(VC News) – Cựu CEO Emotiv Đỗ Hoài Nam cho rằng những người không về nước đặt kỳ vọng quá lớn vào việc xã hội phải đón nhận mình nồng nhiệt mà quên rằng 5 năm trước mình là một đứa trẻ, mọi người cổ vũ, động viên để mình ra đi học thành tài.
Gần đây, dư luận trong nước đang xôn xao tranh luận xung quanh vụ việc lùm xùm giữa giảng viên Doãn Minh Đăng và ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Nhiều người cho rằng đó chỉ là giọt nước tràn ly và bởi cơ chế thu hút nhân tài của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên vấn đề không mới nhưng vẫn luôn mang tính thời sự.
Xung quanh vấn đề thu hút nhân tài, PV VTC News đã phỏng vấn cựu CEO Emotiv Đỗ Hoài Nam – người có nhiều năm du học và sinh sống ở nước ngoài để có góc nhìn đa chiều về vấn đề này.
- Từng đi du học và sinh sống tại nước ngoài nhiều năm, anh nghĩ vì sao rất ít nhân tài sau khi tốt nghiệp lại chọn cách về nước làm việc?
Phải nói cho chính xác là rất nhiều bạn trẻ đi du học chọn cách tiếp tục ở lại sau khi học xong. Chúng ta không thể gọi tất cả là “nhân tài” được, cái đó phải được chứng minh bằng thành quả đóng góp cho xã hội mà đa phần các bạn trẻ chưa có đủ thời gian để làm việc đó khi mới ra trường.
Việc này cũng rất là bình thường thôi, bản thân tôi cũng chọn ở lại sau khi học xong.
Khi còn trẻ, để có được sự cống hiến lâu dài cho xã hội, mọi người cần chọn con đường tốt nhất để phát triển bản thân, trau dồi kiến thức.
Mỗi một con người đều phải tự chọn con đường phù hợp cho mình. Tuy nhiên, phải nói là các bạn du học sinh chưa có nhiều thông tin để thực sự hiểu về đất nước, về ưu điểm cũng như bất cập nên cách lựa chọn chỉ có thể dựa vào thông tin mình có. Vì vậy, việc ở lại cũng là dễ hiểu.
- Bản thân anh đã suy nghĩ gì khi tốt nghiệp đã lựa chọn ở nước ngoài làm việc trong một thời gian trước khi về nước ?
Tôi cho rằng mình chưa học được gì về cái hay của xã hội văn minh. Khi mình chưa thực sự hiểu xã hội đó hoạt động thế nào, đâu là cái mấu chốt để xã hội đó văn minh thì mình có tốt nghiệp ở nước ngoài rồi vẫn coi như chưa học được gì.
Vì thế, tôi phải tiếp tục học cho đến lúc vỡ được ra mới tính tiếp.
- Thời điểm đó, phải chăng đất nước còn chưa có điều kiện để cho những người trẻ như anh phát triển bản thân?
Tôi không nghĩ như thế. Tôi cho rằng thời điểm cuối năm 1999 khi chúng tôi tốt nghiệp đại học thì cơ hội ở Việt Nam còn nhiều hơn là bây giờ.
Xã hội càng ít văn minh, càng nhiều bất cập thì càng nhiều cơ hội. Chỉ cần giải quyết được một bất cập thôi là đã có thể thành công rồi.
Bây giờ nhiều ngành nghề thời đó còn đang manh múm đã phát triển và văn minh hơn nhiều, dẫn đến cơ hội cũng sẽ ít đi.
- Một nguyên nhân được nhiều bạn trẻ đưa ra để lập luận cho quyết định không phát triển sự nghiệp ở trong nước là do cơ chế chưa thông thoáng, chưa thu hút được nhân tài. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng những nhân tài “tây học” lại đòi hỏi cao so với thực trạng chung của đất nước. Phải hiểu vấn đề này như thế nào, thưa anh?
Cái này ai cũng có lý luận của họ. Tuỳ vào quan điểm và trải nghiệm của bản thân nên khó có sai có đúng một cách tuyệt đối.
Tôi nghĩ là từ “đòi hỏi” thì hơi quá mà dùng từ “kỳ vọng” thì đúng hơn.
