(VTC News) – Nguyên quán Trung Quốc nhưng nhiều doanh nhân Trung Quốc tự thân vận động trên đất khách quê người để vươn tới vị trí đại gia trên đất Việt.
Doanh nhân gốc Trung Quốc
Kể từ khi mở cửa, Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho không chỉ doanh nhân Việt Nam mà còn tạo cơ hội cho doanh nhân nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc phát triển sự nghiệp kinh doanh. Sau một thời gian dài, rất nhiều người gốc Trung Quốc đã trở thành những cái tên đình đám trên mảnh đất hình chữ S.
Doanh nhân gốc Trung Quốc ngày càng thành đạt, ngày càng nhiều người ghi tên vào Top 200 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Các đại gia này thành công và nổi tiếng tới mức không nhiều người nghĩ rằng trên giấy chứng minh nhân dân của họ, dòng nguyên quán lại được ghi là Trung Quốc.
Kinh Đô là một trong những thương hiệu lớn tại Việt Nam. Nhắc tới Kinh Đô, người ta nghĩ ngay tới một doanh nghiệp Việt thống lĩnh thị trường bánh kẹo và đang chuẩn bị rẽ ngang sang những thị trường tiềm năng khác như mỳ ăn liền, gia vị,…
Vì vậy, nhiều người sẽ thấy thú vị khi biết ông chủ của Kinh Đô là người gốc Trung Quốc. Ông chủ của Kinh Đô là ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh Đô. Anh em của ông Thành là ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực & Tổng Giám đốc CTCP Kinh Đô và ông đều là những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.
Gia đình đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành quá quen thuộc trên thương trường. Không chỉ ông Thành được đánh giá là một trong những doanh nhân quyền lực, các con ông là Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đều có sức ảnh hưởng lớn khi nắm giữ các công ty lớn trong ngành bất động sản và mía đường tại Việt Nam.
Vì ông Thành là người gốc Trung Quốc nên tất nhiên, trong chứng minh nhân dân của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Sacomreal Đặng Hồng Anh và “công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My, nguyên quán đều được ghi là Trung Quốc.
Nổi tiếng không kém Đặng gia, Trầm gia cũng là thế lực lớn trong ngành ngân hàng. Bắt đầu từ người cha Trầm Bê, các con Trầm Trọng Ngân, Trầm Khải Hòa và Trầm Thuyết Kiều đều dễ dàng có một vị trí lớn trên thương trường. Cũng như Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, ba con của ông Trầm Bê đều được “thừa kế” nguyên quán Trung Quốc theo cha.
Ngoài ra, trong Top 200 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, rất nhiều đại gia khác cũng có nguyên quán Trung Quốc. Đó là bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch HĐQT (đã từ nhiệm từ 26/05/2012) Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, bà Vương Ngọc Xiềm, Phó Tổng giám đốc & Thành viên Công ty Cổ phần Kinh Đô, Trần Quốc Nguyên, Phó Tổng giám đốc & Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Kinh Đô, Trần Uyển NhànThành viên HĐQT độc lập Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Có thể thấy, đa phần các đại gia gốc Trung Quốc trong Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đều tập trung tại Tập đoàn Kinh Đô. Tập đoàn Kinh Đô được sáng lập và lãnh đạo bởi 2 anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên. Không khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng anh em họ Trần cũng phải tự thân vận động để có được ngày hôm nay.
Thuở nhỏ, hai anh em Trần Lệ Nguyên - Trần Kim Thành đã bắt đầu làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm việc trong một tiệm bánh nhỏ của gia đình. Sau khi rời ghế nhà trường, anh em họ Trần khởi nghiệp với một cơ sở nhỏ với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, gồm 70 công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Tp.HCM.
Trải qua nhiều khó khăn, từ cơ sở 1,5 tỷ đồng, Tập đoàn Kinh Đô đã trở thành đơn vị có vốn hóa thị trường gần 13.000 tỷ đồng.
Nếu họ Trần thành lập Kinh Đô từ tiệm bánh nhỏ của gia đình thì ông Trầm Bê có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều. Để có được sự nghiệp huy hoàng như ngày hôm nay, ông Trầm Bê đã phải trải qua cả một quá trình phấn đấu gian khổ.
Khi còn nhỏ, ông Trầm Bê từng nuôi gà, nuôi lợn rồi mang ra chợ bán lấy tiền nuôi bố mẹ. Không chỉ vậy, ông từ quãng thời gian đi ở đợ cho hào phú, sáng sáng dắt bầy trâu ra đồng. Quanh năm ông chỉ có một bộ đồ dính da.
Thế nhưng, vượt qua mọi gian khó, ông Trầm Bê nghèo khổ ngày nào đã trở thành cái tên lớn của ngành ngân hàng. Tên ông gắn liền với Sacombank, Southernbank. Nhờ vị thế ông tạo dựng được, các con ông như được đi trên con đường được trải thảm đỏ sẵn.
Tương tự, gia đình ông Đặng Văn Thành cũng phải vượt gian khó để được gọi là “đại gia”. Khi khởi nghiệp, Đặng gia bắt đầu từ ngành mía đường. Đó cũng là ngành vợ và con gái ông quyết gắn bó khi ông thành công với ngân hàng.
Có thể thấy, thị trường Việt Nam luôn rộng mở và tạo điều kiện cho các doanh nhân nước ngoài, trong đó có cả doanh nhân gốc Trung Quốc.
