(VTC News)- Chặng marathon dài 70km trên đất Sapa là hành trình cực khổ nhưng có lẽ là đẹp nhất thế giới.
Ngày quan trọng của sự kiện Marathon vượt núi Việt Nam diễn ra trong ngày 20 tháng 9 dưới điều kiện thời tiết khá thất thường. Những trận mưa lớn từ những ngày trước cộng thêm trận mưa rào từ sáng sớm đã khiến cho đường chạy có nơi biến thành những vũng lầy lớn và trở nên đặc biệt khó khăn khi các vận động viên lên hoặc xuống dốc. Một số không nhỏ vận động viên bị trượt ngã trên đường chạy, tuy nhiên không có trường hợp nào bị tổn thương đáng kế, đa số chỉ bị trầy da, chảy máu.
Bốn giờ mười phút sáng, các vận động viên tham gia chặng 70km xuất phát tại khu nghỉ dưỡng Topas Ecolodge. Không khí thật đặc biệt vì bóng tối và màn mưa mỏng bao trùm lên những vận động viên, chỉ có chiếc đèn pin trên đầu họ lấp loáng ánh sáng. Mưa mỗi lúc một lớn khiến chỉ một giờ đồng hồ sau, tất cả đều đã ướt sũng khiến bước chạy càng thêm nặng nhọc.
Trong ánh sáng lờ mờ, khó có thể nhìn rõ mặt ai, chỉ có thể nghe thấy tiếng thở đều đều nằng nặng theo mỗi bước chân, và tiếng con suối róc rách cứ lẩn khuất dưới chân họ. Khi mưa ngớt và mặt trời dần ló dạng, những đám sương mù cùng cái lạnh dâng lên từ thung lũng thêm một lần nữa thử thách bước chân các vận động viên. Có 08 chàng trai Việt Nam tham gia chặng thử thách này, và tất cả họ đều tỏ ra khá sung sức.
Nhà vô địch của cự ly 70km là người dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc đua đường mòn đến từ Đan Mạch. Anh tên là Simon Grimstrup, 37 tuổi đã từng về nhất trong sự kiện Marahon vượt núi Việt Nam năm 2013.
Về đến đích, anh thốt lên: “Tôi mệt quá”. Anh hoàn thành chặng đường dài trong 8 giờ và 33 phút. Simon cho rằng đây là đường đua khó nhất trên thế giới. Bất kỳ ai hoàn tất đường đua này đều có quyền tự hào về bản thân mình. Mặc dù bị ngã trên đường đi, anh vẫn tiến rất nhanh về đích, và bí quyết của anh là: “Chạy với tốc độ của mình, hưởng thụ cảnh đẹp bên đường, và khi xuống dốc thì cố gắng chạy thật nhanh”.
Bảy giờ ba mươi phút là thời gian xuất phát của các vận động viên marathon 42km,lúc đó trời vẫn lất phất mưa. Việt Nam có 09 người tham gia chặng này, trong đó có 8 người đến từ câu lạc bộ SRC (Sunday Running Club) từ thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Thị Hoài Thương - cô gái duy nhất trong đoàn tỏ ra vô cùng phấn khích và liên tục chụp ảnh lưu niệm với đồng đội. Thương đã chạy được 2 năm nay và đã từng chạy đường trường lên đến 70km. Marathon vượt núi Việt Nam 2014 sẽ đem đến cho Thương kinh nghiệm chạy 42km trên đường núi lần đầu tiên. Cô bạn xác định mục đích của chuyến đi này là ngắm cảnh và cố gắng hoàn thành cự ly chứ không kỳ vọng đạt thành tích.
Cự ly 21km thu hút đông nhất số lượng vận động viên (gần 170 người) ở các độ tuổi khác nhau, từ dưới 20 đến ngoài 60 tuổi. Nổi bật nhất trong số họ có lẽ là nhóm năm cậu bé người H’Mông là hướng dẫn viên du lịch của tổ chức Sa Pa O’Chau đến từ các bản Cát Cát và Ý Lình Hồ.
Các cậu đều muốn thử sức với các vận động viên “người nước ngoài” để xem thử những đôi chân quen leo núi đá gập ghềnh của mình có thể vượt qua những đôi chân chạy khá chuyên nghiệp luyện tập thường xuyên của nhiều vận động viên nước ngoài hay không.
