu định cư tương đối đông đúc, khu khai thác và sản xuất với nhiều di tích, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Trên thực tế, Vân Đồn trở thành thực thể phát triển tương đối hoàn chỉnh và hoạt động liên tục trong gần 7 thế kỷ (từ giữa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 18).
Thương cảng Vân Đồn giữ vai trò kinh tế, chính trị hết sức quan trọng với sự phát triển kinh tế, thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bang giao của nước ta trong các thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc.
Cùng với hệ thống cảng biển, thương cảng Vân Đồn còn có sự kết nối chặt chẽ với các bến cảng đảo ven bờ; các cảng, bến vùng cửa sông như Yên Hưng, Hoành Bồ; với vùng Vạn Ninh (Móng Cái), Cát Bà và các làng nghề dệt, gốm sứ cùng nhiều ngành, nghề thủ công khác của vùng châu thổ sông Hồng và cả miền Đông Nam Trung Quốc.
3. Quần thể thương cảng Vân Đồn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm nào?
- A
2021
- B
2022
- C
2023
Ngày 24/10/2023, Thủ tướng ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với quần thể thương cảng Vân Đồn và di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ.
Thương cảng Vân Đồn trong suốt hơn 900 năm lịch sử, không chỉ hoạt động đơn tuyến với chỉ một bến cảng duy nhất mà là hệ thống các bến bãi, vụng đỗ tàu liên đới với nhau. Trung tâm của thương cảng có phạm vi 200km2, ở vùng vịnh Bái Tử Long, thuộc địa bàn xã Thắng Lợi, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Vùng Cống Đông - Cống Tây (xã đảo Thắng Lợi, huyện Vân Đồn) là trung tâm một thời của thương cảng Vân Đồn. - D
2024
4. Cảng biển nào có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay?
- A
Cái Lân
- B
Sài Gòn
Cảng Sài Gòn là hệ thống các cảng biển tại TP.HCM (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước,…) đóng vai trò là cửa ngõ trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của miền Nam bao gồm cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long..
Cảng Sài Gòn gồm các khu cảng tổng hợp và cảng container bao gồm: Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai và Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
Năm 2015, Cảng Sài Gòn đã vinh dự được đứng trong top 25 cảng container của thế giới. - C
Cửa Lò
- D
Dung Quất
5. Việt Nam hiện có bao nhiêu cảng biển?
- A
286
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 286 bến cảng, phân bố theo 5 nhóm cảng biển, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96km, đáp ứng được lượng hàng thông qua hơn 706 triệu tấn. Trong đó, 2 cụm cảng biển lớn là TP Hải Phòng và TPHCM đều nằm trong top 50 cảng container lớn trên thế giới.
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ được phát triển với năng lực thông qua đạt từ 1.140-1.423 triệu tấn hàng hóa (trong đó hàng container từ 38-47 triệu TEU), hành khách từ 10,1-10,3 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ được phát triển đồng bộ, hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. - B
287
- C
288
- D
289
Bình luận