• Zalo

Nheo nhóc những đàn con không mẹ ở Sơn La

Thời sựThứ Tư, 12/08/2015 12:09:00 +07:00Google News

18 phụ nữ biến mất trong 5 năm, để lại những đứa trẻ ngơ ngác, hàng ngày vẫn khóc đỏ mắt, bơ vơ ở lề đường ngóng mẹ trở về.

18 phụ nữ biến mất trong 5 năm, để lại những đứa trẻ ngơ ngác, hàng ngày vẫn khóc đỏ mắt, bơ vơ ở lề đường ngóng mẹ trở về. 

Sau gần một ngày đường chạy xe, chúng tôi mới tìm được đến xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Bí thư Đảng ủy xã Mùi Văn Thịnh còn trẻ măng, sinh năm 1986, nhiệt tình tiếp đón. Anh Thịnh cho biết, anh làm cán bộ đã lâu, cũng từng làm Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Xuân nên tình hình dân cư cả xã, anh nắm trong lòng tay.
Ở nơi ăn sương nằm gió
Xã Chiềng Xuân nằm trên địa bàn biên giới Việt – Lào, có 8 bản với dân số gần 6.000 người chủ yếu là dân tộc Thái, Mường và Mông (chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất 62%). Riêng bản Sa Lai 100% là đồng bào Mông, sống bằng nghề trồng ngô và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
Cuộc sống của những người dân cho dù vẫn khó khăn nhưng êm ả. Thanh niên đến tuổi được dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, sớm tối vui vầy bên nhau...
Sùng Thị Dao (19 tuổi, trái) từng bị dụ dỗ đi khỏi bản Sa Lai. Đứng cạnh là em Sùng Thị Rơ     (17 tuổi), Sùng Thị Rua (11 tuổi) có mẹ trốn khỏi bản, bố đi tù...  Ảnh: Gia Tưởng
Sùng Thị Dao (19 tuổi, trái) từng bị dụ dỗ đi khỏi bản Sa Lai. Đứng cạnh là em Sùng Thị Rơ (17 tuổi), Sùng Thị Rua (11 tuổi) có mẹ trốn khỏi bản, bố đi tù... Ảnh: Gia Tưởng 

Nhưng vài năm gần đây, tình trạng phụ nữ ở Chiềng Xuân theo lời dụ dỗ, bỏ nhà cửa, chồng con đi làm vợ xứ người khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nhà tan cửa nát, chồng mất vợ, con mất mẹ.
Anh Thịnh ngửa mặt nhìn trời, chỉ cho chúng tôi những nương ngô phía xa xa, cho biết, phía đó là Sa Lai. Tuy Sa Lai chỉ cách UBND xã Chiềng Xuân 5km, nhìn thì gần nhưng muốn đến được phải đi vòng vèo, người đi xe máy giỏi mới đến được bản. 
Chỉ cần trời rắc vài hạt mưa thì chỉ có cách cuốc bộ, còn phải dùng cả gậy hỗ trợ, leo vài giờ mới lên đến nơi. Đúng như câu “Người Mông ăn sương, người Thái ăn nước”, người Mông luôn sống trên các sườn núi cao chót vót, chân cưỡi mây, tay vít trời mà sống.
Trưởng bản Sa Lai tên là Giàng A Sử (38 tuổi) dẫn chúng tôi vòng vèo qua các ngọn núi cao ngất, chui qua sương sớm ngào ngạt để đến với gia đình đầu tiên có phụ nữ “biến mất”. 
Những ngôi nhà nhỏ khuất trong bạt ngàn ngô đang mùa trổ bông nặng trĩu. Ông Sử nói: “Ở Sa Lai tuy có vất vả nhưng cũng không bị đói nhiều đâu, nhà nào cũng có nương trồng ngô mỗi năm thu được vài chục tấn.
Tuy nhiên, mấy năm trước đàn ông trong bản dính vào vận chuyển ma túy thuê, bị bắt đi tù nhiều quá. Họ nghĩ đơn giản lắm là chỉ đi chở hàng thuê thôi, tiền công cũng chỉ để uống mấy bữa rượu, chứ vợ con có được đồng nào đâu? Có những người bị bắt đi tù đến 20 năm không biết sau này có còn biết đường về bản không nữa”.
Ngủ dậy mất mẹ
Ông Sử cho biết thêm, người phụ nữ đầu tiên rời khỏi Sa Lai là chị Cứ Thị Rợ, vào năm 2010. Chị Rợ bao nhiêu tuổi thì cũng chẳng ai nắm được, nhưng chỉ biết chồng chị đi tù nhiều năm vì tội buôn ma túy, nhà có một đàn con lít nhít 5 đứa. 
Một buổi sáng ngủ dậy, đám con chị Rợ không thấy mẹ đâu, tán loạn đi tìm khắp trong bản. Lũ trẻ chỉ nghĩ mẹ đi nương sớm, đến tối sẽ về, nhưng chúng khóc mếu suốt cả ngày đến đêm, bỏ cả ăn uống ngóng đợi cũng không thấy bóng mẹ. 
Mọi người trong bản cứ nghĩ chị đi nương bị ngã xuống khe xuống hố nào đó. Nhiều người trong bản đã tổ chức đi tìm mà tung tích của chị Rợ vẫn bặt vô âm tín. Gần một tuần sau thì chị Rợ gọi điện về cho hàng xóm, nói là mình được anh em ở quê cũ Lào Cai đưa sang Vân Nam (Trung Quốc), có công việc kiếm được nhiều tiền và đã lấy chồng mới.