Một ngày trước khi diễn ra cuộc đua, các cậu tự “bồi bổ” theo cách của mình, Má A Di (20 tuổi), mặt vẫn còn hồng hào do uống rượu cả đêm, Thào A Sử thì ăn một âu cơm to chắc bụng trước khi đến nơi xuất phát, còn Giàng A Dơ thì ăn uống thật nhiều từ ngày hôm trước. Với các cậu, đường bê tông bằng phẳng – đoạn đường xuất phát cuộc thi mới chính là thử thách. Sùng A Chỉnh, 19 tuổi, nói rằng cậu quen đi trên đá chứ không quen đi đường bằng.
Về đích đầu tiên ở chặng đua 21km là chàng trai người Đức Florian Deichman. Anh chỉ mất hai giờ và gần 16 phút để hoàn tất quãng đường. Điều thú vị là Florian Deichman, 34 tuổi, đã sống và làm việc ở Hà Nội được 5 năm nay và anh thường xuyên tập chạy quanh hồ Tây, mỗi tuần bốn lần. Trước cuộc thi 2 tuần, anh luyện tập ở Sóc Sơn để chuẩn bị sẵn sàng cho địa hình núi. Florian cho biết sẽ đăng ký chạy ở sụ kiện này năm sau ở cự ly 42km, hoặc có thể là 70km.
Đối với Nguyễn Quang Phi, thầy giáo trường UNIS (Hà Nội), cuộc đua này là một thử thách lớn của ý chí. Dù là người chạy marathon thường xuyên và đã từng chinh phục nhiều cuộc đua trước đó, lần này anh Phi chỉ đăng ký cự ly 21km vì anh bị tổn thương bắp chân bên phải. Sau hai phần ba quãng đường, anh bị chấn thương nhưng vẫn cố gượng chạy về đến đích và đứng ở vị trí thứ 7. Anh đã chạy hơn 20 năm nay, và sẽ không muốn ngừng chạy dù bị chấn thương. Anh sẽ tham gia giải marathon ở Singapore trong thời gian tới.
Đại sứ Đan Mạch, người tham gia cự ly 21km cán đích trong bộ dạng sũng ướt vì mồ hôi. Khuôn mặt ông cũng tái đi vì mệt. Ông nói: “Cái ngọn núi mà họ mới đưa thêm vào đường đua, thật là kinh khủng, nhưng tôi vẫn rất vui thích!”
Đối với David Lloyd đến từ Anh quốc, nhà vô địch của quãng đường 42km của Marathon vượt núi Việt Nam 2014, đây là quãng đường đua đẹp nhất thế giới. Anh và nhiều người bạn trên đường chạy cũng có đồng quan điểm.
Ngày Chủ nhật, 21 tháng 9 sẽ diễn ra lễ trao giải cho tất cả những nhà thắng cuộc (nam, nữ) ở các cự ly, đồng thời, đây cũng là ngày hội của cộng đồng địa phương. Sự kiện cuối cùng của cuộc thi sẽ là cuộc thi chạy 10km vòng quanh thị trấn Sa Pa với phần thưởng 4 triệu đồng dành cho nhà vô địch. Trong lễ trao giải cũng sẽ diễn ra màn trao tặng tiền và quà tặng từ các vận động viên cho tổ chức Sa Pa O’Chau và người dân.
Uyên Linh
Ngày quan trọng của sự kiện Marathon vượt núi Việt Nam diễn ra trong ngày 20 tháng 9 dưới điều kiện thời tiết khá thất thường. Những trận mưa lớn từ những ngày trước cộng thêm trận mưa rào từ sáng sớm đã khiến cho đường chạy có nơi biến thành những vũng lầy lớn và trở nên đặc biệt khó khăn khi các vận động viên lên hoặc xuống dốc. Một số không nhỏ vận động viên bị trượt ngã trên đường chạy, tuy nhiên không có trường hợp nào bị tổn thương đáng kế, đa số chỉ bị trầy da, chảy máu.
VĐV xuất phát ở chặng đua "khổ hạnh" dài 70km |
Trong ánh sáng lờ mờ, khó có thể nhìn rõ mặt ai, chỉ có thể nghe thấy tiếng thở đều đều nằng nặng theo mỗi bước chân, và tiếng con suối róc rách cứ lẩn khuất dưới chân họ. Khi mưa ngớt và mặt trời dần ló dạng, những đám sương mù cùng cái lạnh dâng lên từ thung lũng thêm một lần nữa thử thách bước chân các vận động viên. Có 08 chàng trai Việt Nam tham gia chặng thử thách này, và tất cả họ đều tỏ ra khá sung sức.
Nhà vô địch của cự ly 70km là người dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc đua đường mòn đến từ Đan Mạch. Anh tên là Simon Grimstrup, 37 tuổi đã từng về nhất trong sự kiện Marahon vượt núi Việt Nam năm 2013.
