(VTC News) - Hàng loạt cây cầu vượt sông tại Hải Phòng đang bị xâm phạm nghiêm trọng, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép mọc lên như 'nấm sau mưa'.
Theo ghi nhận của PV VTC News, trên địa bàn Hải Phòng, hàng loạt cây cầu vượt sông đang bị xâm phạm nghiêm trọng hành lang an toàn bảo vệ cầu. Bên cạnh đó là hàng loạt bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép “mọc lên như nấm”. Thực trạng này đã tồn tại từ lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Hành lang cầu biến thành “ao nhà”
Tại cầu Khuể, cây cầu thuộc tỉnh lộ 354, bắc qua sông Văn Úc, nối liền giữa huyện Tiên Lãng với huyện An Lão, là tuyến đường huyết mạch nối các huyện phía Nam ngoại thành Hải Phòng vào trung tâm thành phố.
Đây là công trình giao thông trọng điểm của Hải Phòng được hoàn thành sau gần 3 năm xây dựng, khánh thành vào tháng 10/2010, với tổng mức đầu tư 441 tỷ đồng. Cầu có chiều dài 1.298m, rộng 11m, 2 làn xe cơ giới và 2 làn dành cho người đi bộ. Cầu Khuể là niềm mơ ước của người dân Tiên Lãng từ ngàn đời nay.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hai bên phía chân cầu (ngay sát mép sông Văn Úc) đã và đang tồn tại 3 bến bãi tập kết vật liệu xây dựng khổng lồ, chủ yếu là cát, đá xây dựng.
Hàng ngày, các loại máy xúc cùng hàng trăm lượt phương tiện nườm nượp ra vào vận chuyển cát, đá đi tiêu thụ. Những ngày nắng cát bay mù mịt cuốn theo phượng tiện táp vào người đi đường.
Không chỉ có vậy, ngay phía dưới chân cầu, xuất hiện một số con tàu ngang nhiên hút cát dưới lòng sông, giữa ban ngày mà không gặp sự ngăn chặn nào từ lực lượng chức năng.
Cũng trên quốc lộ 10, tại khu vực chân cầu Kiền bắc qua sông Cấm (Hải Phòng), phía chân cầu thuộc phường Quán Toan (quận Hồng Bàng), cả hai bên được xây dựng cầu cảng đường thủy, bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng khổng lồ, với hàng ngàn mét vuông.
Thậm chí ngay dưới gầm cầu cũng được chiếm dụng làm nhà xưởng, tập kết, sản xuất vật liệu xây dựng.
Tại cầu Kiến An, bắc qua sông Lạch Tray, nối quận Kiến An và huyện An Dương, ngay phía chân cầu cũng mọc lên một bến bãi tập kết gạch xây dựng. Gạch được vận chuyển từ tàu lên bãi, sau đó được vận chuyển bằng xe tải đi tiêu thụ.
Cơ quan chức năng nói gì?
Trao đổi với PV VTC News, ông Văn Trọng Dũng - Phó Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, 100% các bến bãi hoạt động tại các chân cầu vi phạm hành lang an toàn bảo vệ cầu đều là những bến bãi hoạt động trái phép.
Không chỉ có vậy, các bến thủy nội địa hoạt động không phép tương đối nhiều, chưa thể thống kê đầy đủ. Các bến bãi này chủ yếu là kinh doanh vật liệu xây dựng, phức tạp nhất là tuyến sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Cấm (đoạn từ chân cầu Kiền đến ngã ba Nống, giáp huyện Kinh Môn - Hải Dương).
Việc xử lý các bến bãi kiểu này là cực kỳ khó khăn. Cách đây khoảng 4 năm, Cục đường thủy đã về xử lý nhưng vẫn không xuể.
Đối với trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I thì chỉ làm công tác tuyên truyền, vận động, gia hạn cấp phép còn không có chức năng xử lý.
Việc xử lý các bến bãi này thuộc trách nhiệm của Thanh tra giao thông, Cảnh sát đường thủy và nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, xử lý và giải tỏa những bến bãi vi phạm, hoặc không được cấp phép hoạt động.
Câu hỏi đặt ra là vì sao những bến bãi này ngang nhiên tồn tại và hoạt động như vậy? Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đến đâu khi để những cây cầu đầu tư hàng trăm tỷ đồng bị xâm hại.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc
Minh Khang
Hành lang cầu biến thành “ao nhà”
Tại cầu Khuể, cây cầu thuộc tỉnh lộ 354, bắc qua sông Văn Úc, nối liền giữa huyện Tiên Lãng với huyện An Lão, là tuyến đường huyết mạch nối các huyện phía Nam ngoại thành Hải Phòng vào trung tâm thành phố.
