• Zalo

Hồ xương người Roopkund: Sự rùng rợn của chốn tiên cảnh

Kinh tếThứ Sáu, 29/04/2016 06:51:00 +07:00Google News

Bí ẩn về hàng trăm bộ xương người nằm ngổn ngang ở Hồ Roopkund giữa lòng Hymalaya vẫn chưa được giải đáp cụ thể từ các nhà khoa học thế giới.

(VTC News) – Bí ẩn về hàng trăm bộ xương người nằm ngổn ngang ở Hồ Roopkund giữa lòng Himalaya vẫn chưa được giải đáp cụ thể từ các nhà khoa học thế giới.

Chưa ai có thể phủ nhận được về đẹp của Hồ băng Roopkund. Nó nằm ở độ cao hơn 5.000m so với mặt nước biển, giữa đại ngàn Himalaya hùng vĩ – hầu hết quanh năm địa danh này bị bao phủ bởi bằng tuyết.

Bí ẩn nghìn năm

Mỗi năm một lần, khi ánh nắng chói chang chiếu xuống khu vực này, lập tức bí ẩn đáng sợ vùi sâu dưới lớp băng dày dần được hé lộ.
Hồ xương người Roopkund chứa đựng bí ẩn nghìn năm chưa có lời giải
Hồ xương người Roopkund chứa đựng bí ẩn nghìn năm chưa có lời giải 
Dưới đáy hồ, hàng trăm bộ xương không rõ nguồn gốc nằm ngổn ngang và vương vãi cả thịt, tóc của người đã khuất. Tổng cộng, có tới 200 hài cốt vẫn nằm dưới hồ Roopkund.

Chính điều kiện băng tuyết quanh năm của nước hồ Roopkund đã giúp “bảo quản” cho những bộ xương này.

Chưa có lời giải thích xác đáng về nguồn gốc của những bộ xương này. Người dân địa phương đặt ra nhiều giả thuyết cho bí mật này – nhưng đến nay, người ta vẫn phải gọi tên Roopkund là “Hồ nước bí ẩn”.
Có tổng cộng 200 hài cốt nằm dưới đáy hồ
Có tổng cộng 200 hài cốt nằm dưới đáy hồ  
Một trong những lời giải thích đáng chú ý nhất là những bộ xương này là phần còn lại của những người lính Nhật tham gia vào Thế chiến II đã chết do thời tiết khắc nghiệt.

Tuy nhiên, sau khi điều tra, những nhà nghiên cứu ở Anh đã xác định, bộ xương đó không phải của lính Nhật.

Một bộ phận người dân địa phương tin rằng những hài cốt kia thuộc về các chiến binh Kashmir trên đường trở về sau trận chiến Tibet năm 1841.
Nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh hồ Roopkund
Nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh hồ Roopkund 
 Bên cạnh đó, thành viên trong hoàng gia của vua Raja Jasdhaval cũng có thể là những người xấu số nằm dưới hồ băng Roopkund do họ bị tử nạn trong một trận bão tuyết.

Một số khác lại nghĩ hồ nước này là nơi xảy ra một vụ tự sát tập thể hoặc nơi chôn xác các nạn nhân của một dịch bệnh nào đó thuộc về.

Sự trừng phạt của thần linh


Bỏ qua những sự giải đáp từ khoa học công nghệ, người ta có phần tin hơn vào một giả thuyết mang tính tâm linh xuất phát từ câu chuyện truyền thuyết Ấn Độ.

Truyền thuyết kể rằng, thời xa xưa, vua nước Kannaji cùng hoàng hậu, con cái và cận thần của mình kéo nhau lên núi Himalaya để mở tiệc linh đình.
Những hài cốt ở đây là những người từng chịu sự trừng phạt của thần linh?
Những hài cốt ở đây là những người từng chịu sự trừng phạt của thần linh? 
Đây vốn được coi là một địa điểm linh thiêng và sự tiệc tùng này đã xúc phạm đến nữ thần Nandadevi.

Và để trừng phạt họ, Nữ thần đã hạ lệnh tạo ra một trận mưa đá rất lớn giết chết mọi người rồi vùi chôn trong hồ Roopkund. Chính chi tiết nữ thần Nandadevi trừng phạt bằng mưa đá trong truyền thuyết đã gợi mở hướng lý giải cho các nhà khoa học.

Bất ngờ thay, một nhóm các nhà khoa học phát hiện một chi tiết gây chấn động: ở phần phía trên đầu của hầu hết các hài cốt này đều có một vết nứt khá sâu.

Điều này khẳng định, nguyên nhân cái chết của họ đến từ một vật thể giống như một quả bóng nhỏ - hay vật thể rơi từ trên trời xuống với độ cao lớn. Và trận mưa đá từ Nữ thân Nandadevi là hoàn toàn có cơ sở.

Bằng cách thử nhiệm ADN, những xác chết được phân thành hai nhóm riêng theo những khác biệt về vật lý: một nhóm có tầm vóc ngắn và nhóm còn lại cao hơn.
Các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm hiểu về bí ẩn hồ xương người Roopkund
Các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm hiểu về bí ẩn hồ xương người Roopkund 

Các nhà khoa học thì vẫn không tin vào các giả thuyết tâm linh mà cho rằng đây cũng là những nạn nhân của một trận mưa đá – những không phải của những người xứ Kanji như trong truyền thuyết. Họ  phát hiện được, chủ nhân của những bộ xương này đều chết vào năm 850. 

Một vấn đề nữa là những nạn nhận này Họ không hề bị nhiễm bệnh và tử vong hầu như cùng lúc.Bên cạnh đó, thông tin đáng chú ý nữa là: một nhóm gồm 500 – 600 người đã hành hương qua đây. Đến khu vực hồ này, họ đã leo xuống dốc để lấy nước, đúng lúc gặp trận mưa đá.

Giữa đại ngàn, nhiều người không thể tìm được nơi trú ẩn an toàn và bị đá rơi vào chết ngay, ngoài ra còn có một số người bị thương và chết rét sau đó. Đây được coi là lời giải thích hợp lý nhất cho bí ẩn nghìn năm này.
Khánh Huy
Bình luận
vtcnews.vn