Bảo Linh
Doanh nhân gốc Trung Quốc
Kể từ khi mở cửa, Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho không chỉ doanh nhân Việt Nam mà còn tạo cơ hội cho doanh nhân nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc phát triển sự nghiệp kinh doanh. Sau một thời gian dài, rất nhiều người gốc Trung Quốc đã trở thành những cái tên đình đám trên mảnh đất hình chữ S.
Doanh nhân gốc Trung Quốc ngày càng thành đạt, ngày càng nhiều người ghi tên vào Top 200 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Nhiều người sẽ thấy thú vị khi biết ông chủ của Kinh Đô là người gốc Trung Quốc |
Các đại gia này thành công và nổi tiếng tới mức không nhiều người nghĩ rằng trên giấy chứng minh nhân dân của họ, dòng nguyên quán lại được ghi là Trung Quốc.
Kinh Đô là một trong những thương hiệu lớn tại Việt Nam. Nhắc tới Kinh Đô, người ta nghĩ ngay tới một doanh nghiệp Việt thống lĩnh thị trường bánh kẹo và đang chuẩn bị rẽ ngang sang những thị trường tiềm năng khác như mỳ ăn liền, gia vị,…
Vì vậy, nhiều người sẽ thấy thú vị khi biết ông chủ của Kinh Đô là người gốc Trung Quốc. Ông chủ của Kinh Đô là ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh Đô. Anh em của ông Thành là ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực & Tổng Giám đốc CTCP Kinh Đô và ông đều là những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.
Gia đình đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành quá quen thuộc trên thương trường. Không chỉ ông Thành được đánh giá là một trong những doanh nhân quyền lực, các con ông là Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đều có sức ảnh hưởng lớn khi nắm giữ các công ty lớn trong ngành bất động sản và mía đường tại Việt Nam.
Vì ông Thành là người gốc Trung Quốc nên tất nhiên, trong chứng minh nhân dân của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Sacomreal Đặng Hồng Anh và “công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My, nguyên quán đều được ghi là Trung Quốc.
Nổi tiếng không kém Đặng gia, Trầm gia cũng là thế lực lớn trong ngành ngân hàng. Bắt đầu từ người cha Trầm Bê, các con Trầm Trọng Ngân, Trầm Khải Hòa và Trầm Thuyết Kiều đều dễ dàng có một vị trí lớn trên thương trường. Cũng như Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, ba con của ông Trầm Bê đều được “thừa kế” nguyên quán Trung Quốc theo cha.
Ngoài ra, trong Top 200 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, rất nhiều đại gia khác cũng có nguyên quán Trung Quốc. Đó là bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch HĐQT (đã từ nhiệm từ 26/05/2012) Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, bà Vương Ngọc Xiềm, Phó Tổng giám đốc & Thành viên Công ty Cổ phần Kinh Đô, Trần Quốc Nguyên, Phó Tổng giám đốc & Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Kinh Đô, Trần Uyển NhànThành viên HĐQT độc lập Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Có thể thấy, đa phần các đại gia gốc Trung Quốc trong Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đều tập trung tại Tập đoàn Kinh Đô. Tập đoàn Kinh Đô được sáng lập và lãnh đạo bởi 2 anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên. Không khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng anh em họ Trần cũng phải tự thân vận động để có được ngày hôm nay.
Cha con ông Trầm Bê |
Thuở nhỏ, hai anh em Trần Lệ Nguyên - Trần Kim Thành đã bắt đầu làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm việc trong một tiệm bánh nhỏ của gia đình. Sau khi rời ghế nhà trường, anh em họ Trần khởi nghiệp với một cơ sở nhỏ với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, gồm 70 công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Tp.HCM.
Trải qua nhiều khó khăn, từ cơ sở 1,5 tỷ đồng, Tập đoàn Kinh Đô đã trở thành đơn vị có vốn hóa thị trường gần 13.000 tỷ đồng.
Nếu họ Trần thành lập Kinh Đô từ tiệm bánh nhỏ của gia đình thì ông Trầm Bê có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều. Để có được sự nghiệp huy hoàng như ngày hôm nay, ông Trầm Bê đã phải trải qua cả một quá trình phấn đấu gian khổ.
Khi còn nhỏ, ông Trầm Bê từng nuôi gà, nuôi lợn rồi mang ra chợ bán lấy tiền nuôi bố mẹ. Không chỉ vậy, ông từ quãng thời gian đi ở đợ cho hào phú, sáng sáng dắt bầy trâu ra đồng. Quanh năm ông chỉ có một bộ đồ dính da.
Thế nhưng, vượt qua mọi gian khó, ông Trầm Bê nghèo khổ ngày nào đã trở thành cái tên lớn của ngành ngân hàng. Tên ông gắn liền với Sacombank, Southernbank. Nhờ vị thế ông tạo dựng được, các con ông như được đi trên con đường được trải thảm đỏ sẵn.
Tương tự, gia đình ông Đặng Văn Thành cũng phải vượt gian khó để được gọi là “đại gia”. Khi khởi nghiệp, Đặng gia bắt đầu từ ngành mía đường. Đó cũng là ngành vợ và con gái ông quyết gắn bó khi ông thành công với ngân hàng.
Có thể thấy, thị trường Việt Nam luôn rộng mở và tạo điều kiện cho các doanh nhân nước ngoài, trong đó có cả doanh nhân gốc Trung Quốc.
Bảo Linh
Bình luận