(VTC News)- “Những ngày đầu lên lớp, có em ngủ gục trên bàn bị cô gọi dậy học bài thì khóc thét lên, khiến cả lớp phải giật mình, nhao nhác. Cô vừa giận vừa thương, lúc đó đành phải dỗ dành để học sinh ngoan ngoãn học bài”.
Cô Thu- một giáo viên tiểu học (Quận Đống Đa- Hà Nội) cho biết, tiêu chí để chọn lớp trưởng thường là những bạn cao to trong lớp, thường ưu tiên các bạn nam. Đặc biệt, yếu tố quan trọng khi lựa chọn lớp trưởng là phải tìm được học sinh tự tin và có chất giọng to, dõng dạc.
Công việc chính của một lớp trường là hô các bạn đứng dậy chào cô, tổ chức các bạn dọn dẹp lớp, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp.
Lớp trưởng sẽ như “tai mắt” của cô giáo chủ nhiệm, giúp cô có thể biết tình hình lớp học khi “có các bạn đánh chửi nhau, chế giễu nhau trong lớp” - Cô Thu chia sẻ.
Tuy nhiên, trong nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1, cô Thu cũng chứng kiến không ít tình huống dở khóc dở cười. Nhiều lần các phụ huynh có phản ánh lớp trưởng quát nạt các bạn, thậm chí còn dùng thước kẻ để đánh các bạn để giữ trật tự lớp học. Nhiều phụ huynh nóng tính thậm chí còn đòi gặp phụ huynh em lớp trưởng để “trút giận”.
Những lúc này, người giáo viên chủ nhiệm phải kiêm luôn vai trò của một hòa giải viên. Lần đó, cô đợi cho các bạn trong lớp về hết rồi gặp riêng bạn lớp trưởng.
Cô Thu giải thích rằng, lớp trưởng muốn nói được các bạn thì trước hết phải gương mẫu trong cả học tập và cần mạnh dạn trong các hoạt động được giao.
Chọn lớp trưởng ra sao?
Đối với mỗi một giáo viên chủ nhiệm, công việc đầu năm học bao giờ cũng rất khó khăn khi phải lựa chọn ra một bạn học sinh để làm lớp trưởng đúng nghĩa.
Lớp trưởng thường là những bạn tự tin, có giọng nói to, khỏe (Ảnh minh họa) |
Cô Thu- một giáo viên tiểu học (Quận Đống Đa- Hà Nội) cho biết, tiêu chí để chọn lớp trưởng thường là những bạn cao to trong lớp, thường ưu tiên các bạn nam. Đặc biệt, yếu tố quan trọng khi lựa chọn lớp trưởng là phải tìm được học sinh tự tin và có chất giọng to, dõng dạc.
Công việc chính của một lớp trường là hô các bạn đứng dậy chào cô, tổ chức các bạn dọn dẹp lớp, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp.
Lớp trưởng sẽ như “tai mắt” của cô giáo chủ nhiệm, giúp cô có thể biết tình hình lớp học khi “có các bạn đánh chửi nhau, chế giễu nhau trong lớp” - Cô Thu chia sẻ.
Tuy nhiên, trong nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1, cô Thu cũng chứng kiến không ít tình huống dở khóc dở cười. Nhiều lần các phụ huynh có phản ánh lớp trưởng quát nạt các bạn, thậm chí còn dùng thước kẻ để đánh các bạn để giữ trật tự lớp học. Nhiều phụ huynh nóng tính thậm chí còn đòi gặp phụ huynh em lớp trưởng để “trút giận”.
|
Những lúc này, người giáo viên chủ nhiệm phải kiêm luôn vai trò của một hòa giải viên. Lần đó, cô đợi cho các bạn trong lớp về hết rồi gặp riêng bạn lớp trưởng.
Cô Thu giải thích rằng, lớp trưởng muốn nói được các bạn thì trước hết phải gương mẫu trong cả học tập và cần mạnh dạn trong các hoạt động được giao.
Ngoài ra, lớp trưởng còn cần dùng cái uy của mình để hướng dẫn các bạn ngồi ngay ngắn, không chạy nhảy, trò chuyện quá to trước giờ vào lớp.
Đối với những bạn cá biệt, thường xuyên nói chuyện trong giờ, hay nghịch ngợm thì lớp trưởng cần báo ngay với cô giáo chủ nhiệm để có hình thức xử lý.
Giọng cô Thu nhẹ nhàng: “Con thấy đấy, cô có bao giờ phải đánh các con đâu mà các con vẫn yêu quý cô đấy chứ. Vì vậy, con làm lớp trưởng lại càng không nên đánh các bạn trong lớp”.
Cô Thu kể lại: “Từ đó, cũng không thấy học sinh nào trong lớp còn nhắc lại chuyện lớp trưởng dùng thước kẻ để đánh bạn nữa. Tính cách cậu bé lớp trưởng cũng điềm tĩnh hơn xưa. Bản thân tôi, các năm sau làm chủ nhiệm đều dành một buổi nói chuyện với lớp trưởng về cách điều hành lớp trước mỗi năm học mới”.
