Ở bệnh nhân mắc hội chứng vành mạn, nếu động mạch vành hẹp nặng (trên 90% trên DSA), sẽ được chỉ định can thiệp. Tuy nhiên, với những tổn thương động mạch vành hẹp mức độ vừa (từ 40%) vẫn cần phải đo phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành vFFR để quyết định có tái thông hay chỉ điều trị bảo tồn, đặc biệt là trong trường hợp bị hẹp nhiều điểm trên cùng một nhánh động mạch vành.
Vì vậy, sự ra đời của phần mềm trí tuệ AI, cho phép đo chính xác phân suất lưu lượng mạch vành mà không cần đưa dây dẫn vào cơ thể, có thể xem như bước ngoặt giúp các bác sĩ đưa ra quyết định can thiệp nhanh chóng và chính xác.
vFFR – “Kim chỉ nam” giúp bác sĩ quyết định chiến lược can thiệp tối ưu
Đo phân suất dự trữ lượng vành không xâm lấn vFFR (vessel Fractional Flow Reserve) được thực hiện bằng cách thu thập hình ảnh chi tiết của động mạch vành (ở các góc chụp DSA chuẩn khác nhau) kèm huyết áp của bệnh nhân, từ đó phân tích tự động qua phần mềm trí tuệ nhân tạo: tái tạo mô hình 3D của động mạch vành, mô phỏng lưu lượng máu chảy qua các vùng bị hẹp, hiển thị các thông số một cách đầy đủ, chính xác dưới dạng báo cáo chi tiết.
Nếu chỉ số vFFR đo được nhỏ hơn 0.8 thì tổn thương động mạch vành được xem là tổn thương hẹp có gây thiếu máu cục bộ cơ tim và cần được tái tưới máu.
Không cần phải đưa trực tiếp dây dẫn vào lỗ động mạch gây xâm lấn, quá trình đo vFFR chỉ mất vài phút, rút ngắn 2/3 thời gian thực hiện so với kỹ thuật truyền thống giúp giảm thiểu rủi ro trong thủ thuật và hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp tim do dùng thuốc giãn mạch. Từ đó, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian can thiệp thành công.
Đây là những ưu thế nổi trội khi ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất - vFFR trong việc đo phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành.
Những dữ liệu đánh giá quan trọng của vFFR được xem là “kim chỉ nam” trong can thiệp tim mạch, giúp bác sĩ quyết định chiến lược can thiệp tim mạch tối ưu. Sau can thiệp, bác sĩ sẽ tiếp tục đo vFFR để đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
BVĐK Hồng Ngọc – Đơn vị đầu tiên tại miền Bắc ứng dụng thành công vFFR
Dù vFFR là công cụ chiến lược giúp bác sĩ quyết định “thần tốc” phương án can thiệp tối ưu cho từng bệnh nhân, nhưng hiện nay có rất ít đơn vị triển khai được kỹ thuật này vì còn nhiều thách thức.
Lần đầu tiên tại miền Bắc, BVĐK Hồng Ngọc tiên phong ứng dụng thành công phần mềm đo dự trữ lượng vành không xâm lấn khi đảm bảo hội tụ đầy đủ các yếu tố về: trang thiết bị, chất lượng đội ngũ chuyên môn và sự phối hợp chặt chẽ trong cách vận hành.
Ghi nhận tại BVĐK Hồng Ngọc, đo phân suất dự trữ lượng vành vFFR được thực hiện thường quy cùng các kỹ thuật can thiệp mạch vành tiên tiến như: đặt stent, nong bóng phủ thuốc… giúp hỗ trợ quá trình chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, hạn chế nguy cơ rủi ro để xử trí kịp thời các ca can thiệp khó.
Ths.Bs Nguyễn Văn Hải – Trưởng khoa Tim mạch – Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc chia sẻ: “Để vận hành kỹ thuật vFFR, BVĐK Hồng Ngọc chuẩn bị chuyên môn kỹ càng cho đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên. Được đào tạo bài bản về nguyên lý hoạt động, các bước thực hiện và các vấn đề liên quan tới cung cấp dữ liệu chụp động mạch vành rõ nét, chọn góc chụp đúng tiêu chuẩn đều được ekip tính toán cũng như thực hiện nhanh, chỉn chu và chính xác”.
vFFR được tường thuật trực tiếp tại Hội nghị quốc tế “Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch”
Với mong muốn phổ biến rộng rãi những kỹ thuật hiện đại, có ý nghĩa quan trọng trong can thiệp mạch vành tại Việt Nam, ngày 10/8 vừa qua, BVĐK Hồng Ngọc phối hợp với Hội Tim mạch học Việt Nam đồng tổ chức: “Hội nghị Quốc tế Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch”.
Hội nghị xoay quay những cập nhật mới nhất về can thiệp tim mạch như nong bóng phủ thuốc; cập nhật về chẩn đoán hội chứng vành cấp, hội chứng động mạch chủ cấp; thay van động mạch chủ qua da; cấp cứu sốc tim… được trình bày bởi các chuyên gia tim mạch đến từ các Bệnh viện hàng đầu thế giới và tại Việt Nam.
Đặc biệt, Hội nghị tường thuật trực tiếp ca can thiệp ứng dụng kỹ thuật vFFR trên bệnh nhân có nhiều bệnh nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, mắc đồng thời bệnh động mạch vành và động mạch chi dưới.
Ekip can thiệp đứng đầu là Ths. Bs Nguyễn Văn Hải hội chẩn và đưa ra nhận định đây là một ca bệnh có hẹp tắc nhiều đoạn mạch với nguy cơ chảy máu cao. Vì vậy, ekip quyết định sử dụng phần mềm vFFR không xâm lấn để xác định phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành, cũng như siêu âm trong lòng mạch, từ đó đánh giá chính xác tổn thương động mạch vành và tiến hành nong bóng phủ thuốc cho bệnh nhân.
Trên hệ thống máy chụp mạch DSA bệnh nhân được đánh giá hẹp 85% động mạch vành phải, đo vFFR kết quả 0.58 (giảm nặng). Siêu âm trong lòng mạch đánh giá gánh nặng mảng xơ vữa, đường kính lòng mạch. Ekip tiến hành nong bóng phủ thuốc kích thước 2.5x25mm.
Sau thủ thuật, kết quả đo vFFR tăng lên 0.95 (cải thiện rất tốt), bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng sau 30 phút thực hiện. Ca can thiệp thành công nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia tim mạch có mặt trong hội nghị.
Trong tương lai, BVĐK Hồng Ngọc sẽ tiếp tục hợp tác với các chuyên gia, bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước để cập nhật, chuyển giao các tiến bộ, kỹ thuật mới trong can thiệp tim mạch hợp nhằm đem đến những phương pháp chăm sóc sức khỏe tim mạch tốt nhất cho người bệnh.
Bình luận