Google, Facebook, Twitter đều có “đối trọng” tại đất nước đông dân nhất thế giới. Dù bị mang tiếng là “hàng nhái”, một số công ty Trung Quốc thậm chí còn ăn nên làm ra hơn cả “bản chính”.
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất hiện nay, Trung Quốc là quê hương của Baidu, Sina Weibo, hai đối trọng của Google và Twitter. Thực tế, gần như có mọi phương án thay thế cho các dịch vụ công nghệ của Mỹ tại đây. Bài viết dưới đây nhắc lại 8 thương hiệu nổi tiếng nhất bên cạnh “bản chính” đến từ Mỹ. Dù bị chế nhạo là “hàng nhái”, một số hãng thậm chí còn “làm ăn” tốt hơn “bản chính” rất nhiều.
1. Baidu (Google)
Người dùng: 293 triệu tính đến thời điểm tháng 12/2012
Giá trị thị trường: 71,4 tỷ USD tính đến thời điểm tháng 5/2015
Baidu cũng như Google sở hữu nhiều dịch vụ Internet nhưng nguồn thu chủ yếu vẫn là từ công cụ tìm kiếm. Khác biệt lớn nhất giữa hai hãng chính là Baidu là dịch vụ tiếng Trung và tối ưu cho ngôn ngữ này. Sự phổ biến của Baidu tại Trung Quốc còn nhờ vào việc nó là hãng đầu tiên cung cấp tìm kiếm WAP và PDA, tiên phong trên thị trường di động rộng lớn. Giống với Google, Baidu cũng kiếm tiền như các nhà quảng cáo nhưng cách tiếp cận khác hơn một chút. Baidu trộn lẫn cả kết quả tìm kiếm miễn phí lẫn trả tiền, còn Google tách bạch hai thứ này.
2. Renren (Facebook)
Người dùng: 233 triệu người tính đến năm 2014
Giá trị thị trường: 1,3 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
Renren hoạt động tương tự Facebook nhưng có thêm một số thay đổi. Chẳng hạn, Facebook tặng “điểm” cho người dùng mỗi lần đăng nhập, viết bài hay tương tác với người dùng khác. Các điểm này tăng “bậc” cho người dùng, mở khóa vào các đặc quyền như bộ biểu tượng cảm xúc mới. Nếu muốn điểm tăng nhanh, họ có thể trả phí hàng tháng để trở thành người dùng VIP.
Renren có tiền ảo riêng, Xiaoneidu, cho phép người dùng mua các vật phẩm ảo. Renren kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo. Tuy được gọi là “Facebook của Trung Quốc”, nó còn thua xa “bản gốc” cả về giá trị lẫn mức độ phổ biến.
3. Tencent QQ (Yahoo!)
Người dùng: 815,6 triệu tính đến quý III/2013
Giá trị thị trường: 200 tỷ USD tính đến tháng 4/2015
Tencent cũng như Yahoo! Cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Phổ biến nhất là dịch vụ nhắn tin tức thời QQ. Bên cạnh đó, Tencent còn điều hành QQ.com, là một trong các cổng thông tin web lớn nhất Trung Quốc, và QQ Games, dịch vụ cung cấp khối lượng lớn game trực tuyến đa người chơi (MMO).
Tencent có cả dịch vụ email QQ Mail và thu tiền từ các thuê bao VIP cho dịch vụ như QQ Music, Tencent Microblog, MMO. Phần lớn các dịch vụ trả tiền đều có tính năng và vật phẩm đặc biệt.
4. YouKu (Youtube)
Người dùng: 14 triệu tính đến tháng 7/2013
Giá trị: 5,31 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
Sự tồn tại và phổ biến của YouKu là nhờ vào việc YouTube bị chặn tại Trung Quốc. Nó giống với YouTube ở cả giao diện lẫn tính năng nhưng trọng tâm khác hơn, đó là cung cấp nội dung được cấp ơheps thay vì do người dùng tự sản xuất.
YouKu và Toudou sáp nhập dẫn đến dịch vụ YouKu Premium, phát nội dung từ các hãng phim Hollywood lớn như Sony Pictures, Warner Bros, 20th Century Fox.
5. Taobao (eBay)
Người dùng: 63,2 triệu tính đến tháng 8/2013
Giá trị: không được tiết lộ, nhưng có doanh số 3,3 tỷ USD vào năm 2012
Khác biệt lớn nhất của Taobao và cũng là nguyên nhân dẫn đến thành công của Taobao tại Trung Quốc so với eBay là nó cho phép người dùng rao bán hàng miễn phí. Điều đó giúp website thu được lượng người dùng khổng lồ, đối nghịch với eBay, hãng vẫn giữ mô hình tính phí khi mở rộng sang thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, Taobao còn có dịch vụ chat có tên Aliwangwang, cho phép người bán và người mua liên lạc với nhau, củng cố lòng tin, vốn là yếu tố quan trọng trong văn hóa địa phương. Taobao yêu cầu người bán phải đăng ký bằng chứng minh thư và tài khoản ngân hàng. Doanh thu chủ yếu là quảng cáo.