Vui buồn làm giáo viên chủ nhiệm
Một tháng trước khi năm học mới bắt đầu, các em nhỏ ở trường Tiểu học Yên Thọ (Thanh Hóa) khi chuyển từ giai đoạn mẫu giáo sang tiểu học đã được làm quen với trường lớp, với lịch học mới.
Đây cũng là thời điểm mà nhiều giáo viên mặc dù có thâm niên kinh nghiệm trong nghề vẫn thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống “dở khóc, dở cười” không hề có trong giáo án.
Học sinh lớp 1 ở vùng nông thôn không có điều kiện đi học thêm, luyện chữ trước nên khi năm học mới đến cũng là thời điểm các cháu mới bắt đầu có những bài học làm quen với bảng chữ cái và những con số.
Mặc dù với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, nhưng năm nào cô Lê Thị Hằng (chủ nhiệm lớp 1C – trường Tiểu học Yên Thọ - Thanh Hóa) cũng gặp không ít những tình huống khác nhau.
Trong tiết học chuyển tiết từ tiết Toán sang tiết tiếng Việt gần đây nhất, cô nói: “Cả lớp mở sách tiếng Việt ra” thì nhiều em loay hoay mãi không biết đường giở sách, thậm chí có em hồn nhiên cầm lộn ngược sách. Lúc đó, cô lại phải giơ quyển sách Tiếng việt lớp 1 lên, hướng dẫn quyển sách có bìa màu này, có những hình vẽ như thế này để các em ghi nhớ.
“Đó là công việc thường ngày của giáo viên trong những ngày đầu của năm học mới. Nhiều hôm đến giờ làm bài tập mặc dù đã được phụ huynh nhắc nhở và soạn sách vở cho nhưng nhiều em còn không biết đâu là quyển sách in, đâu là sách bài tập.
Đối với những bạn cá biệt, thường xuyên nói chuyện trong giờ, hay nghịch ngợm thì lớp trưởng cần báo ngay với cô giáo chủ nhiệm để có hình thức xử lý.
Giọng cô Thu nhẹ nhàng: “Con thấy đấy, cô có bao giờ phải đánh các con đâu mà các con vẫn yêu quý cô đấy chứ. Vì vậy, con làm lớp trưởng lại càng không nên đánh các bạn trong lớp”.
Cô Thu kể lại: “Từ đó, cũng không thấy học sinh nào trong lớp còn nhắc lại chuyện lớp trưởng dùng thước kẻ để đánh bạn nữa. Tính cách cậu bé lớp trưởng cũng điềm tĩnh hơn xưa. Bản thân tôi, các năm sau làm chủ nhiệm đều dành một buổi nói chuyện với lớp trưởng về cách điều hành lớp trước mỗi năm học mới”.
Vui buồn làm giáo viên chủ nhiệm
Một tháng trước khi năm học mới bắt đầu, các em nhỏ ở trường Tiểu học Yên Thọ (Thanh Hóa) khi chuyển từ giai đoạn mẫu giáo sang tiểu học đã được làm quen với trường lớp, với lịch học mới.
Đây cũng là thời điểm mà nhiều giáo viên mặc dù có thâm niên kinh nghiệm trong nghề vẫn thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống “dở khóc, dở cười” không hề có trong giáo án.
Công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 bao giờ cũng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng |
Học sinh lớp 1 ở vùng nông thôn không có điều kiện đi học thêm, luyện chữ trước nên khi năm học mới đến cũng là thời điểm các cháu mới bắt đầu có những bài học làm quen với bảng chữ cái và những con số.
Mặc dù với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, nhưng năm nào cô Lê Thị Hằng (chủ nhiệm lớp 1C – trường Tiểu học Yên Thọ - Thanh Hóa) cũng gặp không ít những tình huống khác nhau.
|
“Đó là công việc thường ngày của giáo viên trong những ngày đầu của năm học mới. Nhiều hôm đến giờ làm bài tập mặc dù đã được phụ huynh nhắc nhở và soạn sách vở cho nhưng nhiều em còn không biết đâu là quyển sách in, đâu là sách bài tập.
Nên các cô thường gọi nôm na “quyển toán in là quyển sách dày, quyển bài tập là quyển sách mỏng” làm “dấu hiệu riêng” của cô – trò". Cô Hằng chia sẻ.
Ở mẫu giáo, trẻ đang quen với các hoạt động vui chơi, ăn, ngủ là chính thì nay môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản khi trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian từ 35 – 37 phút, phải học hàng loạt kỹ năng như cách cầm bút, cách ngồi học đúng cách, cách giơ tay xin phép cô khi có yêu cầu… Đây cũng chính là giai đoạn khó khăn mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo.
