(VTC News) - 21 trạm thu phí cách nhau khoảng 70 km/trạm sẽ đi vào hoạt động sau khi hoàn thành mở rộng quốc lộ 1A.
Lý giải về việc Bộ GTVT chia nhỏ tuyến QL1 với nhiều dự án BOT xen kẽ dự án trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc trên tuyến sẽ có rất nhiều trạm thu phí mới, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, toàn tuyến QL1 dài hơn 1.700km, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng do quá tải với mật độ phương tiện bình quân khoảng từ 20.000 đến 30.000 xe/ngày đêm. Tính đến thời điểm này, toàn tuyến mới được nâng cấp một số đoạn qua các đô thị.
Để nâng cấp toàn tuyến lên 4 làn xe, đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai gần cần có nguồn vốn khoảng 120.000 tỷ đồng, đây là nguồn kinh phí quá lớn trong bối cảnh ngân sách eo hẹp và việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng đang gặp khó khăn.
Nếu trông chờ vào ngân sách và nguồn vốn trái phiếu chính phủ thì phải sau năm 2020, tuyến đường này cũng chỉ được nâng cấp một số đoạn. Do vậy, Chính phủ, Quốc hội đã giao cho Bộ GTVT huy động thêm nhiều nguồn vốn trong xã hội để đầu tư nâng cấp QL1, trong đó có hình thức BOT.
Theo tính toán của Bộ GTVT, trên toàn tuyến sẽ có khoảng 1.000km được đầu tư bằng hình thức BOT xen kẽ với 700km đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, với khoảng 21 trạm thu phí BOT được xây dựng trên toàn tuyến (những trạm thu phí hiện có sẽ xem xét dừng hoạt động theo lộ trình). Như vậy, vẫn đảm bảo không vượt quá quy định của Bộ Tài chính về việc ít nhất 70km mới được đặt 1 trạm thu phí đường bộ.
Khi chất lượng đường được nâng lên, doanh nghiệp vận tải tiết kiệm đáng kể thời gian, nhiên liệu so với chất lượng đường xấu, những lợi ích này sẽ bù đắp được cho việc đóng phí.
Trả lời về vấn đề khi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn phải trả thêm quá nhiều phí cho các trạm BOT thì có phải là phí chồng phí, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định các trạm BOT thu phí nhằm hoàn vốn cho nhà đầu tư và bảo trì tuyến đường ngay trong thời gian khai thác, Quỹ bảo trì đường bộ chỉ dành cho các tuyến đường ngoài BOT nên không phải phí chồng phí!
Tại cuộc họp báo Quý I năm 2013 của Bộ Giao thông Vận Tải (GTVT) chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai các Dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Hà Nội - Cần Thơ được thực hiện theo hình thức BOT.
Lý giải về việc Bộ GTVT chia nhỏ tuyến QL1 với nhiều dự án BOT xen kẽ dự án trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc trên tuyến sẽ có rất nhiều trạm thu phí mới, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, toàn tuyến QL1 dài hơn 1.700km, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng do quá tải với mật độ phương tiện bình quân khoảng từ 20.000 đến 30.000 xe/ngày đêm. Tính đến thời điểm này, toàn tuyến mới được nâng cấp một số đoạn qua các đô thị.
Để nâng cấp toàn tuyến lên 4 làn xe, đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai gần cần có nguồn vốn khoảng 120.000 tỷ đồng, đây là nguồn kinh phí quá lớn trong bối cảnh ngân sách eo hẹp và việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng đang gặp khó khăn.
Sẽ có 21 trạm thu phí trên quốc lộ 1. Hình minh họa |
Nếu trông chờ vào ngân sách và nguồn vốn trái phiếu chính phủ thì phải sau năm 2020, tuyến đường này cũng chỉ được nâng cấp một số đoạn. Do vậy, Chính phủ, Quốc hội đã giao cho Bộ GTVT huy động thêm nhiều nguồn vốn trong xã hội để đầu tư nâng cấp QL1, trong đó có hình thức BOT.
Theo tính toán của Bộ GTVT, trên toàn tuyến sẽ có khoảng 1.000km được đầu tư bằng hình thức BOT xen kẽ với 700km đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, với khoảng 21 trạm thu phí BOT được xây dựng trên toàn tuyến (những trạm thu phí hiện có sẽ xem xét dừng hoạt động theo lộ trình). Như vậy, vẫn đảm bảo không vượt quá quy định của Bộ Tài chính về việc ít nhất 70km mới được đặt 1 trạm thu phí đường bộ.
Sau khi mở rộng QL 1A theo hình thức BOT (xây dựng - thu phí - chuyển giao), nhà đầu tư được thu phí cao gấp 3,5 lần.
Trước ý kiến thắc mắc Bộ GTVT có tính toán mật độ trạm thu phí dày đặc sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cước vận tải đường bộ, đại diện Bộ GTVT cho rằng, trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, để có một con đường đáp ứng nhu cầu giao thông, đảm bảo an toàn thì người dân, doanh nghiệp phải chia sẻ với nhà nước.Khi chất lượng đường được nâng lên, doanh nghiệp vận tải tiết kiệm đáng kể thời gian, nhiên liệu so với chất lượng đường xấu, những lợi ích này sẽ bù đắp được cho việc đóng phí.
Trả lời về vấn đề khi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn phải trả thêm quá nhiều phí cho các trạm BOT thì có phải là phí chồng phí, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định các trạm BOT thu phí nhằm hoàn vốn cho nhà đầu tư và bảo trì tuyến đường ngay trong thời gian khai thác, Quỹ bảo trì đường bộ chỉ dành cho các tuyến đường ngoài BOT nên không phải phí chồng phí!
Bình luận