Mắc - ca, 'nữ hoàng' của các loại quả khô được chính thức trồng hàng hóa mấy năm gần đây và rất hợp với đất Tây Nguyên, mang lại hy vọng về một loại cây tỷ đô cho nông dân Việt Nam.
Chuyện nóng ở Tây Nguyên
Huyện Tuy Đức - tỉnh Đắk Nông là huyện đầu tiên của cả nước có quy hoạch phát triển mắc-ca. Xã Quảng Trực hiện có khoảng 300 ha được trồng thử nghiệm độ từ 1 - 3 năm. Ông Đoàn Hồng Quân - Chủ tịch xã Quảng Trực - cho biết, cả xã có 200 hộ dân trồng thử nghiệm xen canh cây cà phê và trồng thuần mắc-ca.
Sau 3 năm, có thể thấy loại cây này không cần đầu tư lớn, bản chất của nó là cây rừng, không yêu cầu chăm bón kỹ lưỡng, không sâu bệnh và chịu hạn tốt... phù hợp với phương thức canh tác của bà con dân tộc.
Theo ông Quân, nếu duy trì tốc độ như hiện nay thì 5-6 năm nữa, Quảng Trực sẽ thành một vùng chuyên canh mắc-ca quy mô lớn. Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng lạc quan cho rằng, nếu đi đúng hướng, Tuy Đức sẽ là thủ phủ mắc-ca trong tương lai.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hòa ở Lâm Đồng đã trồng mắc-ca được 6 năm. Sau 4 năm đã cho mùa thu hoạch đầu tiên 100 triệu, năm tiếp theo hơn 300 triệu và năm nay gia đình đã cầm chắc 400 triệu lãi từ mắc-ca trong khi vẫn tiếp tục thu hoạch cà phê trồng xen. Ông cho rằng, sau đây quy mô sản xuất lớn, giá có thể giảm nhưng chắc chắn vẫn đắt hơn cà phê và lợi nhuận lớn hơn do ít phải đầu tư chăm sóc.
Vườn mắc-ca 10 năm tuổi của ông Nguyễn Đức Ba ở Thạnh Mỹ - Đơn Dương - Lâm Đồng là mô hình duy nhất đã cho thu hoạch ổn định ở Tây Nguyên. Sau gần 10 năm trồng, hiện nay mỗi mùa ông thu hoạch khoảng 4 tấn quả trên diện tích 7 sào. Với giá bán hạt giống hiện là 500 ngàn/kg, giá bán loại hạt 250 ngàn/kg đã mang lại nguồn thu lớn cho gia đình.
Ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy Tuy Đức - cho biết, dù mới trồng thử nghiệm, vào mùa quả bói đầu tiên nhưng đã có nhiều DN đến đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn. Ông Mạnh cũng cho biết, mắc-ca đang trở thành một vấn đề nóng ở Tuy Đức.
Toàn huyện đã trồng 500ha và tỉnh đã quy hoạch phát triển 14 ngàn ha mắc-ca ở Tuy Đức trên 3 loại hình: Trồng thuần, trồng xen canh hay thay thế cà phê, điều và trồng thay thế cây rừng.
Trên toàn vùng Tây Nguyên hiện đã có nhiều vùng trồng mắc-ca thành công cho thấy triển vọng lớn như: Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai... kể cả một số vùng ở Quảng Ngãi, Quảng Trị... cũng đã thử nghiệm thành công.
Hiện trên địa bàn Tây Nguyên đã có hàng loạt DN lớn đổ xô lên tìm đất trồng Mắc-ca. Những DN đã theo đuổi lâu dài như: Vina Macca, Nữ hoàng Macca, DoNafood... Tập đoàn Nomurra Nhật Bản đã cử hằn một đoàn chuyên gia ở Tây Nguyên tìm kiếm cơ hội kinh doanh mắc-ca.
Hàng loạt DN trong nước đã lên Tây Nguyên gom đất. Một doanh nhân nổi tiếng về sản xuất đồ làm nail đã có 1.000 ha ở Tây Nguyên, Tập đoàn AnhGruop có khoảng 200 ha. Đặc biệt, Tập đoàn Him Lam đã cùng tỉnh Lâm Đồng phát triển dự án trồng - chế biến mắc-ca quy mô lớn dự kiến 100 ngàn ha đến 2020.