Cô Lưu Thị Thanh (chủ nhiệm lớp 1A – trường tiểu học Yên Thọ) chia sẻ về những tình huống dở khóc, dở cười trong mỗi giờ lên lớp: “Những ngày đầu lên lớp, có em ngủ gục trên bàn bị cô gọi dậy học bài thì khóc thét lên, khiến cả lớp phải giật mình, nhao nhác. Cô vừa giận vừa thương, lúc đó đành phải dỗ dành để học sinh ngoan ngoãn học bài”.
Không chỉ có vậy, các cô giáo phải “đánh vật” với nhiều tình huống bên lề cũng lắm gian nan. “Trong giờ học, có em bỗng dưng đứng phắt dậy, mặt nhăn nhó chỉ vào bạn bên cạnh “Cô ơi, em đang viết bạn đụng tay em làm xấu chữ này”, cô chưa kịp “xử lý” thì một bạn khác tiếp tục đứng lên thưa: “Cô ơi, bạn My cứ làm rơi bút, rơi vở của em”, “Cô ơi, cô cho em đi vệ sinh ạ!...”. Cô lại phải ngừng giảng bài để “giải quyết” lần lượt những thưa gửi của trò.
Theo điều lệ trường mầm non, tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mỗi lớp tiểu học không quá 35 học sinh. Tuy nhiên, tiểu học trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là nhóm trường công lập chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Sĩ số, lớp học thực tế đối với các trường trong nội thành thường gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với quy định nhưng vì không có đủ trường nên gây ra tình trạng quá tải. Điều này vô hình cũng gây thêm áp lực cho chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Một giáo viên tại Hà Nội chia sẻ: “Trong nhiều năm nay, ở hầu hết các trường trong nội thành Hà Nội đều xảy ra trường hợp quá tải. Như lớp tôi dạy năm nào cũng có tới hơn 50 học sinh/lớp. Điều này khiến giáo viên chúng tôi cũng hết sức căng thẳng trong việc điều hành và quản lý lớp”.
Cũng đồng tính với quan điểm trên, cô Thu nhấn mạnh: “ Với lớp học có gần 60 học sinh thì trong một buổi học cũng không đủ thời gian để quan tâm tới từng cháu. Thậm chí là khó có thể giải quyết hết những “việc không tên” khi xảy ra ra cãi cọ trong lớp, các cháu muốn ra ngoài vệ sinh…”.
Ở mẫu giáo, trẻ đang quen với các hoạt động vui chơi, ăn, ngủ là chính thì nay môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản khi trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian từ 35 – 37 phút, phải học hàng loạt kỹ năng như cách cầm bút, cách ngồi học đúng cách, cách giơ tay xin phép cô khi có yêu cầu… Đây cũng chính là giai đoạn khó khăn mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo.
Cô Lưu Thị Thanh (chủ nhiệm lớp 1A – trường tiểu học Yên Thọ) chia sẻ về những tình huống dở khóc, dở cười trong mỗi giờ lên lớp: “Những ngày đầu lên lớp, có em ngủ gục trên bàn bị cô gọi dậy học bài thì khóc thét lên, khiến cả lớp phải giật mình, nhao nhác. Cô vừa giận vừa thương, lúc đó đành phải dỗ dành để học sinh ngoan ngoãn học bài”.
Không chỉ có vậy, các cô giáo phải “đánh vật” với nhiều tình huống bên lề cũng lắm gian nan. “Trong giờ học, có em bỗng dưng đứng phắt dậy, mặt nhăn nhó chỉ vào bạn bên cạnh “Cô ơi, em đang viết bạn đụng tay em làm xấu chữ này”, cô chưa kịp “xử lý” thì một bạn khác tiếp tục đứng lên thưa: “Cô ơi, bạn My cứ làm rơi bút, rơi vở của em”, “Cô ơi, cô cho em đi vệ sinh ạ!...”. Cô lại phải ngừng giảng bài để “giải quyết” lần lượt những thưa gửi của trò.
Theo điều lệ trường mầm non, tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mỗi lớp tiểu học không quá 35 học sinh. Tuy nhiên, tiểu học trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là nhóm trường công lập chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Sĩ số, lớp học thực tế đối với các trường trong nội thành thường gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với quy định nhưng vì không có đủ trường nên gây ra tình trạng quá tải. Điều này vô hình cũng gây thêm áp lực cho chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Một giáo viên tại Hà Nội chia sẻ: “Trong nhiều năm nay, ở hầu hết các trường trong nội thành Hà Nội đều xảy ra trường hợp quá tải. Như lớp tôi dạy năm nào cũng có tới hơn 50 học sinh/lớp. Điều này khiến giáo viên chúng tôi cũng hết sức căng thẳng trong việc điều hành và quản lý lớp”.
Cũng đồng tính với quan điểm trên, cô Thu nhấn mạnh: “ Với lớp học có gần 60 học sinh thì trong một buổi học cũng không đủ thời gian để quan tâm tới từng cháu. Thậm chí là khó có thể giải quyết hết những “việc không tên” khi xảy ra ra cãi cọ trong lớp, các cháu muốn ra ngoài vệ sinh…”.
Khởi Nguyên – Kim Anh
Bình luận