(VTC News) -Gà vàng trông bắt mắt nhưng có thể gà đó đã bị cho ăn ‘thuốc độc’ ‘vàng ô’ hoặc nhuộm vàng gà bằng bột sắt.
Cho gà ăn ‘chất độc’
Các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT vừa phát hiện một số cơ sở sử dụng hóa chất “Vàng ô” (VAT Yellow) trộn vào thức ăn chăn nuôi để nhuộm vàng gà trong thời gian vỗ béo gà.
Đây là hóa chất sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải sợi và xây dựng, có thể gây ung thư cho người khi sử dụng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết: Vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất Vàng-Ô này trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương cho biết.
Theo ông Dương, việc cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng chất Vàng-ô để tạo màu thịt gà xuất phát từ tập quán tiêu dùng của người Việt Nam hay thích ăn những thực phẩm có màu sắc bắt mắt. Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt trên thực tế không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt. Thực tế cho thấy người châu Âu họ ăn các loại thịt màu trắng nhưng họ vẫn cao lớn, thông minh.
Nhuộm gà vàng ươm
Về việc nhuộm vàng gà bằng chất bột sắt đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Mới sáng 27/9, Đội 3, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TP HCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Hóc Môn bất ngờ kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn.
Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép. Tang vật thu giữ gồm 310 con gà không có giấy kiểm dịch. Chủ lò Võ Văn Diệp cũng không cung cấp được giấy phép hoạt động.
Ông Diệp khai nhận, mỗi ngày lò mổ thu mua gà chưa qua kiểm dịch từ Tiền Giang về chế biến với số lượng 100-200 con. Sau khi giết mổ, ông mua hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim từ chợ Kim Biên, sau đó về pha với dầu hôi để làm dung dịch.
Gà từ màu trắng nhợt được nhúng vào dung dịch sẽ có màu vàng bắt mắt trước khi được tung ra thị trường. Dung dịch này tương tự như hóa chất để tạo màu trên đồ gỗ. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi kiểm định, xác định mức độ độc hại của hóa chất trên.
Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ sinh học và thự phẩm, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, “bột sắt” là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diamioazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng…
Nếu dùng màu để nhuộm vàng gà, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng.
» 7 siêu thực phẩm chống lại bệnh tiểu đường
» Những thông tin bất ngờ về ung thư
» Thực phẩm phá hủy hệ thống miễn dịch
» Thực phẩm có độc ngay trong nhà bếp
» Cục An toàn thực phẩm tập huấn về phụ gia thực phẩm
Nam Anh (tổng hợp)
Cho gà ăn ‘chất độc’
Các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT vừa phát hiện một số cơ sở sử dụng hóa chất “Vàng ô” (VAT Yellow) trộn vào thức ăn chăn nuôi để nhuộm vàng gà trong thời gian vỗ béo gà.
Nhuộm vàng gà bằng bột sắt. |
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết: Vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất Vàng-Ô này trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương cho biết.
Theo ông Dương, việc cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng chất Vàng-ô để tạo màu thịt gà xuất phát từ tập quán tiêu dùng của người Việt Nam hay thích ăn những thực phẩm có màu sắc bắt mắt. Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt trên thực tế không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt. Thực tế cho thấy người châu Âu họ ăn các loại thịt màu trắng nhưng họ vẫn cao lớn, thông minh.
Nhuộm gà vàng ươm
Về việc nhuộm vàng gà bằng chất bột sắt đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Mới sáng 27/9, Đội 3, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TP HCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Hóc Môn bất ngờ kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn.
Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép. Tang vật thu giữ gồm 310 con gà không có giấy kiểm dịch. Chủ lò Võ Văn Diệp cũng không cung cấp được giấy phép hoạt động.
Ông Diệp khai nhận, mỗi ngày lò mổ thu mua gà chưa qua kiểm dịch từ Tiền Giang về chế biến với số lượng 100-200 con. Sau khi giết mổ, ông mua hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim từ chợ Kim Biên, sau đó về pha với dầu hôi để làm dung dịch.
Gà từ màu trắng nhợt được nhúng vào dung dịch sẽ có màu vàng bắt mắt trước khi được tung ra thị trường. Dung dịch này tương tự như hóa chất để tạo màu trên đồ gỗ. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi kiểm định, xác định mức độ độc hại của hóa chất trên.
Bột sắt được bán nhiều ở chợ Kim Biên và hàng khô. |
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng…
Nếu dùng màu để nhuộm vàng gà, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng.
» 7 siêu thực phẩm chống lại bệnh tiểu đường
» Những thông tin bất ngờ về ung thư
» Thực phẩm phá hủy hệ thống miễn dịch
» Thực phẩm có độc ngay trong nhà bếp
» Cục An toàn thực phẩm tập huấn về phụ gia thực phẩm
Nam Anh (tổng hợp)
Bình luận