6. Sina Weibo (Twitter)
Người dùng: 198 triệu tính đến tháng 3/2015
Giá trị thị trường: 3,66 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
Sina Weibo sở hữu các tính năng khiến nó trông như “con lai” giữa Twitter và Facebook. Weibo cho phép người dùng đăng ảnh, video trực tiếp thay vì phải đăng liên kết dẫn tới chúng và còn cho bình luận bằng ảnh, video, liên kết. Sina Weibo có tính năng chat tương tự Facebook. Nguồn thu chính của Weibo là từ quảng cáo. Các nhãn hàng, người nổi tiếng phải trả phí để duy trì hoạt động.
7. Alipay (PayPal)
Người dùng: 800 triệu tính đến tháng 7/2013
Giá trị: không được tiết lộ
Alipay đóng vai trò tương tự PayPal đối với eBay. Nó là công cụ thanh toán chính của Taobao. Nó thu tiền từ người bán, giống với mô hình của PayPal. Alipay bắt đầu hợp tác với các hãng hàng không quốc tế cũng như ngân hàng, nhà mạng để người dùng thanh toán các dịch vụ và nhận phiếu giảm giá bên cạnh các ưu đãi khác.
8. Mogujie (Pinterest)
Người dùng: 9,5 triệu tính đến tháng 3/2012
Giá trị: ước tính 200 triệu USD tính đến tháng 10/2012
Mogujie tự định vị là nơi để các người dùng nữ quan tâm đến thời trang gặp gỡ, chia sẻ các món đồ mà họ vừa mua gần đây trên mạng. Nó tích hợp sâu thương mại điện tử vào mô hình pinboard. Người dùng có thể liên kết các món hàng đến các gian hàng Taobao. Ngoài ra, Mogujie còn mới mở nền tảng nhắm đến người bán hàng trực tuyến, khuyến khích họ mở gian hàng trên trang này.
Nguồn: ICT News
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất hiện nay, Trung Quốc là quê hương của Baidu, Sina Weibo, hai đối trọng của Google và Twitter. Thực tế, gần như có mọi phương án thay thế cho các dịch vụ công nghệ của Mỹ tại đây. Bài viết dưới đây nhắc lại 8 thương hiệu nổi tiếng nhất bên cạnh “bản chính” đến từ Mỹ. Dù bị chế nhạo là “hàng nhái”, một số hãng thậm chí còn “làm ăn” tốt hơn “bản chính” rất nhiều.
1. Baidu (Google)
Người dùng: 293 triệu tính đến thời điểm tháng 12/2012
Giá trị thị trường: 71,4 tỷ USD tính đến thời điểm tháng 5/2015
2. Renren (Facebook)
Người dùng: 233 triệu người tính đến năm 2014
Giá trị thị trường: 1,3 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
Renren có tiền ảo riêng, Xiaoneidu, cho phép người dùng mua các vật phẩm ảo. Renren kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo. Tuy được gọi là “Facebook của Trung Quốc”, nó còn thua xa “bản gốc” cả về giá trị lẫn mức độ phổ biến.
3. Tencent QQ (Yahoo!)
Người dùng: 815,6 triệu tính đến quý III/2013
Giá trị thị trường: 200 tỷ USD tính đến tháng 4/2015
Tencent có cả dịch vụ email QQ Mail và thu tiền từ các thuê bao VIP cho dịch vụ như QQ Music, Tencent Microblog, MMO. Phần lớn các dịch vụ trả tiền đều có tính năng và vật phẩm đặc biệt.
4. YouKu (Youtube)
Người dùng: 14 triệu tính đến tháng 7/2013
Giá trị: 5,31 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
YouKu và Toudou sáp nhập dẫn đến dịch vụ YouKu Premium, phát nội dung từ các hãng phim Hollywood lớn như Sony Pictures, Warner Bros, 20th Century Fox.
5. Taobao (eBay)
Người dùng: 63,2 triệu tính đến tháng 8/2013
Giá trị: không được tiết lộ, nhưng có doanh số 3,3 tỷ USD vào năm 2012
Ngoài ra, Taobao còn có dịch vụ chat có tên Aliwangwang, cho phép người bán và người mua liên lạc với nhau, củng cố lòng tin, vốn là yếu tố quan trọng trong văn hóa địa phương. Taobao yêu cầu người bán phải đăng ký bằng chứng minh thư và tài khoản ngân hàng. Doanh thu chủ yếu là quảng cáo.
6. Sina Weibo (Twitter)
Người dùng: 198 triệu tính đến tháng 3/2015
Giá trị thị trường: 3,66 tỷ USD tính đến tháng 6/2015
7. Alipay (PayPal)
Người dùng: 800 triệu tính đến tháng 7/2013
Giá trị: không được tiết lộ
8. Mogujie (Pinterest)
Người dùng: 9,5 triệu tính đến tháng 3/2012
Giá trị: ước tính 200 triệu USD tính đến tháng 10/2012
Nguồn: ICT News
Bình luận