Sau ý kiến của Thủ tướng về dự án tỷ đô ở sông Hồng của bầu Thụy, Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết sẽ làm rõ các tranh cãi liên quan.
Ngày 10/5 – một ngày sau khi Thủ tướng có văn bản với nội dung chưa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện, ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng vụ Giám sát và Thẩm định (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – đơn vị đề xuất dự án đã lên tiếng về việc này.
Khẳng định dự án muốn được thực hiện phải trải qua 2 bước nữa, ông Nguyễn Xuân Tự cho hay: “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan dự án này”.
Do dự án chưa có trong quy hoạch ngành thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch đê điều… nên Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung các hạng mục dự án vào quy hoạch ngành sao cho phù hợp, đúng quy định.
“Trong quá trình nghiên cứu, các Bộ cần khẩn trương hoàn thiện nhận xét sự phù hợp, cần thiết của dự án, bổ sung quy hoạch liên quan”, ông Tự nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo ông Tự, nhà đầu tư trên cơ sở khảo sát địa chất cần xác định vị trí cụ thể, quy mô từng hạng mục, đánh giá tác động môi trường – xã hội của dự án. Công ty TNHH Xuân Thiện của bầu Thụy cũng cần hoàn thiện các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo định kỳ.
“Trong thời gian qua, những phản biện của các nhà khoa học về dự án đều được ghi nhận và nếu dự án được triển khai, chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề đó”, ông Tự khẳng định.
Xuân Thiện bị chê năng lực quá yếu
Vụ trưởng vụ Giám sát và Thẩm định Nguyễn Xuân Tự thông tin, hiện nay có một số thông tin nói rằng nhà đầu tư quá yếu, không thể thực hiện được dự án.
Trả lời về việc này, ông Tự cho biết, trong quá trình báo cáo Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đề cập tới năng lực của nhà đầu tư mà chỉ đề cập tới phương án và đầu ra bởi không phải cứ đề xuất là doanh nghiệp đó được chọn là nhà đầu tư.
“Nhà đầu tư sẽ được lựa chọn thông qua tổ chức đấu thầu. Chúng tôi chưa xem xét năng lực của Xuân Thiện vì chúng ta còn ít nhất 2 bước nữa. Đây mới chỉ là đề xuất rất sơ bộ, ban đầu của nhà đầu tư”, ông Tự cho hay.
Khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định dự án theo yêu cầu của Thủ tướng, ông Tự nói thêm, Bộ Giao thông vận tải đã thông qua dự án này, nhưng muốn thực hiện được phải qua ít nhất 2 bước nữa.
Đầu tiên, nhà đầu tư phải hoàn thiện đề xuất để các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sau đó mới lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nếu được duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư theo quy định của luật đấu thầu.
Đây cũng là lần đầu tiên đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin đầy đủ, chính thống về dự án đang gây tranh cãi này.
Theo đó, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288km đường thủy nội địa kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ, công trình thủy điện cấp 2 với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh một năm.
Đồng thời, Xuân Thiện đề xuất xây dựng 7 cảng dọc tuyến: cảng Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Địa điểm xây dựng thuộc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và Hà Nội…
Về tiến độ thực hiện dự án, dự kiến trong 6 năm (2016 – 2021) chia thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm.
Tổng đầu tư dự kiến 24.510 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp đề xuất vốn tự có 30%, vốn vay thương mại 70% với lãi suất (dự kiến) 4-9%/năm. Số tiền này chủ yếu dành để mua sắm, nhập khẩu thiết bị.
Về phương án hoàn vốn, doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ giá bán điện đặc thù cho công trình, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá.
Cụ thể, 5 năm đầu mức giá là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo nâng lên mức 2.380 đồng/kWh và các năm tiếp theo tối thiểu từ 2.970 – 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.
Ngoài ra, họ đề nghị miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng (điều này Bộ Tài chính cho rằng không đúng với quy định của pháp luật hiện nay và đề nghị, nếu dự án được cho phép thực hiện, phải thuân thủ quy định hiện hành về các nghĩa vụ thuế, phí này); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho đến khi hoàn vốn. Mức phí luồng, tuyến và phí qua âu được điều chỉnh theo thời gian.
Đặc biệt, Xuân Thiện yêu cầu miễn thu phí các phương tiện trong 3 năm đầu, không thu phí vĩnh viễn với phương tiện dưới 5 tấn.