Về đến đích, anh thốt lên: “Tôi mệt quá”. Anh hoàn thành chặng đường dài trong 8 giờ và 33 phút. Simon cho rằng đây là đường đua khó nhất trên thế giới. Bất kỳ ai hoàn tất đường đua này đều có quyền tự hào về bản thân mình. Mặc dù bị ngã trên đường đi, anh vẫn tiến rất nhanh về đích, và bí quyết của anh là: “Chạy với tốc độ của mình, hưởng thụ cảnh đẹp bên đường, và khi xuống dốc thì cố gắng chạy thật nhanh”.
Niềm hưng phấn trên đường chạy đầy khó khăn (Ảnh: Quang Minh) |
Trần Thị Hoài Thương - cô gái duy nhất trong đoàn tỏ ra vô cùng phấn khích và liên tục chụp ảnh lưu niệm với đồng đội. Thương đã chạy được 2 năm nay và đã từng chạy đường trường lên đến 70km. Marathon vượt núi Việt Nam 2014 sẽ đem đến cho Thương kinh nghiệm chạy 42km trên đường núi lần đầu tiên. Cô bạn xác định mục đích của chuyến đi này là ngắm cảnh và cố gắng hoàn thành cự ly chứ không kỳ vọng đạt thành tích.
Cự ly 21km thu hút đông nhất số lượng vận động viên (gần 170 người) ở các độ tuổi khác nhau, từ dưới 20 đến ngoài 60 tuổi. Nổi bật nhất trong số họ có lẽ là nhóm năm cậu bé người H’Mông là hướng dẫn viên du lịch của tổ chức Sa Pa O’Chau đến từ các bản Cát Cát và Ý Lình Hồ.
Nhà vô địch cự li 21km (Ảnh: Quang Minh) |
Một ngày trước khi diễn ra cuộc đua, các cậu tự “bồi bổ” theo cách của mình, Má A Di (20 tuổi), mặt vẫn còn hồng hào do uống rượu cả đêm, Thào A Sử thì ăn một âu cơm to chắc bụng trước khi đến nơi xuất phát, còn Giàng A Dơ thì ăn uống thật nhiều từ ngày hôm trước. Với các cậu, đường bê tông bằng phẳng – đoạn đường xuất phát cuộc thi mới chính là thử thách. Sùng A Chỉnh, 19 tuổi, nói rằng cậu quen đi trên đá chứ không quen đi đường bằng.
Về đích đầu tiên ở chặng đua 21km là chàng trai người Đức Florian Deichman. Anh chỉ mất hai giờ và gần 16 phút để hoàn tất quãng đường. Điều thú vị là Florian Deichman, 34 tuổi, đã sống và làm việc ở Hà Nội được 5 năm nay và anh thường xuyên tập chạy quanh hồ Tây, mỗi tuần bốn lần. Trước cuộc thi 2 tuần, anh luyện tập ở Sóc Sơn để chuẩn bị sẵn sàng cho địa hình núi. Florian cho biết sẽ đăng ký chạy ở sụ kiện này năm sau ở cự ly 42km, hoặc có thể là 70km.
Một nữ VĐV tham dự đường đua 42km (Ảnh: Quang Minh) |
Đại sứ Đan Mạch, người tham gia cự ly 21km cán đích trong bộ dạng sũng ướt vì mồ hôi. Khuôn mặt ông cũng tái đi vì mệt. Ông nói: “Cái ngọn núi mà họ mới đưa thêm vào đường đua, thật là kinh khủng, nhưng tôi vẫn rất vui thích!”
Đại sứ Đan Mạch tham dự đường chạy 21km (Ảnh: Quang Minh) |
Đối với David Lloyd đến từ Anh quốc, nhà vô địch của quãng đường 42km của Marathon vượt núi Việt Nam 2014, đây là quãng đường đua đẹp nhất thế giới. Anh và nhiều người bạn trên đường chạy cũng có đồng quan điểm.
Ngày Chủ nhật, 21 tháng 9 sẽ diễn ra lễ trao giải cho tất cả những nhà thắng cuộc (nam, nữ) ở các cự ly, đồng thời, đây cũng là ngày hội của cộng đồng địa phương. Sự kiện cuối cùng của cuộc thi sẽ là cuộc thi chạy 10km vòng quanh thị trấn Sa Pa với phần thưởng 4 triệu đồng dành cho nhà vô địch. Trong lễ trao giải cũng sẽ diễn ra màn trao tặng tiền và quà tặng từ các vận động viên cho tổ chức Sa Pa O’Chau và người dân.
Uyên Linh
Bình luận