Đây là công trình giao thông trọng điểm của Hải Phòng được hoàn thành sau gần 3 năm xây dựng, khánh thành vào tháng 10/2010, với tổng mức đầu tư 441 tỷ đồng. Cầu có chiều dài 1.298m, rộng 11m, 2 làn xe cơ giới và 2 làn dành cho người đi bộ. Cầu Khuể là niềm mơ ước của người dân Tiên Lãng từ ngàn đời nay.
Những bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng ngay sát chân cầu, đe dọa sự 'an nguy' của cây cầu trên 400 tỷ đồng - Ảnh MK |
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hai bên phía chân cầu (ngay sát mép sông Văn Úc) đã và đang tồn tại 3 bến bãi tập kết vật liệu xây dựng khổng lồ, chủ yếu là cát, đá xây dựng.
Hàng ngày, các loại máy xúc cùng hàng trăm lượt phương tiện nườm nượp ra vào vận chuyển cát, đá đi tiêu thụ. Những ngày nắng cát bay mù mịt cuốn theo phượng tiện táp vào người đi đường.
Cách chân cầu Khuể không xa có 2 chiếc tàu đang hút cát dưới lòng sông - Ản MK |
Không chỉ có vậy, ngay phía dưới chân cầu, xuất hiện một số con tàu ngang nhiên hút cát dưới lòng sông, giữa ban ngày mà không gặp sự ngăn chặn nào từ lực lượng chức năng.
Những bãi cát khổng lồ bên cạnh chân cầu Quý Cao - Ảnh MK |
Cũng trên quốc lộ 10, tại khu vực chân cầu Kiền bắc qua sông Cấm (Hải Phòng), phía chân cầu thuộc phường Quán Toan (quận Hồng Bàng), cả hai bên được xây dựng cầu cảng đường thủy, bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng khổng lồ, với hàng ngàn mét vuông.
Thậm chí ngay dưới gầm cầu cũng được chiếm dụng làm nhà xưởng, tập kết, sản xuất vật liệu xây dựng.
'Công xưởng' tập kết, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng ngay dưới chân cầu, gầm cầu Kiền - Ảnh MK |
Tại cầu Kiến An, bắc qua sông Lạch Tray, nối quận Kiến An và huyện An Dương, ngay phía chân cầu cũng mọc lên một bến bãi tập kết gạch xây dựng. Gạch được vận chuyển từ tàu lên bãi, sau đó được vận chuyển bằng xe tải đi tiêu thụ.
Dưới gầm cầu Kiến An được biến thành bến bãi tập kết gạch - Ảnh MK |
Cơ quan chức năng nói gì?
Trao đổi với PV VTC News, ông Văn Trọng Dũng - Phó Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, 100% các bến bãi hoạt động tại các chân cầu vi phạm hành lang an toàn bảo vệ cầu đều là những bến bãi hoạt động trái phép.
Không chỉ có vậy, các bến thủy nội địa hoạt động không phép tương đối nhiều, chưa thể thống kê đầy đủ. Các bến bãi này chủ yếu là kinh doanh vật liệu xây dựng, phức tạp nhất là tuyến sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Cấm (đoạn từ chân cầu Kiền đến ngã ba Nống, giáp huyện Kinh Môn - Hải Dương).
Việc xử lý các bến bãi kiểu này là cực kỳ khó khăn. Cách đây khoảng 4 năm, Cục đường thủy đã về xử lý nhưng vẫn không xuể.
Đối với trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I thì chỉ làm công tác tuyên truyền, vận động, gia hạn cấp phép còn không có chức năng xử lý.
Hành lang an toàn bảo vệ những cây cầu Hải Phong ngang nhiên bị xâm phạm - Ảnh MK |
Việc xử lý các bến bãi này thuộc trách nhiệm của Thanh tra giao thông, Cảnh sát đường thủy và nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, xử lý và giải tỏa những bến bãi vi phạm, hoặc không được cấp phép hoạt động.
Sự an nguy cho những cây hàng trăm tỷ đồng liệu trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh MK |
Câu hỏi đặt ra là vì sao những bến bãi này ngang nhiên tồn tại và hoạt động như vậy? Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đến đâu khi để những cây cầu đầu tư hàng trăm tỷ đồng bị xâm hại.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc
Minh Khang
Bình luận