Sau khi xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “siêu dự án” này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững. Việc xây dựng quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.
Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cách thức triển khai thực hiện Dự án, báo cáo Thủ tướng.
Nguồn: Zing
Ngày 10/5 – một ngày sau khi Thủ tướng có văn bản với nội dung chưa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện, ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng vụ Giám sát và Thẩm định (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – đơn vị đề xuất dự án đã lên tiếng về việc này.
Khẳng định dự án muốn được thực hiện phải trải qua 2 bước nữa, ông Nguyễn Xuân Tự cho hay: “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan dự án này”.
Ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng vụ Giám sát và Thẩm định (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Ảnh: VnExpress |
“Trong quá trình nghiên cứu, các Bộ cần khẩn trương hoàn thiện nhận xét sự phù hợp, cần thiết của dự án, bổ sung quy hoạch liên quan”, ông Tự nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo ông Tự, nhà đầu tư trên cơ sở khảo sát địa chất cần xác định vị trí cụ thể, quy mô từng hạng mục, đánh giá tác động môi trường – xã hội của dự án. Công ty TNHH Xuân Thiện của bầu Thụy cũng cần hoàn thiện các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo định kỳ.
“Trong thời gian qua, những phản biện của các nhà khoa học về dự án đều được ghi nhận và nếu dự án được triển khai, chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề đó”, ông Tự khẳng định.
Xuân Thiện bị chê năng lực quá yếu
Vụ trưởng vụ Giám sát và Thẩm định Nguyễn Xuân Tự thông tin, hiện nay có một số thông tin nói rằng nhà đầu tư quá yếu, không thể thực hiện được dự án.
Trả lời về việc này, ông Tự cho biết, trong quá trình báo cáo Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đề cập tới năng lực của nhà đầu tư mà chỉ đề cập tới phương án và đầu ra bởi không phải cứ đề xuất là doanh nghiệp đó được chọn là nhà đầu tư.
“Nhà đầu tư sẽ được lựa chọn thông qua tổ chức đấu thầu. Chúng tôi chưa xem xét năng lực của Xuân Thiện vì chúng ta còn ít nhất 2 bước nữa. Đây mới chỉ là đề xuất rất sơ bộ, ban đầu của nhà đầu tư”, ông Tự cho hay.
Dự án tỷ đô ở sông Hồng của bầu Thụy đang gây nhiều tranh cãi. |
Đầu tiên, nhà đầu tư phải hoàn thiện đề xuất để các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sau đó mới lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nếu được duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư theo quy định của luật đấu thầu.
Đây cũng là lần đầu tiên đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin đầy đủ, chính thống về dự án đang gây tranh cãi này.
Theo đó, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288km đường thủy nội địa kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ, công trình thủy điện cấp 2 với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh một năm.
Đồng thời, Xuân Thiện đề xuất xây dựng 7 cảng dọc tuyến: cảng Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Địa điểm xây dựng thuộc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và Hà Nội…
Về tiến độ thực hiện dự án, dự kiến trong 6 năm (2016 – 2021) chia thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm.
Tổng đầu tư dự kiến 24.510 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp đề xuất vốn tự có 30%, vốn vay thương mại 70% với lãi suất (dự kiến) 4-9%/năm. Số tiền này chủ yếu dành để mua sắm, nhập khẩu thiết bị.
Về phương án hoàn vốn, doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ giá bán điện đặc thù cho công trình, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá.
Cụ thể, 5 năm đầu mức giá là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo nâng lên mức 2.380 đồng/kWh và các năm tiếp theo tối thiểu từ 2.970 – 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.
Ngoài ra, họ đề nghị miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng (điều này Bộ Tài chính cho rằng không đúng với quy định của pháp luật hiện nay và đề nghị, nếu dự án được cho phép thực hiện, phải thuân thủ quy định hiện hành về các nghĩa vụ thuế, phí này); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho đến khi hoàn vốn. Mức phí luồng, tuyến và phí qua âu được điều chỉnh theo thời gian.
Đặc biệt, Xuân Thiện yêu cầu miễn thu phí các phương tiện trong 3 năm đầu, không thu phí vĩnh viễn với phương tiện dưới 5 tấn.
Sau khi xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “siêu dự án” này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững. Việc xây dựng quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.
Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cách thức triển khai thực hiện Dự án, báo cáo Thủ tướng.
Nguồn: Zing
Bình luận