Chị Rợ đi khỏi bản khoảng 8 tháng thì chị Lý Thị Sau (sinh năm 1982) - hàng xóm nhà chị Rợ cũng bỏ bản Sa Lai đi mất hút. Chị Sau cũng có chồng đi tù và 4 đứa con trứng gà, trứng vịt. Theo lời ông Sử, hồi đó ông còn làm công an viên. Khi chị Sau mất tích, ông đã tới điều tra, nắm rõ tình hình. 
Trước khi bỏ đi, chị Sau được chị Rợ gọi điện về rủ rê sang Trung Quốc để sống cuộc đời sung sướng hơn. Chị Sau đã được hẹn ra ngoài xã khoảng 40km là có người đón, đưa sang xứ người làm vợ người ta, chẳng phải cuốc nương, làm rẫy, chăm con cực nhọc nữa.
Kể từ khi chị Rợ và chị Sau đi khỏi Sa Lai, thì cứ vài tháng lại có chị em mất tích khỏi bản. Không chỉ phụ nữ có chồng mà cả các cô gái mới lớn 17, 18 tuổi cũng lặng lẽ bỏ đi, bố mẹ không biết tìm ở đâu.
Phụ nữ cứ âm thầm rời khỏi bản Sa Lai, từ 2010 đến nay đã 18 người. Chỉ có 4 người trong số đó quay lại địa phương. Theo tìm hiểu của phóng viên, những trường hợp phụ nữ bỏ đi thường là chồng chết hoặc đi tù lâu năm về tội buôn bán chất ma túy. 
Video lũ cô lập 95 hộ dân tộc Giao ở bản Khe Mằn, Quảng Ninh


Những chị em này ở nhà buồn chán, mệt mỏi với cuộc sống nên dễ dao động, khi có người rủ rê, hứa hẹn đến vùng đất mới. Người đi trước lại gọi về rủ rê người đi sau, nói cuộc sống ở bên kia biên giới sướng lắm, không phải làm gì hết, nên chị em đã bị lời đường mật lôi kéo. 
Ông Sử cho biết: “Những người phụ nữ đi khỏi địa phương, chủ yếu có gốc là người Mông ở Lào Cai và Yên Bái, di cư về bản Sa Lai khoảng 20 năm trước, còn những người gốc ở đó thì không có ai bị dụ dỗ cả". 
Không ai rõ các chị em đi làm vợ xứ người sống sung sướng hay cực khổ ra sao. Nhưng 4 người tìm đường trở về bản đều cho biết phải lao động vất vả, vợ chồng không biết tiếng, chỉ sống lầm lũi bên nhau. Có người bị bán qua bán lại để làm vợ nhiều người. 

Nguồn: Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn