Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng quý I thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước, GDP chỉ tăng 5,46% trong quý I/2016, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015.
Mối lo gia tốc tăng trưởng đang chậm lại
Ngay từ đầu năm 2013, một câu hỏi then chốt đã được đặt ra: Kinh tế Việt Nam khi nào sẽ thoát đáy? Một loạt vấn đề tồn đọng của nền kinh tế khiến giới chuyên gia lẫn quản lý lo ngại.
Đó là bất động sản vẫn chưa hết khó khăn; chứng khoán lình xình; nợ xấu tăng cao (trong đó có cả nợ công); tổng cầu và sức mua trong xã hội yếu; xuất khẩu mất lực; hệ thống DN Nhà nước gặp khó trong khi hệ thống DN nhỏ và vừa bất ổn; giá nông sản, thủy hải sản bấp bênh…
Thực tế này vẫn chưa có nhiều chuyển biến trong quý I/2016 khi mà từ đầu năm đến nay chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng kể từ năm 2012. Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng quý I thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP chỉ tăng 5,46% trong quý I, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ 2015.
Trong khi khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tích cực ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP quý I thì khu vực công nghiệp, trái lại chỉ tăng 6,72%, mức thấp nhất trong nhiều quý trở lại đây (tăng trưởng khu vực này các quý năm 2015 lần lượt đạt 8,74%, 9,09%, 9,57% và 9,64%).
Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ Đông tại miền Bắc. Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong 3 tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý.
Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng 3. Cán cân thương mại quý I mặc dù đạt thặng dư quý thứ hai liên tiếp ở mức 0,7 tỷ USD, song sự phục hồi này đạt được chủ yếu do suy giảm nhu cầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, điều quan trọng, theo nhận định của đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đó là động lực xuất khẩu không còn mạnh mẽ dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Trong bối cảnh nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn thì xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm, phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Cũng theo đánh giá của VEPR, trong quý I năm nay, đầu tư ổn định, tiêu dùng chững lại; thị trường tài chính và tiền tệ dù đang có được sự ổn định nhất định nhưng xuất hiện tín hiệu tăng lãi suất cho vay. Điều này tăng áp lực cho nền kinh tế…
Đánh giá về bức tranh chung của nền kinh tế quý I/2016, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH&ĐT khẳng định, kinh tế nước ta vẫn trong vùng trũng, vùng đáy, chưa thể thoát ra được. “Trước mắt, nhìn trong năm 2016, tôi thấy tình hình khó khăn hơn nhiều so với 2015” - TS Lưu Bích Hồ thẳng thắn nhận định.
Phải giảm chi thường xuyên
Chưa thoát đáy, liệu có phải nền kinh tế đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”? Đây là tình huống được coi là “tiến thoái lưỡng nan” trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, có khả năng làm giảm hiệu quả của các nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực tế cho thấy, trong tổng số 52 nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trên thế giới thì 35 nền kinh tế đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình và chỉ có 13 nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Và những nền kinh tế này đã trở thành nước có thu nhập cao. Điển hình có 5 nền kinh tế thuộc châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo TS Lưu Bích Hồ, Việt Nam vẫn còn hàng chục năm để thoát “bẫy”.
Trong những báo cáo, thông điệp được các tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước công bố trong quý I cũng như nhận định của nhiều chuyên gia, nhà quản lý thì trong thời gian tới, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Chính vì thế, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18 - 20% trong năm 2016 có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát như trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng đưa ra khuyến nghị, nếu không có giải pháp mạnh mẽ để giảm chi thường xuyên, bội chi chắc chắn tiếp tục không thực hiện được kế hoạch dưới 5% GDP mà Quốc hội đề ra…
Việt Nam cần phải đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, cần phải thực hiện các giải pháp mạnh tay để vượt qua những khó khăn nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng sau này. Như vậy, việc thoát đáy nếu không được nhận thức đầy đủ và không có quyết tâm cao thì không chỉ đối diện với khó khăn trước mắt, mà còn mất đi những cơ hội của quá trình hội nhập.