Tôi nghĩ những người không về nước đặt kỳ vọng quá lớn vào việc xã hội phải đón nhận mình nồng nhiệt như hồi trước khi đi mà quên rằng 5 năm trước bạn là một đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên, mọi người cổ vũ bạn, động viên bạn để bạn có thể trở thành những nhân tài.
5 năm sau thì bạn bước vào đời thực và đời thực cần nhân tài thực.
Tuy nhiên, nhân tài đời thực phải được chứng minh bằng thành quả đời thực, mà chưa bắt đầu bước chân vào đời thực thì sao đã có thể có thành quả.
Chính vì thế nó tạo ra cái vòng luẩn quẩn về kỳ vọng, từ đó có một sự bức bối và bất mãn nhất định. Tôi cho rằng điều này không phụ thuộc vào điều kiện đất nước.
Trong khi đó, tại nước ngoài, các bạn không “kỳ vọng” họ trải thảm đỏ mời mình ở lại mà thường cảm thấy may mắn khi kiếm được một cơ hội vì điều đó đã phần nào làm bạn cảm giác tự chứng minh được cho bản thân là mình cũng có khả năng.
Hai sự chênh lệch về “kỳ vọng” này đã vô tình làm quyết định của bạn nghiêng nhiều hơn về phía ở lại nước ngoài để bắt đầu sự nghiệp.
Đây hoàn toàn là các vấn đề tâm lý chứ không liên quan đến điều kiện, vì để hiểu ra được điều kiện thật sự ở bất kể trong hay ngoài nước đều cần ít nhất vài năm trải nghiệm.
- Nếu cứ chờ đợi có đầy đủ các điều kiện làm việc thuận lợi như ở nước ngoài để làm việc thì phải chăng là quá cực đoan?
Như tôi đã nói, cuộc đời luôn có sự đánh đổi. Bạn chọn “cơ hội” thì phải hy sinh “điều kiện” và ngược lại.
Theo tôi đây là một sự lựa chọn hoàn toàn mang tính chất cá nhân và chỉ có thể gọi là “chủ quan” chứ không phải là “cực đoan”.
Sự lựa chọn này hoàn toàn có thể sẽ thay đổi khi nhận thức và trải nghiệm nhiều hơn. Chuyện này cũng là chuyện rất thường xuyên xảy ra.
- Liệu rằng những du học sinh, nghiên cứu sinh ở nước ngoài có đều được gọi là nhân tài?
Quay trở lại câu chuyện thế nào là “nhân tài”, có thể chúng ta đang vơ cả những người “bình thường, có năng khiếu” vào là nhân tài nên bất mãn.
Người bình thường thì luôn luôn quan tâm đến vấn đề “an sinh xã hội”. Nhân tài thì lại cố gắng đóng góp cho “an sinh xã hội” của mọi người.
Như tôi đã nói, tại thời điểm các bạn tốt nghiệp ra trường, thì dù là người sau này là “thiên tài” cũng rất hiếm khi có đủ cống hiến để được gọi là “nhân tài”.
Chính vì thế, tôi nghĩ nhiều người do đang đánh giá không đúng về thế nào là “nhân tài” nên lại có sự “kỳ vọng” hơi quá với các “bạn trẻ đi du học”.
- Tuy nhiên, vấn đề "chảy máu chất xám" cũng rất cần được quan tâm, thưa anh?
Hiện tại, theo tôi nguy hiểm nhất không phải là việc chảy máu chất xám, mà là việc mất đoàn kết trong các bạn trẻ.
Nhiều người trong nhóm “du học sinh” do có kỳ vọng quá lớn với xã hội mà quên đi mình chưa chứng minh được gì nhiều trong đời thực.
Tuy nhiên, cách phát ngôn của các bạn lại làm những người học trong nước cảm thấy bị coi thường.
Từ đó nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến hiện tượng các bạn trong nước “ghét cái thái độ” của các bạn du học sinh. Đây là vấn đề tôi luôn nhắc các bạn du học sinh, đừng nghĩ mình đi học nước ngoài là mình giỏi hơn người không may mắn như mình.