Làm lớn với mắc-ca
Tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên, Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên - phát biểu: "Với cơ sở khoa học, thực tiễn trồng thử nghiệm, nhu cầu trong nước và trên thế giới, chúng ta đi đến thống nhất về định hướng đưa Mắc-ca thành cây công nghiệp chiến lược mới nhằm phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên".
Có mặt ở Việt Nam gần 20 năm, được khảo nghiệm cách đây khoảng 10 năm và bắt đầu được trồng khoảng 4 -5 năm lại đây, đến nay, cả nước đã có khoảng 2.000 ha mắc-ca ở Tây Nguyên, Tây Bắc. Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha ở Tây Bắc. Dự kiến đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.
Theo các chuyên gia, nếu quy hoạch và đầu tư tốt, Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế mà người ta gọi mắc-ca là cây "tỷ đô".
Mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng không phải nơi nào cũng có thể trồng được mắc-ca. Kể cả những khu vực được cho là trồng được, thì cũng chỉ có những nơi có tiểu vùng khí hậu phù hợp. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 80 ngàn ha mắc-ca công nghiệp. Tây Nguyên - Việt Nam là vùng hiếm hoi có nhiều khu vực phù hợp phát triển loại cây này.
Giáo sư Hoàng Hòe, nhà nông - lâm nghiệp đầu ngành Việt Nam, cho biết, chỉ riêng Tây Nguyên đã có khoảng 1 triệu ha phù hợp với cây mắc-ca. Chúng ta có thể trồng xen canh với cà phê, chè, tiêu hay trồng thuần đều cho giá trị rất cao về sinh thái và kinh tế.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: "Hàng loạt DN đã đổ lên Tây Nguyên, miền tây Quảng Ngãi, Tây Bắc để gom đất trồng mắc-ca. Nếu phát triển ngành mắc-ca thành một chuỗi giá trị kinh tế thì tương lai tôi tin chúng ta chắc thắng".
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, cho rằng, trên thế giới hiện nay mới chỉ có Nam Phi và Úc là hai cường quốc mắc-ca. Trong khi đó, Việt Nam dù khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng lâu nay do quy mô sản xuất theo hộ nên phần lớn chỉ để cung cấp cây giống, hạt giống và hoàn toàn chưa xuất hiện mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: sản xuất, chế biến, phân phối.
GS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, trong số khoảng 500 nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, có tới 100 nghìn ha cà phê đang trong tình trạng già cỗi cần phải thay thế. Nếu điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai cho phép, nên tập trung vào hướng trồng mắc-ca để thay thế cho cây cà phê.
Ông Nguyễn Đức Hưởng tính đơn giản, với 500 ngàn ha cà phê Tây Nguyên thì chỉ cần 50% tiến hàng trồng xen chúng ta đã có 250 ngàn ha. Trong thời gian chờ mắc-ca, người dân vẫn có thể thu hoạch cà phê hay các loại cây trồng khác.
Khẳng định tiền năng phát triển mắc-ca nhưng nhiều DN và bà con nông dân đang lo ngại nhất là vấn đề cây giống, nguồn vốn và đầu ra sản phẩm.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Tập đoàn Him Lam - cũng đặt ra 4 vấn đề lớn: quy hoạch; giống - kỹ thuật, sản xuất bao gồm vốn và đất sản xuất; chế biến - thị trường. Trong đó vấn đề quy hoạch và đất sản xuất phụ thuộc lớn vào các bộ, ngành và tỉnh. Vấn đề giống và kỹ thuật các DN hợp tác với nhà khoa học để có giống tốt và hạ giá thành cây giống cho bà con. Vốn đầu tư thì các DN và ngân hàng đã sẵn sàng với vốn dài hạn, lãi suất thấp. Đầu ra nhu cầu đang rất lớn, DN cần đầu tư để chế biến sâu, nâng cao hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Ngân hàng LienVietpostbank - cho biết: "Chúng tôi dự kiến trong 5 năm tới nếu phát triển tới 500 ngàn ha sẽ cần khoảng 22 ngàn tỷ vốn đầu tư. Các ngân hàng phải nhìn thấy đây là cơ hội, ngân hàng sẽ có vốn trung hạn 5 - 7 năm hay dài hạn 10 - 15 năm để người dân yên tâm đầu tư phát triển. Thậm chí, chúng tôi sẽ dùng một phần ngân sách an sinh xã hội hàng trăm tỷ hàng năm để mua bảo hiểm vườn cây cho nông dân để bà con không bị rủi ro".