Nguồn: KTĐT
Mối lo gia tốc tăng trưởng đang chậm lại
Ngay từ đầu năm 2013, một câu hỏi then chốt đã được đặt ra: Kinh tế Việt Nam khi nào sẽ thoát đáy? Một loạt vấn đề tồn đọng của nền kinh tế khiến giới chuyên gia lẫn quản lý lo ngại.
Đó là bất động sản vẫn chưa hết khó khăn; chứng khoán lình xình; nợ xấu tăng cao (trong đó có cả nợ công); tổng cầu và sức mua trong xã hội yếu; xuất khẩu mất lực; hệ thống DN Nhà nước gặp khó trong khi hệ thống DN nhỏ và vừa bất ổn; giá nông sản, thủy hải sản bấp bênh…
Thực tế này vẫn chưa có nhiều chuyển biến trong quý I/2016 khi mà từ đầu năm đến nay chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng kể từ năm 2012. Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng quý I thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP chỉ tăng 5,46% trong quý I, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ 2015.
Nền kinh tế Việt Nam chưa thoát đáy |
Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ Đông tại miền Bắc. Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong 3 tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý.
Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng 3. Cán cân thương mại quý I mặc dù đạt thặng dư quý thứ hai liên tiếp ở mức 0,7 tỷ USD, song sự phục hồi này đạt được chủ yếu do suy giảm nhu cầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, điều quan trọng, theo nhận định của đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đó là động lực xuất khẩu không còn mạnh mẽ dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Trong bối cảnh nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn thì xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm, phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Cũng theo đánh giá của VEPR, trong quý I năm nay, đầu tư ổn định, tiêu dùng chững lại; thị trường tài chính và tiền tệ dù đang có được sự ổn định nhất định nhưng xuất hiện tín hiệu tăng lãi suất cho vay. Điều này tăng áp lực cho nền kinh tế…
Đánh giá về bức tranh chung của nền kinh tế quý I/2016, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH&ĐT khẳng định, kinh tế nước ta vẫn trong vùng trũng, vùng đáy, chưa thể thoát ra được. “Trước mắt, nhìn trong năm 2016, tôi thấy tình hình khó khăn hơn nhiều so với 2015” - TS Lưu Bích Hồ thẳng thắn nhận định.
Phải giảm chi thường xuyên
Chưa thoát đáy, liệu có phải nền kinh tế đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”? Đây là tình huống được coi là “tiến thoái lưỡng nan” trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, có khả năng làm giảm hiệu quả của các nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực tế cho thấy, trong tổng số 52 nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trên thế giới thì 35 nền kinh tế đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình và chỉ có 13 nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Và những nền kinh tế này đã trở thành nước có thu nhập cao. Điển hình có 5 nền kinh tế thuộc châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo TS Lưu Bích Hồ, Việt Nam vẫn còn hàng chục năm để thoát “bẫy”.
Trong những báo cáo, thông điệp được các tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước công bố trong quý I cũng như nhận định của nhiều chuyên gia, nhà quản lý thì trong thời gian tới, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Chính vì thế, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18 - 20% trong năm 2016 có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát như trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng đưa ra khuyến nghị, nếu không có giải pháp mạnh mẽ để giảm chi thường xuyên, bội chi chắc chắn tiếp tục không thực hiện được kế hoạch dưới 5% GDP mà Quốc hội đề ra…
Việt Nam cần phải đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, cần phải thực hiện các giải pháp mạnh tay để vượt qua những khó khăn nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng sau này. Như vậy, việc thoát đáy nếu không được nhận thức đầy đủ và không có quyết tâm cao thì không chỉ đối diện với khó khăn trước mắt, mà còn mất đi những cơ hội của quá trình hội nhập.
Nguồn: KTĐT
Bình luận