Người giỏi ở đâu cũng có. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề xã hội này trước khi nói đến “chính quyền”.
- Với thực tế có nhiều năm là du học sinh và nhiều năm sinh sống, khởi nghiệp ở nước ngoài, anh thấy rằng các biện pháp thu hút nhân tài hiện nay đang được Chính phủ thực hiện như thế nào?
Tôi tin là, nếu bạn là nhân tài, ai cũng sẽ muốn trọng dụng bạn. Nếu bạn chưa được trọng dụng, cần đặt câu hỏi là liệu thành quả các bạn làm được đã đủ để người ta thấy bạn là nhân tài chưa?
Và nếu chưa thì chúng ta cần phải làm gì. Không ai giao trọng trách cho những người họ nghĩ là không làm được việc cả.
Và có được giao trọng trách hay không không phụ thuộc vào bạn nghĩ thế nào về bạn mà ở chỗ những người có trọng trách để giao phó nghĩ thế nào về bạn.
Nếu chưa được thì phải tiếp tục kiên trì theo đuổi cho đến lúc được thì thôi chứ bỏ cuộc không phải là tính cách của “nhân tài”.
- Thực tế trong câu chuyện của chính anh và cộng đồng Startups như thế nào?
Mặc dù mỗi ngành một khác nhau nhưng tôi chỉ có thể nói lên từ kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực của mình.
Startups chúng tôi những năm trước đây có thể nói là “vô tổ chức”, không thuộc vào bộ, ban, ngành hay đoàn thể, hiệp hội nào.
Chính vì thế nên không có ai đứng ra bảo vệ hay hỗ trợ, cũng chẳng có chính sách thúc đẩy hay phát triển.
Tuy nhiên với nỗ lực của cả ngành, gần đây Chính phủ đã mời đích danh các đại diện của startups để tham gia đối thoại, thậm chí còn được trực tiếp góp ý chỉnh sửa nội dung chính sách.
Chính phủ làm vậy là do ngành startups đã từng bước chứng minh được sự đóng góp của mình vào xã hội trong nhiều năm qua và họ đã tin tưởng giao trọng trách.
Từ trước đến nay đâu có “cơ chế” nào để chúng tôi được tham gia, nhưng Chính phủ vẫn bỏ qua “cơ chế” để tận dụng được nguồn chất xám trong ngành.
Theo tôi đây là một bằng chứng rất rõ ràng về việc, nếu bạn thực sự có tài, bạn sẽ được trọng dụng.
- Liệu các biện pháp đó đã có được kết quả gì chưa?
Theo tôi là có rất nhiều kết quả rõ rệt. Như trên là với lĩnh vực startup.
Tôi ví dụ trong lĩnh vực khoa học là với giáo sư Ngô Bảo Châu. Nếu GS Châu không nghĩ được trọng dụng, có thể đóng góp được cho ngành khoa học Việt Nam thì anh ấy đã không về. Anh ấy còn rất nhiều việc để cống hiến cho cả thế giới.
Để có thêm nhiều nhân tài được trọng dụng nữa, tôi nghĩ mỗi ngành phải tự vươn lên, tự chứng minh tầm quan trọng của mình cho xã hội.
- Từ thực tế kinh nghiệm của bản thân, anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đang băn khoăn giữa gánh nặng cơm áo gạo tiền và việc về khởi nghiệp, nghiên cứu, làm việc ở ngay trên mảnh đất quê hương?
Như đã chia sẻ ở trên, tôi chỉ có một lời khuyên cho các bạn trẻ du học đang đứng trước ngã ba đường.
Các bạn hãy chọn cho mình con đường phát triển bản thân một cách tốt nhất, dù là ở lại hay về nước. Tuy nhiên, đừng bao giờ đánh giá thấp những bạn trẻ khác không đi du học như mình.
Có thể một ngày nào đó, họ sẽ là những người dẫn dắt và tạo điều kiện cho tài năng của mình được phát triển hết sức.
Phạm Thịnh
Gần đây, dư luận trong nước đang xôn xao tranh luận xung quanh vụ việc lùm xùm giữa giảng viên Doãn Minh Đăng và ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Nhiều người cho rằng đó chỉ là giọt nước tràn ly và bởi cơ chế thu hút nhân tài của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên vấn đề không mới nhưng vẫn luôn mang tính thời sự.
Xung quanh vấn đề thu hút nhân tài, PV VTC News đã phỏng vấn cựu CEO Emotiv Đỗ Hoài Nam – người có nhiều năm du học và sinh sống ở nước ngoài để có góc nhìn đa chiều về vấn đề này.
Cựu CEO Emotiv Đỗ Hoài Nam |
- Từng đi du học và sinh sống tại nước ngoài nhiều năm, anh nghĩ vì sao rất ít nhân tài sau khi tốt nghiệp lại chọn cách về nước làm việc?
Phải nói cho chính xác là rất nhiều bạn trẻ đi du học chọn cách tiếp tục ở lại sau khi học xong. Chúng ta không thể gọi tất cả là “nhân tài” được, cái đó phải được chứng minh bằng thành quả đóng góp cho xã hội mà đa phần các bạn trẻ chưa có đủ thời gian để làm việc đó khi mới ra trường.
Việc này cũng rất là bình thường thôi, bản thân tôi cũng chọn ở lại sau khi học xong.
Khi còn trẻ, để có được sự cống hiến lâu dài cho xã hội, mọi người cần chọn con đường tốt nhất để phát triển bản thân, trau dồi kiến thức.
Mỗi một con người đều phải tự chọn con đường phù hợp cho mình. Tuy nhiên, phải nói là các bạn du học sinh chưa có nhiều thông tin để thực sự hiểu về đất nước, về ưu điểm cũng như bất cập nên cách lựa chọn chỉ có thể dựa vào thông tin mình có. Vì vậy, việc ở lại cũng là dễ hiểu.
- Bản thân anh đã suy nghĩ gì khi tốt nghiệp đã lựa chọn ở nước ngoài làm việc trong một thời gian trước khi về nước ?
Tôi cho rằng mình chưa học được gì về cái hay của xã hội văn minh. Khi mình chưa thực sự hiểu xã hội đó hoạt động thế nào, đâu là cái mấu chốt để xã hội đó văn minh thì mình có tốt nghiệp ở nước ngoài rồi vẫn coi như chưa học được gì.
Vì thế, tôi phải tiếp tục học cho đến lúc vỡ được ra mới tính tiếp.
Vụ lùm xùm của giảng viên Doãn Minh Đăng và ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ đã khởi đầu cho câu chuyện lớn hơn là trọng dụng nhân tài |
- Thời điểm đó, phải chăng đất nước còn chưa có điều kiện để cho những người trẻ như anh phát triển bản thân?
Tôi không nghĩ như thế. Tôi cho rằng thời điểm cuối năm 1999 khi chúng tôi tốt nghiệp đại học thì cơ hội ở Việt Nam còn nhiều hơn là bây giờ.
Xã hội càng ít văn minh, càng nhiều bất cập thì càng nhiều cơ hội. Chỉ cần giải quyết được một bất cập thôi là đã có thể thành công rồi.
Bây giờ nhiều ngành nghề thời đó còn đang manh múm đã phát triển và văn minh hơn nhiều, dẫn đến cơ hội cũng sẽ ít đi.
- Một nguyên nhân được nhiều bạn trẻ đưa ra để lập luận cho quyết định không phát triển sự nghiệp ở trong nước là do cơ chế chưa thông thoáng, chưa thu hút được nhân tài. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng những nhân tài “tây học” lại đòi hỏi cao so với thực trạng chung của đất nước. Phải hiểu vấn đề này như thế nào, thưa anh?
Cái này ai cũng có lý luận của họ. Tuỳ vào quan điểm và trải nghiệm của bản thân nên khó có sai có đúng một cách tuyệt đối.
Tôi nghĩ là từ “đòi hỏi” thì hơi quá mà dùng từ “kỳ vọng” thì đúng hơn.
Tôi nghĩ những người không về nước đặt kỳ vọng quá lớn vào việc xã hội phải đón nhận mình nồng nhiệt như hồi trước khi đi mà quên rằng 5 năm trước bạn là một đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên, mọi người cổ vũ bạn, động viên bạn để bạn có thể trở thành những nhân tài.
