Cái tên nổi bật nhất trong đợt đầu hàng này là kẻ cầm đầu IS-K - một nhánh của IS hoạt động ở tỉnh Khorasan, Habib Rahman.
IS-K nhiều năm qua đã chiến đấu ác liệt với Taliban để giành địa bàn, tranh giành ảnh hưởng ở một số khu vực của Afghanistan, đặc biệt là tỉnh Nangarhar ở phía Đông, các tỉnh Badakhshan, Jawzjan, Faryab ở phía Bắc và Ghor, Baghdis ở phía Tây.
Phát ngôn viên của Taliban ở Afghanistan Zabiullah Mujahid trong một tuyên bố mới đây cho biết nhóm phiên quân đã tiêu diệt 153 tay súng IS-K, bắt sống 134 tên và làm bị thương hơn 100 tên. Zabiullah nhấn mạnh hành động đầu hàng quân đội của IS-K đồng nghĩa với việc Taliban giờ đang là bá chủ ở miền Bắc Afghanistan.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Afghanistan khẳng định các phần tử khủng bố thuộc IS-K đầu hàng là vì không thể chống đỡ trước các đòn tấn công liên tiếp của quân đội nước này.
Trong khi đó, Mufti Nehmatullah, lãnh đạo cấp cao của IS-K nói rằng y và các chiến binh còn lại đầu hàng là bởi quá mệt mỏi vì phải chiến đấu và căng mình đối phó với áp lực từ cả 2 phía. Mufti tiết lộ thêm rằng Taliban không dưới một lần kêu gọi hợp nhất 2 tổ chức nhưng "chúng tôi chọn đầu hàng quân đội" thay vì bắt tay với chúng.
Việc hàng trăm tay súng IS đầu hàng ban đầu là một tin vui, nhưng sau đó lại đặt ra những lo ngại đối với quân đội Afghanistan.
Chính quyền Afghanistan đang nỗ lực giành lại lãnh thổ từ tay Taliban và Mỹ dường như cũng đang bắt đầu đàm phán trực tiếp với nhóm nổi dậy này. Vậy nên, khi IS-K đầu hàng, Taliban sẽ có thêm những ưu thế để "ngã giá" trên bàn đàm phán. Hoặc nếu không chịu ngồi xuống nói chuyện, nhóm phiến quân này vẫn có lợi thể nhất định khi đang một mình xưng hùng xưng bá ở Afghanistan.
Video: Hàng trăm tay súng IS quỳ gối xin hàng giữa sa mạc
Theo các số liệu thống kê gần đây, 2/3 dân số Afghanistan đang nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, nhưng tỷ lệ người dân chịu sự kiểm soát của Taliban trong năm nay đã tăng từ 11 đến 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2017, Tổng thống Trump cho biết quân đội Mỹ sẽ tăng cường triển khai lực lượng để săn lùng khủng bố ở Afghanistan, tăng cường an ninh ở quốc gia Nam Á này và dàn xếp một cuộc thương lượng với các nhóm nổi dậy.
Và dường như các cuộc đàm phán có vẻ sắp bắt đầu. Một quan chức Taliban mới đây xác nhận Alice Wells, một phái viên hàng đầu của Mỹ tại Nam Á đã gặp một quan chức Taliban cấp thấp để thảo luận về các cuộc đàm phán trực tiếp giữa 2 bên. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán xảy ra, giới quan sát lo ngại Mỹ sẽ có những nhượng bộ đáng kể.
Bình luận