Theo Independent, những phân tử đến từ mặt trăng của sao Thổ cho thấy đó là nơi có chứa tất cả những yêu cầu của sự sống và có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Nghiên cứu những dữ liệu thu thập được từ tàu không gian Cassini của NASA về luồng vật chất trên Enceladus – mặt trăng của sao Thổ cho thấy bằng chứng tồn tại những chất giàu carbon từ tâm của vệ tinh này. Các nhà khoa học vô vùng ngạc nhiên trước khám phá mới. “Các phân tử phức tạp không nhất thiết phải cung cấp một môi trường sống được, nhưng mặt khác chúng là tiền thân của sự sống” – một nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Trước đây, đã có những bằng chứng cho thấy vệ tinh này có nhiều điều kiện cho sự sống phát triển, dù vậy các nhà khoa học chưa biết những chất hóa học hữu cơ phức tạp có tồn tại trên Enceladus hay không.
Những cuộc khảo sát ban đầu tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một đại dương khổng lồ nằm dưới lớp băng đá trên vệ tinh sao Thổ. Những dấu hiệu của các hợp chất hữu cơ nhỏ hơn như khí metan, cùng với hydro được tìm thấy – yếu tố cung cấp nguồn năng lượng hóa học cho những vi khuẩn sống ở các đại dương dưới Trái Đất.
Tin tức được đưa ra không lâu sau khi NASA thông báo tìm thấy “thành phần sự sống” trên sao Hỏa, khám phá được cho là một trong những chứng cứ mới nhất về sự sống ngoài hành tinh.
Dù vậy, các nhà khoa học cho biết sẽ cần thêm thời gian để kiểm tra liệu sự sống ngoài hành tinh có tồn tại ở nơi này hay không, và quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 5 năm tới.
Video: Ngày 31/7, bằng mắt thường cũng thấy sao Hỏa
Bình luận