5 năm sau thì bạn bước vào đời thực và đời thực cần nhân tài thực.
Tuy nhiên, nhân tài đời thực phải được chứng minh bằng thành quả đời thực, mà chưa bắt đầu bước chân vào đời thực thì sao đã có thể có thành quả.
Chính vì thế nó tạo ra cái vòng luẩn quẩn về kỳ vọng, từ đó có một sự bức bối và bất mãn nhất định. Tôi cho rằng điều này không phụ thuộc vào điều kiện đất nước.
Trong khi đó, tại nước ngoài, các bạn không “kỳ vọng” họ trải thảm đỏ mời mình ở lại mà thường cảm thấy may mắn khi kiếm được một cơ hội vì điều đó đã phần nào làm bạn cảm giác tự chứng minh được cho bản thân là mình cũng có khả năng.
Hai sự chênh lệch về “kỳ vọng” này đã vô tình làm quyết định của bạn nghiêng nhiều hơn về phía ở lại nước ngoài để bắt đầu sự nghiệp.
Đây hoàn toàn là các vấn đề tâm lý chứ không liên quan đến điều kiện, vì để hiểu ra được điều kiện thật sự ở bất kể trong hay ngoài nước đều cần ít nhất vài năm trải nghiệm.
CEO Đỗ Hoài Nam trong buổi gặp gỡ của cộng đồng khởi nghiệp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 12/8/2015. Buổi gặp gỡ này do chính anh Đỗ Hoài Nam chịu trách nhiệm kết nối (Ảnh: Phạm Thịnh) |
- Nếu cứ chờ đợi có đầy đủ các điều kiện làm việc thuận lợi như ở nước ngoài để làm việc thì phải chăng là quá cực đoan?
Như tôi đã nói, cuộc đời luôn có sự đánh đổi. Bạn chọn “cơ hội” thì phải hy sinh “điều kiện” và ngược lại.
Theo tôi đây là một sự lựa chọn hoàn toàn mang tính chất cá nhân và chỉ có thể gọi là “chủ quan” chứ không phải là “cực đoan”.
Sự lựa chọn này hoàn toàn có thể sẽ thay đổi khi nhận thức và trải nghiệm nhiều hơn. Chuyện này cũng là chuyện rất thường xuyên xảy ra.
- Liệu rằng những du học sinh, nghiên cứu sinh ở nước ngoài có đều được gọi là nhân tài?
Quay trở lại câu chuyện thế nào là “nhân tài”, có thể chúng ta đang vơ cả những người “bình thường, có năng khiếu” vào là nhân tài nên bất mãn.
Người bình thường thì luôn luôn quan tâm đến vấn đề “an sinh xã hội”. Nhân tài thì lại cố gắng đóng góp cho “an sinh xã hội” của mọi người.
Như tôi đã nói, tại thời điểm các bạn tốt nghiệp ra trường, thì dù là người sau này là “thiên tài” cũng rất hiếm khi có đủ cống hiến để được gọi là “nhân tài”.
Chính vì thế, tôi nghĩ nhiều người do đang đánh giá không đúng về thế nào là “nhân tài” nên lại có sự “kỳ vọng” hơi quá với các “bạn trẻ đi du học”.
- Tuy nhiên, vấn đề "chảy máu chất xám" cũng rất cần được quan tâm, thưa anh?
Hiện tại, theo tôi nguy hiểm nhất không phải là việc chảy máu chất xám, mà là việc mất đoàn kết trong các bạn trẻ.
Nhiều người trong nhóm “du học sinh” do có kỳ vọng quá lớn với xã hội mà quên đi mình chưa chứng minh được gì nhiều trong đời thực.
Tuy nhiên, cách phát ngôn của các bạn lại làm những người học trong nước cảm thấy bị coi thường.
Từ đó nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến hiện tượng các bạn trong nước “ghét cái thái độ” của các bạn du học sinh. Đây là vấn đề tôi luôn nhắc các bạn du học sinh, đừng nghĩ mình đi học nước ngoài là mình giỏi hơn người không may mắn như mình.