Theo VietnamNet
Chuyện nóng ở Tây Nguyên
Huyện Tuy Đức - tỉnh Đắk Nông là huyện đầu tiên của cả nước có quy hoạch phát triển mắc-ca. Xã Quảng Trực hiện có khoảng 300 ha được trồng thử nghiệm độ từ 1 - 3 năm. Ông Đoàn Hồng Quân - Chủ tịch xã Quảng Trực - cho biết, cả xã có 200 hộ dân trồng thử nghiệm xen canh cây cà phê và trồng thuần mắc-ca.
Sau 3 năm, có thể thấy loại cây này không cần đầu tư lớn, bản chất của nó là cây rừng, không yêu cầu chăm bón kỹ lưỡng, không sâu bệnh và chịu hạn tốt... phù hợp với phương thức canh tác của bà con dân tộc.
Theo ông Quân, nếu duy trì tốc độ như hiện nay thì 5-6 năm nữa, Quảng Trực sẽ thành một vùng chuyên canh mắc-ca quy mô lớn. Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng lạc quan cho rằng, nếu đi đúng hướng, Tuy Đức sẽ là thủ phủ mắc-ca trong tương lai.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hòa ở Lâm Đồng đã trồng mắc-ca được 6 năm. Sau 4 năm đã cho mùa thu hoạch đầu tiên 100 triệu, năm tiếp theo hơn 300 triệu và năm nay gia đình đã cầm chắc 400 triệu lãi từ mắc-ca trong khi vẫn tiếp tục thu hoạch cà phê trồng xen. Ông cho rằng, sau đây quy mô sản xuất lớn, giá có thể giảm nhưng chắc chắn vẫn đắt hơn cà phê và lợi nhuận lớn hơn do ít phải đầu tư chăm sóc.
Mắc-ca - nữ hoàng của các loại quả khô xuất hiện ở Việt Nam khoảng 20 năm |
Ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy Tuy Đức - cho biết, dù mới trồng thử nghiệm, vào mùa quả bói đầu tiên nhưng đã có nhiều DN đến đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn. Ông Mạnh cũng cho biết, mắc-ca đang trở thành một vấn đề nóng ở Tuy Đức.
Toàn huyện đã trồng 500ha và tỉnh đã quy hoạch phát triển 14 ngàn ha mắc-ca ở Tuy Đức trên 3 loại hình: Trồng thuần, trồng xen canh hay thay thế cà phê, điều và trồng thay thế cây rừng.
Trên toàn vùng Tây Nguyên hiện đã có nhiều vùng trồng mắc-ca thành công cho thấy triển vọng lớn như: Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai... kể cả một số vùng ở Quảng Ngãi, Quảng Trị... cũng đã thử nghiệm thành công.
Hiện trên địa bàn Tây Nguyên đã có hàng loạt DN lớn đổ xô lên tìm đất trồng Mắc-ca. Những DN đã theo đuổi lâu dài như: Vina Macca, Nữ hoàng Macca, DoNafood... Tập đoàn Nomurra Nhật Bản đã cử hằn một đoàn chuyên gia ở Tây Nguyên tìm kiếm cơ hội kinh doanh mắc-ca.
Hàng loạt DN trong nước đã lên Tây Nguyên gom đất. Một doanh nhân nổi tiếng về sản xuất đồ làm nail đã có 1.000 ha ở Tây Nguyên, Tập đoàn AnhGruop có khoảng 200 ha. Đặc biệt, Tập đoàn Him Lam đã cùng tỉnh Lâm Đồng phát triển dự án trồng - chế biến mắc-ca quy mô lớn dự kiến 100 ngàn ha đến 2020.