Người giỏi ở đâu cũng có. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề xã hội này trước khi nói đến “chính quyền”.
Bộ phim nổi tiếng Avatar sử dụng thiết bị đọc não người của Emotiv Systemsđể đo cảm xúc của người xem trước khi được công chiếu trên toàn thế giới. |
- Với thực tế có nhiều năm là du học sinh và nhiều năm sinh sống, khởi nghiệp ở nước ngoài, anh thấy rằng các biện pháp thu hút nhân tài hiện nay đang được Chính phủ thực hiện như thế nào?
Tôi tin là, nếu bạn là nhân tài, ai cũng sẽ muốn trọng dụng bạn. Nếu bạn chưa được trọng dụng, cần đặt câu hỏi là liệu thành quả các bạn làm được đã đủ để người ta thấy bạn là nhân tài chưa?
Và nếu chưa thì chúng ta cần phải làm gì. Không ai giao trọng trách cho những người họ nghĩ là không làm được việc cả.
Và có được giao trọng trách hay không không phụ thuộc vào bạn nghĩ thế nào về bạn mà ở chỗ những người có trọng trách để giao phó nghĩ thế nào về bạn.
Nếu chưa được thì phải tiếp tục kiên trì theo đuổi cho đến lúc được thì thôi chứ bỏ cuộc không phải là tính cách của “nhân tài”.
- Thực tế trong câu chuyện của chính anh và cộng đồng Startups như thế nào?
Mặc dù mỗi ngành một khác nhau nhưng tôi chỉ có thể nói lên từ kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực của mình.
Startups chúng tôi những năm trước đây có thể nói là “vô tổ chức”, không thuộc vào bộ, ban, ngành hay đoàn thể, hiệp hội nào.
Chính vì thế nên không có ai đứng ra bảo vệ hay hỗ trợ, cũng chẳng có chính sách thúc đẩy hay phát triển.
Tuy nhiên với nỗ lực của cả ngành, gần đây Chính phủ đã mời đích danh các đại diện của startups để tham gia đối thoại, thậm chí còn được trực tiếp góp ý chỉnh sửa nội dung chính sách.
Chính phủ làm vậy là do ngành startups đã từng bước chứng minh được sự đóng góp của mình vào xã hội trong nhiều năm qua và họ đã tin tưởng giao trọng trách.
Từ trước đến nay đâu có “cơ chế” nào để chúng tôi được tham gia, nhưng Chính phủ vẫn bỏ qua “cơ chế” để tận dụng được nguồn chất xám trong ngành.
Theo tôi đây là một bằng chứng rất rõ ràng về việc, nếu bạn thực sự có tài, bạn sẽ được trọng dụng.
- Liệu các biện pháp đó đã có được kết quả gì chưa?
Theo tôi là có rất nhiều kết quả rõ rệt. Như trên là với lĩnh vực startup.
Tôi ví dụ trong lĩnh vực khoa học là với giáo sư Ngô Bảo Châu. Nếu GS Châu không nghĩ được trọng dụng, có thể đóng góp được cho ngành khoa học Việt Nam thì anh ấy đã không về. Anh ấy còn rất nhiều việc để cống hiến cho cả thế giới.
Để có thêm nhiều nhân tài được trọng dụng nữa, tôi nghĩ mỗi ngành phải tự vươn lên, tự chứng minh tầm quan trọng của mình cho xã hội.
- Từ thực tế kinh nghiệm của bản thân, anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đang băn khoăn giữa gánh nặng cơm áo gạo tiền và việc về khởi nghiệp, nghiên cứu, làm việc ở ngay trên mảnh đất quê hương?
Như đã chia sẻ ở trên, tôi chỉ có một lời khuyên cho các bạn trẻ du học đang đứng trước ngã ba đường.
Các bạn hãy chọn cho mình con đường phát triển bản thân một cách tốt nhất, dù là ở lại hay về nước. Tuy nhiên, đừng bao giờ đánh giá thấp những bạn trẻ khác không đi du học như mình.
Có thể một ngày nào đó, họ sẽ là những người dẫn dắt và tạo điều kiện cho tài năng của mình được phát triển hết sức.
Phạm Thịnh
Bình luận