Vườn cây mắc-ca bám rễ ngày càng sâu trên đất Tây Nguyên |
Làm lớn với mắc-ca
Tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên, Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên - phát biểu: "Với cơ sở khoa học, thực tiễn trồng thử nghiệm, nhu cầu trong nước và trên thế giới, chúng ta đi đến thống nhất về định hướng đưa Mắc-ca thành cây công nghiệp chiến lược mới nhằm phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên".
Có mặt ở Việt Nam gần 20 năm, được khảo nghiệm cách đây khoảng 10 năm và bắt đầu được trồng khoảng 4 -5 năm lại đây, đến nay, cả nước đã có khoảng 2.000 ha mắc-ca ở Tây Nguyên, Tây Bắc. Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha ở Tây Bắc. Dự kiến đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.
Theo các chuyên gia, nếu quy hoạch và đầu tư tốt, Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế mà người ta gọi mắc-ca là cây "tỷ đô".
Mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng không phải nơi nào cũng có thể trồng được mắc-ca. Kể cả những khu vực được cho là trồng được, thì cũng chỉ có những nơi có tiểu vùng khí hậu phù hợp. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 80 ngàn ha mắc-ca công nghiệp. Tây Nguyên - Việt Nam là vùng hiếm hoi có nhiều khu vực phù hợp phát triển loại cây này.
Những sản phẩm thu hoạch đầu tiên |
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: "Hàng loạt DN đã đổ lên Tây Nguyên, miền tây Quảng Ngãi, Tây Bắc để gom đất trồng mắc-ca. Nếu phát triển ngành mắc-ca thành một chuỗi giá trị kinh tế thì tương lai tôi tin chúng ta chắc thắng".
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, cho rằng, trên thế giới hiện nay mới chỉ có Nam Phi và Úc là hai cường quốc mắc-ca. Trong khi đó, Việt Nam dù khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng lâu nay do quy mô sản xuất theo hộ nên phần lớn chỉ để cung cấp cây giống, hạt giống và hoàn toàn chưa xuất hiện mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: sản xuất, chế biến, phân phối.
GS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, trong số khoảng 500 nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, có tới 100 nghìn ha cà phê đang trong tình trạng già cỗi cần phải thay thế. Nếu điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai cho phép, nên tập trung vào hướng trồng mắc-ca để thay thế cho cây cà phê.
Ông Nguyễn Đức Hưởng tính đơn giản, với 500 ngàn ha cà phê Tây Nguyên thì chỉ cần 50% tiến hàng trồng xen chúng ta đã có 250 ngàn ha. Trong thời gian chờ mắc-ca, người dân vẫn có thể thu hoạch cà phê hay các loại cây trồng khác.
Khẳng định tiền năng phát triển mắc-ca nhưng nhiều DN và bà con nông dân đang lo ngại nhất là vấn đề cây giống, nguồn vốn và đầu ra sản phẩm.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Tập đoàn Him Lam - cũng đặt ra 4 vấn đề lớn: quy hoạch; giống - kỹ thuật, sản xuất bao gồm vốn và đất sản xuất; chế biến - thị trường. Trong đó vấn đề quy hoạch và đất sản xuất phụ thuộc lớn vào các bộ, ngành và tỉnh. Vấn đề giống và kỹ thuật các DN hợp tác với nhà khoa học để có giống tốt và hạ giá thành cây giống cho bà con. Vốn đầu tư thì các DN và ngân hàng đã sẵn sàng với vốn dài hạn, lãi suất thấp. Đầu ra nhu cầu đang rất lớn, DN cần đầu tư để chế biến sâu, nâng cao hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Ngân hàng LienVietpostbank - cho biết: "Chúng tôi dự kiến trong 5 năm tới nếu phát triển tới 500 ngàn ha sẽ cần khoảng 22 ngàn tỷ vốn đầu tư. Các ngân hàng phải nhìn thấy đây là cơ hội, ngân hàng sẽ có vốn trung hạn 5 - 7 năm hay dài hạn 10 - 15 năm để người dân yên tâm đầu tư phát triển. Thậm chí, chúng tôi sẽ dùng một phần ngân sách an sinh xã hội hàng trăm tỷ hàng năm để mua bảo hiểm vườn cây cho nông dân để bà con không bị rủi ro".
Theo VietnamNet
Bình luận